Bản tin ngày 28/9/2017

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Vụ Hải quân Philippines bắn chết 2 ngư dân VN hôm 23/9/2017, trang GMA đưa tin: Lực lượng Vũ trang Philippines muốn điều tra về cái chết của ngư dân Việt Nam khi đụng độ với Hải quân Philippines. Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ tư, Đại tá Edgard Arevalo, thuộc Lực lượng Vũ trang Philippines, nói rằng, quân đội đã tham gia điều tra, ông Ronald Joseph Mercado, Phó Đô đốc Hải quân Philippines, “đã ra lệnh điều tra kỹ lưỡng và không thiên vị về sự cố rủi ro này“.

RFA có bài: Philippines ngưng chức viên sĩ quan trong vụ bắn ngư dân VN. Dẫn nguồn từ báo Inquirer, cho biết, viên sĩ quan chỉ huy tàu Philippine, là người trực tiếp bắn chết ngư dân VN hôm 23/9/2017, vừa bị cho ngưng các chức vụ để phục vụ công tác điều tra.

RFA có clip “Ngư dân Việt Nam kể lại thời khắc tàu hải quân Philippines nổ súng”:

Mời đọc thêm: Hội Nghề cá Việt Nam phản đối Philippines bắn chết 2 ngư dân Việt Nam (Đà Nẵng). – Ngư dân liên kết sắm tàu lớn vươn khơi (VOV). – Khoảng cách xa từ lời nói tới hành động (ANTĐ). – Australia mong ASEAN-Trung Quốc sớm đạt được COC (VNE).

Về “cái của nợ” tàu vỏ thép Trung Quốc

Báo Dân Việt có bài: Khi những “cột mốc chủ quyền” tàu 67 bị đóng bằng thép Trung Quốc. Mặc dù ngư dân đã miễn cưỡng chấp nhận cho sơn lại các con tàu bị rỉ sét, thay vì phải tháo bỏ thép Trung Quốc, thế nhưng vẫn không sửa được.

Ngư dân Mai Văn Chương, chủ tàu cá vỏ thép BĐ 99179 TS, cho biết: “Tôi đã đồng ý giữ lại thép Trung Quốc và yêu cầu công ty tính toán phần chênh lệch giữa thép Hàn Quốc và thép Trung Quốc, đền bù cho ngư dân. Thế nhưng, tàu của tôi mới bắn cát ở đáy mạn bên phải đã bị rỗ nhiều nơi, nếu để sơn ra biển sẽ bị thủng tàu mất, quá nguy hiểm”.

Báo Dân Việt có ảnh: Cảnh tượng kinh hoàng từ 5 con tàu 67 đóng bằng thép dỏm Trung Quốc. Mời xem clip:

Mời đọc thêm: Khi đồng vốn lênh đênh trên biển – Kỳ 1 (ĐTCK).

Quan hệ Việt – Trung vẫn tiếp tục nồng ấm

RFA dẫn nguồn từ Tân Hoa xã, cho biết: Đại diện Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thăm Trung Quốc. Bà Trương Thị Ngọc Ánh, phó chủ tịch đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc VN sang thăm Trung Quốc từ ngày 22-27/9. Chiều ngày 26/9 chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc, ông Du Chính Thanh đã tiếp phái đoàn của bà Trương Thị Ngọc Ánh.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh (bìa trái) phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và ông Du Chính Thanh (bìa phải) chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc. Nguồn ảnh: Tân Hoa xã

Đài CRI của Trung Quốc cũng đưa tin này: Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Du Chính Thanh tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. TTXVN: Chính Hiệp Trung Quốc coi trọng quan hệ với MTTQ Việt Nam.

Khủng hoảng ngoại giao Đức – Việt sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân thanh

VOA có bài: Đức phản bác thông tin ‘từ chối visa cho người Việt’. Sau khi trang Thời Báo đưa tin “Đức từ chối cấp Visa cho đoàn công tác nhà nước, tạm ngừng cấp Visa cho du học sinh Việt Nam“, Bộ Ngoại giao Đức vừa lên tiếng bác bỏ thông tin “không đúng sự thật” được loan tải trên mạng.

Bộ ngoại giao Đức khẳng định, “một phái đoàn từ [tỉnh] Thanh Hóa không bị từ chối visa” và “người xin thị thực đoàn tụ gia đình hoặc công việc sẽ phải đợi khoảng 4, 5 tuần, còn người xin visa đi học không cần phải đợi gì hết”.

Về nghi vấn, liệu ông Trịnh Xuân Thanh bị ‘xử’ ở Việt Nam? VOA có bài tìm hiểu, dựa trên thông báo của phía chính phủ Đức như sau: Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc phiên xử ông ấy phải được tiến hành theo pháp quyền và mở cửa cho các quan sát viên quốc tế”. Ông David Brown, chuyên gia về tình hình Việt Nam, nhận định rằng, “phía Đức dường như ‘tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Việt Nam giảm bớt căng thẳng trong quan hệ song phương’.”

Facebooker Ann Đỗ nhận định: “Thông thường nếu quốc gia được tín nhiệm tức hộ chiếu tín nhiệm thì khi xét duyệt visa rất nhanh, thậm chí có thể apply online. Còn bất tín nhiệm sẽ khác, thậm chí bị đưa vào blacklist, bắt nộp và chứng minh nhiều giấy tờ hơn, thời gian xét duyệt lâu hơn, không có nộp online, rồi phỏng vấn khó khăn… Lý do bất tín nhiệm thì nhiều lắm, có thể do tình trạng du sinh trốn ở lại quá nhiều, vi phạm luật di trú, hoặc do quốc gia nguyên quán có tình trạng kinh tế đói nghèo, uy tín thấp…”

RFI có bài: Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức nhất quyết đòi Việt Nam đáp ứng các yêu cầu. RFI nói rằng, phía Đức vẫn rất bực và đòi Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu của họ về vụ này, còn Việt Nam thì không thừa nhận vụ bắt cóc và đang tìm cách xoa dịu.

Mời đọc thêm: Không có chuyện Đức ngừng cấp thị thực cho Việt Nam (TT). – Đại sứ quán Đức tại Hà Nội bác tin tạm dừng cấp visa cho du học sinh Việt (VTC). – Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cải chính thông tin ngưng cấp visa (RFA). – Thủ tướng VN gặp Đại sứ Đức ở Cần Thơ (BBC). – Việt Nam đang lúng túng trong vụ Trịnh Xuân Thanh (RFA).

Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh và PVC

Báo NLĐ có bài: Ai để Petro Vietnam vung tiền như nước? Còn ai vào đây nữa, khi việc bắt kế toán trưởng PVN do liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh, mà người ‘liên đới’ đến  sai phạm của Trịnh Xuân Thanh trong giai đoạn này là ông Đinh La Thăng.

Chưa kể đến chuyện, khi còn là kế toán trưởng của PVN, ông Lê Đình Mậu đã giúp Nguyễn Xuân Sơn, lúc đó giữ chức phó tổng giám đốc PVN, rút hàng tỉ đồng sai mục đích. Còn việc tại sao ông Trịnh Xuân Thanh, là người chịu trách nhiệm chính trong việc thua lỗ của PVC, vẫn cứ “tuần tự thăng tiến” thì phải hỏi ông Vũ Huy Hoàng nhé.

Tác giả David Tran Hieu có bài: Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (phần 2: Nguyễn Xuân Ảnh). Theo tác giả, ông Nguyễn Xuân Ảnh, em ruột ông Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, đã được ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bổ nhiệm thần tốc như sau:

Tháng 5/2009, Nguyễn Xuân Ảnh khi đó mới 26 tuổi, đã được Đinh La Thăng bổ nhiệm chức Phó Chánh văn phòng, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tháng 9/2011, Nguyễn Xuân Ảnh được bổ nhiệm chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Đầu tháng 11/2011, ông Ảnh lại được Trịnh Xuân Thanh ký quyết định đưa về Bộ GTVT. Tháng 12/2011 ông Ảnh lại được bổ nhiệm chức Phó Chánh văn phòng Bộ GTVT, kiêm Thư ký cho Bộ trưởng GTVT, tức Đinh La Thăng.

33 tuổi, Nguyễn Xuân Ảnh về Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tuy Ảnh không có chút chuyên môn về đường bộ, nhưng lại là nơi có quyền và tiền. Rồi lọt vào danh sách quy hoạch Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, chẳng mấy chốc Xuân Ảnh được nâng đỡ cất cánh bay cao. Những bước thăng tiến thần tốc ấy, nếu Nguyễn Xuân Ảnh không có chỉ đạo ‘đầy trách nhiệm’ của Tư lệnh Đinh La Thăng… thì các các chàng đồng niên với Xuân Ảnh ‘không 5C cũng chẳng tứ ệ’, hãy cứ ‘…con sãi ở chùa lại quét lá đa’ mà thôi!

Đại án Đại Tín  

Báo Công an TP có bài: Khởi tố 14 cán bộ ngân hàng Đại Tín gây thiệt hại gần 5.000 tỷ. Chiều tối 26/9, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an đã quyết định khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 14 bị can là cựu lãnh đạo ngân hàng Đại Tín, TrustBank, tiền thân của Ngân hàng Xây dựng, để điều tra về các hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”“cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng số tiền gây thiệt hại của 14 bị can này là 4.985 tỷ đồng.

Riêng bà Hứa Thị Phấn, cố vấn cao cấp Ngân hàng Đại Tín cùng 3 người khác bị khởi tố vì tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” với số tiền 1.105 tỷ đồng. Các bị can còn lại bị khởi tố về tội “làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Mời đọc thêm: VN truy tố cựu lãnh đạo & nhân viên ngân hàng tư túi 264 triệu đôla (VOA). – Bắt giam ‘bộ sậu’ lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín (Soha). – Khởi tố bổ sung Hứa Thị Phấn gây thiệt hại 5.000 tỷ đồng (DT).

Nhân quyền ở Việt Nam

Công an tỉnh Nghệ An bắt Dũng Phi Hổ. Anh Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ đã bị bắt trưa 27/9/2017, tại một quán phở thuộc xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An, theo điều 88 BLHS, tội “Tuyên Truyền Chống Nhà Nước” CHXHCN Việt Nam.

Nguyễn Viết Dũng sinh năm 1986 ở Nghệ An, đã từng bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam và kết án 1 năm tù, tội “gây rối trật tự công cộng” khi anh tham gia biểu tình bảo vệ cây xanh ở Hà Nội. Anh Dũng cũng là người sáng lập Đảng Cộng Hòa.

Ảnh: Báo Công an Nghệ An

Facebooker Đỗ Minh Hạnh cho biết thêm: Có khoảng 10 người, 3 xe máy và 1 ô tô 7 chỗ đến bắt anh Dũng. “Dũng bị chúng đánh, đập vào mặt và đẩy lên xe như đối xử một con vật. Các em đi cùng Dũng đều bị đuổi đánh. Sau đó, khi người dân Song Ngọc phát hiện kéo ra, thì chúng bỏ chạy để lại chiếc xe máy, với biến số được tháo ra, BS: 37-L1 26157 (không biết biển giả hay biển thật); một còng số 8, một số giấy tờ và ba bao cao su OK”.

Không giống như tiền lệ, trước khi có các cuộc gặp gỡ cấp cao với Chính phủ Hoa Kỳ, Việt Nam thường có “quà” nhân quyền cho cuộc đàm phán. Nhưng kể từ hồi Tổng thống Trump lên nắm quyền, Việt Nam bắt đầu mạnh tay với các nhà hoạt động. Theo nhận định của giới tranh đấu trong nước, lần này An ninh Việt Nam mạnh tay trước thềm hội nghị APEC 2017.

RFA có bài về Phúc trình tôn giáo của Mỹ: những vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo ở VN vẫn tiếp diễn. Bản phúc trình do Ủy hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn giáo Quốc tế- USCIRF cho rằng: “Chính quyền Việt Nam cũng thường xuyên nhắm đến những cá nhân và nhóm cụ thể bởi vì niềm tin tôn giáo, thành phần dân tộc, sự ủng hộ cho dân chủ- nhân quyền- tự do tôn giáo, mối quan hệ lịch sử với Phương Tây, hoặc mong muốn độc lập không chịu sự kiểm soát của chính quyền cộng sản. Số này được kể ra gồm Cao Đài Chân Truyền, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, Khmer Krom, người Thượng Tây Nguyên, người H’mong, Pháp Luân Công, đạo Dương Văn Mình”.

Mời đọc thêm: Việt Nam bắt giữ một người hoạt động xã hội theo điều 88  —  Dân oan Dương Nội khởi kiện nhà nước Việt Nam: Không thể và có thể (RFA). –  SOS: Cô sinh viên Lê Thị Kim Liên bị xiềng xích trái phép trong phòng hơn một năm mà pháp luật không hay biết  —  Nhân danh trừ quỷ nhốt nữ sinh đại học vào ngục tối ở miền Tây: Dấu hiệu của vi phạm pháp luật Việt Nam và nhân quyền quốc tế (Hội SVNQ VN). – Người dân Hải Dương lên tiếng sau ‘đụng độ’ hôm 25/9 (BBC). – HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM : KHÁNG THƯ PHẢN ĐỐI VIỆC ĐÀN ÁP ÔNG VƯƠNG VĂN THẢ VÀ GIA ĐÌNH (FB TMCNN).

Tiền thuế của dân đi đâu?

VOA có bài: Việt Nam gánh nợ công nuôi Đảng ủy. Với khoảng 4 triệu đảng viên, cùng Mặt trận Tổ quốc, thêm hàng trăm các hội, đoàn vô tích sự nhưng lại bắt dân nuôi, Đảng CSVN đang thực sự là gánh nặng trên đôi vai dân nghèo. Các số liệu thống kê cho thấy, chỉ riêng Văn phòng Trung ương đảng, trong 9 năm, từ 2006 đến 2015 đã ngốn của dân tới 11.800 tỷ đồng, chưa kể một lô lốc “đàn em, con cháu” ở các địa phương, sống bám vào dân.

Theo số liệu của World Bank, hồi tháng 7/2015 cho biết, nợ công của Việt Nam lúc đó là 110 tỷ đô la. Theo đồng hồ nợ công, con số đó hiện lên tới 222,5 tỷ Mỹ kim. Để giảm thâm hụt ngân sách, có tiền trả nợ, một số người làm chính sách ở VN cho rằng cần tăng thuế, thay vì cắt giảm chi tiêu. Và để hợp thức hóa việc tăng thuế, móc túi người dân một cách hợp pháp, chính quyền thường đưa ra những lý do chính đáng như: Tăng thuế để bảo vệ môi trường.

Tiếng Dân có clip “Người dân nghĩ gì về đề xuất tăng thuế VAT của chính phủ?”:

Mời đọc thêm: Nhuận bút V.A.T (TT). – Xác định phương pháp tính thuế giá trị gia tăng từ ngày 05/11/2017 (TCTC). – Có nên đánh thuế đối với tiền lãi tiết kiệm? (TT). – Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm: Lợi ít thiệt nhiều? (LĐ). – Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là tận thu thuế, đi ngược lợi ích nền kinh tế (Tin Tức/ CafeF). – Thực tế tăng thuế nhà đất hiện nay lên bao nhiêu? (Nhà Đất). – Dán tem bia, Bộ Công thương sẽ mang về ngân sách 2.000 tỉ đồng? (TT).

Đánh thuế dân mà không đủ xài, thì ta đi xin tiền ở nước ngoài: Việt Nam cần làm gì để nhận được các nguồn tài trợ không hoàn lại? (RFA). – Phát triển kinh tế cần gắn liền với cải cách tư pháp? (BBC).

Vì sao chọn hình thức kỷ luật: cách hết chức khi chẳng còn chức?

Báo Pháp luật TP có bài: Chủ tịch QH nói về việc ‘cách hết chức vụ khi nghỉ hưu‘. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích: “Nó có ý nghĩa ở chỗ đó là cái danh dự, cái uy tín của bản thân cán bộ đó. Bởi vì cái chức mà về hưu đó còn gắn với một số chính sách nữa. Cán bộ tùy cấp, Nhà nước có quy định cấp cán bộ nào sau khi già mất thì lễ tang cấp nhà nước hay quốc tang hay lễ tang cấp cao…”

Bà Ngân còn cho biết thêm, “bao nhiêu quan hệ, gia đình, con cái, thân bằng quyến thuộc, đồng chí, đồng nghiệp, anh em, chưa nói tới làng xóm, thậm chí tới ngoài dân, đi chợ người ta còn nói cái ông này sai phạm bị cách chức nó đau khổ lắm. Cái ý nghĩa là ngay cái chỗ đó”.

Xin hiến kế cho các quan tham đối phó với chiêu “cách chức khi chẳng còn chức”, đó là khi còn chức, các quan cứ tham nhũng, vơ vét cho đầy túi, đến khi bị phát hiện sau khi đã về hưu, nếu bị kỷ luật bằng hình thức “cách chức khi không còn chức”, các quan cứ ôm tiền sang nước khác sống, “hưởng thụ thành quả” vơ vét được trong những năm làm quan.

Nếu không có nạn tham nhũng hoành hành thì có lẽ Việt Nam sẽ thành “Rồng” nhanh hơn. BBC đưa tin: Việt Nam lên hạng cạnh tranh toàn cầu. “Báo cáo về Cạnh tranh Toàn cầu 2017-2018, được công bố vào ngày thứ Tư, xếp Việt Nam tăng 5 bậc so với năm ngoái và tăng 20 bậc so với 5 năm trước, hiện đứng vị trí 55”.

Mời đọc thêm: Về hưu vẫn bị cách chức, đau khổ lắm! (NLĐ). – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Đảng, Nhà nước sẽ quyết liệt hơn nữa trong phòng chống tham nhũng (ĐĐK).

Quan bị mất gần 400 triệu đồng khi đi công tác

Báo Pháp luật TP có bài: Phó Cục trưởng bị mất trộm gần 400 triệu ở khách sạn. Ông Nguyễn Xuân Quang, 42 tuổi, Cục phó Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường của Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, trong khi đi công tác ở miền Nam để kiểm tra tình trạng ô nhiễm tại các doanh nghiệp, đã bị mất 385 triệu đồng.

Báo Giao Thông đưa tin: Phó Cục trưởng báo mất gần 400 triệu đồng trong khách sạn. Chủ khách sạn, nơi ông Quang bị mất tiền, cho biết: “Từ ngày có đoàn công tác, buổi chiều thường có khách đến khách sạn rồi chờ ông Quang, một số người lên phòng ông. Chiều 25/9, một thành viên trong đoàn còn nhờ tôi chỉ đường ra ngân hàng để gửi tiền. Sáng 26/9, công an khám nghiệm hiện trường còn thấy phiếu nộp tiền và một số phong bì, tiền USD, điện thoại đắt tiền đều không bị mất. Tôi mong công an sớm làm rõ vụ việc“.

Báo NLĐ có bài: Cục phó môi trường mất gần 400 triệu trong khách sạn nói gì? Khi được hỏi về nguồn gốc số tiền bị mất, ông Quang cho biết: “Đấy là tiền mang theo để giải quyết việc gia đình ở TP HCM … Tiền của mình mồ hôi nước mắt của vợ con”.

Facebooker Nguyễn Tiến Cường có bài: Cục Quang ơi. “Đồng chí đi kiểm tra doanh nghiệp, vì nhiệm vụ bảo vệ môi trường cao cả. Máy bay nhà nước lo, khách sạn tổ chức chịu, cơm nước nhân dân phụng sự. Thèm tí cay cay thì ới doanh nghiệp một tiếng họ chẳng xuýt xoa mà phục vụ. Mang cả gia tài đi chi cực công vậy?… Thông tin Tửng biết, đồng chí Quang cùng đoàn vào miền Tây kiểm tra 30 DN dự tính 15 ngày. Mới đi 4 DN mà mất 400 củ, đi nửa tháng chắc mất vài tỷ như chơi“.

Nhà báo Nguyễn Tiêu Quốc Đạt, viết: “Một cái chức nhàng nhàng cỡ phó Cục trưởng một Cục làm nhiệm vụ ‘Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường’ mà bị ăn trộm 400 triệu tiền tiêu vặt ở trong khách sạn thì các anh các chị hiểu vì sao con cháu chúng ta phải hít bụi bẩn, uống nước máy lọc rồi đấy. Hồn nhiên vô tư, đóng thuế là yêu nước cũng không ăn thua đâu“.

Mời đọc thêm: Cướp trộm, trộm cướp bây giờ lộng hành kinh quá (FB Bạch Hoàn). – Anh Quang, hãy nghe Hữu lần này! (FB Ngô Nguyệt Hữu). – Bộ TN-MT yêu cầu Phó Cục trưởng báo cáo vụ mất trộm gần 400 triệu đồng (DT). Cục phó Nguyễn Xuân Quang: ‘300 triệu bị mất là tiền riêng của tôi’ (TT). – Quan chức VN đi thanh tra ‘mất gần 400 triệu đồng’ (BBC). – Lịch làm việc của ông cục phó mất gần 400 triệu diễn ra thế nào? (Zing). – Mất trộm, quan chức lộ vàng khối, tiền tỷ (VNN). – Phó cục trưởng mất trộm gần 400 triệu: Nguồn gốc tiền (ĐV).

Vụ bê bối VN Pharma

Báo Tuổi Trẻ có bài: Còn lọt người, lọt tội trong vụ nhập thuốc giả của VN Pharma. Hai lãnh đạo chủ chốt của VN Pharma là ông Hùng và ông Cường đã phối hợp với nhau làm giả giấy tờ chứng nhận giả sản xuất lô thuốc của Canada và làm giả một loạt giấy tờ từ phía Việt Nam. Đây được coi là hành vi có dấu hiệu của tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo điều 267 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, tòa cấp sơ thẩm đã không điều tra, xét xử tội này của các bị cáo, chính là “bỏ lọt tội phạm”. Các giấy tờ giả này đều được nộp cho Cục Quản lý Dược, nhưng Cục này không hề hay biết. “Bởi vậy cần phải làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm của tổ thẩm định và lãnh đạo Cục Quản lý dược để xử lý theo pháp luật”.

Báo tiền Phong có bài: Vụ VN Pharma: Tòa quên tang vật vụ án? Một chi tiết quan trọng để dẫn đến bản kháng nghị của VKS vụ VN Pharma là việc bản án sơ thẩm “quên” chi tiết ông Nguyễn Quang Huy (người giúp ông Nguyễn Minh Hùng làm hồ sơ giả) nhận 10.000 USD trong số tiền “hoa hồng” 7,5 tỷ đồng.

Mời đọc thêm: Người thức trắng đêm báo cáo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vụ VN Pharma (NQL). Đó là ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia. – Vụ VN Pharma: Yêu cầu điều tra trách nhiệm của Cục quản lý Dược (DT). – Thanh tra việc cấp phép cho VN Pharma nhập thuốc giả (TTVN). – Sớm làm rõ những nghi vấn về VN Pharma (SGGP). – Bóc tiếp những mảng tối trong vụ VN Pharma (DV).

Bê bối phân bón giả của Công ty Thuận Phong

VTC có video clip phỏng vấn ông Trần Hùng, Phó chánh VP Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, trả lời về việc Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả:

Mời đọc thêm: Thị trường phân bón quy mô 2 tỷ USD: Làm giả từ sản phẩm đến con dấu kiểm định (Infonet/CafeF). – Kì án phân bón giả Thuận Phong: Công lý được thực thi hoặc “thòng lọng” chờ người nông dân (Tin Nóng). – Lại chém gió: Năm 2018: Phân bón dởm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội tồn tại (Báo CT).

Sai phạm BOT vẫn còn tiếp diễn

Báo GDVN có bài: Quá nhiều sai phạm BOT: Cần phải xử lý hình sự. Ăn no của dân rồi, nên hiện đã có 31 trạm thu phí BOT đồng loạt giảm giá vé. Nhưng “có tật giật mình” hay sao mà Bộ GTVT phải làm gấp gáp như vậy, làm gấp nhưng vẫn không giải quyết gốc rễ vấn đề. Nhìn cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ sai phạm bấy lâu có bị xử lý đâu?

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, cựu Hiệu trưởng Trường ĐHXD Hà Nội cho rằng, cần phải thanh tra toàn diện dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, vì đây là dự án có “quá nhiều bất cập”. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ thì “mới đầu tư 30% mà thu tiền như đường mới, vậy phải làm rõ vấn đề này. Tôi cho rằng, cũng cần phải thanh tra toàn diện các trạm BOT khác trên cả nước”. Ông Hùng nói thêm, “với những sai phạm tiền tỷ như thế thì cần thiết phải chuyển cơ quan điều tra, xử lý hình sự”.

Mời đọc thêm: Rủi ro BOT cầu Phú Mỹ: Khi chính quyền phải trả nợ thay cho nhà đầu tư (VOV). – Chân dung cặp đôi 9X điều hành các dự án BOT thu phí nghìn tỷ (MTĐT). – Làm nhiều BOT, thu phí bảo trì vì sao vẫn “kêu” thiếu tiền sửa đường? (Soha). – Xây cao tốc Bắc -Nam: Chủ yếu là BOT…vẫn khó thành công (VnEconomy). – Dự án BT và ‘Tảng băng chìm’-Bài 1: Được gì, mất gì? (ĐĐK).

Cập nhật tin Hội nghị “Diên Hồng” về đồng bằng Sông Cửu Long

Báo NLĐ có bài: Vì ĐBSCL, Thủ tướng đề nghị nói thẳng, nói thật. Người ta nói thẳng từ bao năm qua mà thủ tướng và các quan chức chính phủ có thèm nghe đâu? Tác giả Ngô Thế Vinh đã từng lên tiếng suốt bao nhiêu năm qua, ông nói rất nhiều trong hai cuốn sách này về nguy cơ Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị hủy diệt: ‘Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng‘ và ‘Mekong – dòng sông nghẽn mạch‘.

Ông Ngô Thế Vinh cho rằng, đại diện Việt Nam chấp nhận ký vào Hiệp định Mekong 1995, thời ông Nguyễn Mạnh Cầm làm Bộ trưởng Ngoại giao, là “mở đầu của một sai lầm chiến lược”. Các dự án được coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong, giờ đây không quốc gia nào có quyền phủ quyết. Đây là cơ hội “vàng” để Trung Quốc gia tăng, giúp các nước hạ lưu sông Mekong như Lào và Campuchia… xây đập mà không lo ngại phản ứng từ các nước liên quan.

Nguồn: International Rivers 2014/BBC

Bị Trung Quốc khống chế nguồn nước; Lào, Campuchia ngăn đập, nước biển dâng, mực nước ngầm sụt giảm, nền đất sụt lún, ô nhiễm nguồn nước gia tăng đáng báo động… Bao nhiêu đó liệu có đủ làm cho lãnh đạo đất nước này “hoảng hốt” chưa, hay vẫn còn tiếp tục “lạc quan“?

Niềm hy vọng mong manh vào xuất khẩu lúa gạo chắc chắn sẽ không còn, đừng có say sưa với giấc mơ xuất khẩu gạo số 1, 2 thế giới hay thu nhập bình quân dân miền Tây phải lên 10.000 USD/năm nữa! Còn nếu giữ được đất, được nước mà không giữ được đất nước thì thất bại rồi, thưa thủ tướng!

Mời đọc thêm: Thủ tướng khai mạc phiên toàn thể Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL, thích ứng với BĐKH (TN&MT). – Phải dẹp tình trạng quy hoạch chồng chéo ở ĐBSCL (PLTP). VN nhờ nước ngoài giúp ứng phó tại đồng bằng sông Cửu Long (RFA). – Làm nông giờ phải trông chừng hồ thủy điện của láng giềng (TT). – Thủ tướng mong muốn Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ ĐBSCL (CP). – Giải cứu’ đồng bằng ở Hà Lan: Cuộc chiến muôn đời với thủy thần (Zing). Văn hóa vị phá vỡ, một thách thức của Đồng bằng Sông Cửu Long (RFA).

Tin quốc tế

Khủng hoảng Bắc Hàn

TT Trump lại sử dụng khẩu chiến: Trump: Nếu Mỹ dùng vũ lực, sẽ ‘tàn phá’ Triều Tiên. VOA cho biết: Tổng thống Donald Trump hôm 26/9 cảnh báo Triều Tiên rằng bất kỳ phương án quân sự nào của Mỹ cũng sẽ ‘tàn phá’ Bình Nhưỡng”.

Với các trận khẩu chiến liên tục giữa Mỹ và Bắc Hàn, các chuyên gia cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của những lời hăm dọa qua lại và từ “nguy cơ chiến tranh” được nhắc tới. RFI có bài điểm báo về vấn đề này: Đánh Bắc Triều Tiên: “Chậm lắm là trong sáu tháng?”

Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Tây Ban Nha tại Nhà Trắng, TT Donald Trump hứa “giải quyết” khủng hoảng Bắc Triều Tiên với giải pháp ngoại giao nhưng vẫn không loại trừ phương án quân sự, theo RFI.

VOA đưa tin: Mỹ tăng chế tài, nhắm vào các ngân hàng Triều Tiên. Bộ Tài chính Hoa Kỳ hôm 26/9 loan báo các biện pháp chế tài mới nhắm vào 8 ngân hàng Triều Tiên, và 26 giới chức ngân hàng của nước này”.

BBC phân tích sự khác biệt giữa Nam Hàn và Bắc Hàn: Chín điểm so sánh chính giữa Bắc Hàn và Nam Hàn.

Chính trường Mỹ

Vụ con trai tổng thống và cũng là phụ tá của ông ta, Jared Kushner, dùng email cá nhân trong việc công, VOA đưa tin: Tranh cãi vụ phụ tá của Trump dùng email cá nhân cho công vụ. Theo bản tin: Hai nhà lập pháp chủ chốt trong Quốc hội Mỹ, một Cộng hòa và một Dân chủ, kêu gọi Tòa Bạch Ốc cung cấp tên của những phụ tá cho Tổng thống Donald Trump, những người đã sử dụng địa chỉ email cá nhân và phần mềm được mã hóa để làm công vụ dù đã được khuyến cáo”.

Liên quan tị nạn vào Mỹ: Năm sau Mỹ có thể chỉ nhận 45.000 người tị nạn. VOA dẫn nguồn từ Reuters cho biết, chính quyền Trump dự định sẽ hạn chế số người tị nạn nhập cảnh vào Mỹ trong năm tới dưới mức 45.000 người. Đây là mức trần thấp nhất về số người tị nạn được nhận vào Mỹ kể từ khi Đạo luật Người tị nạn Hoa Kỳ được ban hành năm 1980. Trong những năm gần đây có khoảng 70.000 đến 80.000 người tị nạn được vào Mỹ.

Chính phủ Hoa Kỳ thông báo Bắt đầu xây mẫu tường biên giới Mỹ – Mexico gần San Diego, theo BBC. Các mẫu tường dự kiến có chiều cao 9m.

Kế hoạch hủy bỏ Obamacare của Cộng Hòa đã thất bại: Phe Cộng hòa lại thất bại với nỗ lực bãi bỏ Obamacare, theo VOA. Nhưng có lẽ cuộc chiến vẫn chưa kết thúc: TT Trump tiếp tục tìm cách hủy Obamacare (VOA). Và giới tranh đấu vẫn phải cảnh giác: Mỹ: Trumpcare bị rút, người ủng hộ Obamacare không buông vũ khí (RFI).

Trong một tin nhắn trên Twitter ngày 27/9, Tổng thống Mỹ viết: Facebook bài Trump, theo VOA. Được biết Facebook đang chuẩn bị giao nộp cho các nhà điều tra ở Quốc hội 3 ngàn mẫu quảng cáo chính trị dường như do các tổ chức của Nga mua trong và sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái”.

VOA đưa tin: Ông Trump tính ra sắc lệnh hành pháp về y tế. Sắc lệnh sẽ nhắm tới việc “cho phép các cá nhân mua bảo hiểm ngoài ranh giới của bang thông qua những tổ chức được gọi là hiệp hội y tế”.

Mời đọc thêm: Trump đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp, người giàu (VOA). – Dân biểu quỳ gối ở Hạ Viện bày tỏ đoàn kết với cầu thủ football (NV). – TT Trump nói đang có ‘nỗ lực lớn’ giúp nạn nhân bão ở Caribê  ––  Nỗ lực mới vinh danh chiến binh Khmer Krom trong Chiến tranh Việt Nam (VOA).

Khủng hoảng Rohingya

RFA cho biết, ngày 27/9 quân đội Myanmar vào tổ chức chuyến đầu tiên để báo chí đến tại khu vực, nơi có những mộ tập thể tín đồ Ấn Giáo được khai quật hồi đầu tuần này. Theo tin từ AFP, “cuộc đổ máu xảy ra bên ngoài làng Ấn Giáo ở Kha Maung Seik miền bắc bang Rakhine. Số này được nói bị sát hại trong cuộc tấn công của Đội quân Cứu thế Arakan Rohingya ngày 25 tháng 8 vừa qua”.

Chính phủ Myanmar sẽ đảm nhận việc tái thiết các ngôi làng bị thiêu rụi trong đợt giao tranh giữa phiến quân Hồi giáo Rohingya và quân đội chính phủ. RFA đưa tin: Chính phủ Myanmar sẽ quản lý các ngôi làng bị đốt phá. Theo các thông tin từ ảnh vệ tinh, có khoảng 400 ngôi làng của người Rohingya tại bang Rakhine đã bị đốt cháy trong các vụ xung đột.

Tác giả Lê Minh Sơn có bài: Khủng hoảng Rohingya – Bài học cho Việt Nam. Theo tác giả: Khi số lượng người Trung Quốc làm ăn ở Việt Nam đủ đông và nếu ở một tình thế nào đó có lợi cho họ, họ diễn ra vở kịch Rohingya tương tự ở Arakan của Myanmar, chúng ta sẽ lại ‘phải lựa chọn một trong hai lợi ích của quốc gia là giữ toàn vẹn lãnh thổ hay giữ mối lợi do Trung Quốc đầu tư đem lại’, như Myanmar hiện đang lựa chọn”.

Bài viết này nêu lên nhiều vấn đề gây tranh cãi. Bài học về cuộc khủng hoảng Rohingya dành cho tất cả các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam, có lẽ là tinh thần giải quyết mọi xung đột bằng phương pháp hòa bình, thay vì bạo lực”, chứ không phải bằng bạo lực như khi những người CSVN chiếm miền Nam, xảy ra xung đột với người ‘đồng chí’, ‘anh em’ cộng sản Trung Quốc, nên CSVN trục xuất những Hoa về nước, mà thế giới cho rằng, đó là một cuộc ‘thanh trừng sắc tộc’.

Tin châu Á

Theo VOA, Tòa án Tối cao Thái Lan công bố phán quyết hôm thứ Tư 27/9: Năm năm tù giam cho cựu Thủ Tướng Thái Lan Yingluck. Tin cho hay bà đã bị kết án khiếm diện về tội xử lý sai trái liên quan tới một chương trình trợ giá gạo cho nông dân.

Tòa tối cao Thái Lan kết án vắng mặt cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra (RFA). – Cựu Thủ tướng Yingluck bị tuyên án 5 năm tù (BBC). – Thái Lan kết án cựu thủ tướng Yingluck 5 năm tù (RFI).

Thêm tin châu Á: Đài Loan mưu tìm hướng tiếp cận mới trong quan hệ với Trung Quốc (VOA). – Hoài nghi tăng về cuộc chiến chống ma túy của Duterte (VOA). – Trung Quốc thử công nghệ radar mới phát hiện máy bay tàng hình (VOA).

Tình hình Trung đông

Cả thế giới vui mừng với phụ nữ Ả Rập khi Chính phủ Ả-rập Xê-út sẽ cho phép phụ nữ lái xe (VOA). – Ả rập Saudi bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe (BBC). – Phụ nữ được lái xe, cuộc cách mạng ở Ả Rập Xê Út (RFI). – Phụ nữ Saudi Arabia được phép lái xe vào mùa Hè tới (NV).

Dân Kurdistan ở Iraq đòi độc lập

Tuy cuộc bỏ phiếu bị chính quyền Bagdad tuyên bố là “bất hợp pháp” và các nước láng giềng lên án, cuộc trưng cầu dân ý vẫn tiến hành. RFI đưa tin: Dân Kurdistan Irak trưng cầu dân ý: Hơn 90% ủng hộ độc lập.

Phong trào độc lập Catalunya

Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng được RFI phân tích trong bài: Khủng hoảng Catalunya: Hiềm khích xa xưa nay trỗi dậy. RFI: Viện Công tố Catalunya ra lệnh niêm phong các địa điểm trưng cầu dân ý.

Thêm tin quốc tế:

Tình trạng bất ổn ở Venezuela vẫn chưa có lối thoát: Venezuela: Đối lập từ chối đàm phán với chính phủ. Theo phóng viên RFI, “Các điều kiện để thiết lập đối thoại vẫn chưa được bảo đảm”. – Nga, Mỹ tranh cãi về các chuyến bay quan sát quân sự  ––  Mỹ, Nga hợp tác lập trạm vũ trụ bay quanh mặt trăng (VOA). – Ngoại trưởng Mỹ, Cuba trao đổi “thẳng thắn” các vụ tấn công thính giác  ––  Lãnh đạo Lầu Năm Góc và NATO thăm Afghanistan ––  Bruxelles hoan nghênh kế hoạch cải tổ châu Âu của tổng thống Pháp  ––  Tàu cao tốc Pháp-Đức hợp nhất đối phó với cạnh tranh Trung Quốc (RFI). – Cặp vợ chồng Nga có thể đã ăn thịt 30 người (VOA).

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây