Tác giả: Marina Mai
Hùng Hà chuyển ngữ
BERLIN taz | “Không được có mật vụ Việt Nam trên lãnh thổ Đức”, “Nhân quyền cho Việt Nam” và “Lập tức trục xuất các nhân viên ngoại giao của đảng Cộng sản Việt Nam”. Đó là những câu viết trên các biểu ngữ tự làm được khoảng 70 người Việt Nam ở Bá-linh và miền Bắc nước Đức mang theo đi biểu tình vào ngày thứ Bảy: Đầu tiên họ xuất hiện ở Brandenburger Tor, rồi họ tiếp tục di chuyển đến trước Đại sứ quán Việt Nam ở công viên Treptow.
Qua đó họ phản đối những vi phạm nhân quyền trên quê hương cũ và phản đối việc mật vụ của Tổng cục an ninh Việt Nam bắt cóc một cựu Dân biểu Quốc hội từ Bá-linh về Hà Nội. Đây là lần lên tiếng công khai đầu tiên của những người Việt Nam ở Bá-linh, từ khi cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Tiergarten vào ba tuần trước. Người này đã xin tỵ nạn ở Bá-linh.
“Từ khi người đàn ông này bị bắt cóc giữa Bá-linh, tôi không còn cảm thấy an toàn ở Đức”, một người biểu tình phát biểu với TAZ. Người này chạy trốn từ Việt Nam vào năm 1981, đến Đức với tư cách thuyền nhân. Người này đã làm việc suốt đời ở Đức, giờ đây sau khi đã về hưu, ông dấn thân vào những hoạt động chính trị trong Liên hội người Tỵ nạn Việt Nam ở Đức, là hội đoàn tổ chức cuộc biểu tình này. Hội đoàn này tìm hiểu về những nhà đối lập bị giam giữ ở Việt Nam, đưa ra công luận và đối thoại thường xuyên với Bộ Ngoại giao, để phía Đức đóng góp cho việc trả tự do cho những người đối lập. Đã thành công trong một trường hợp. Tuy nhiên từ sau vụ bắt cóc một người đồng hương, người đàn ông về hưu này cho biết đã có sự sợ hãi, “rằng người ta sẽ hốt tôi vào ban đêm và bắt cóc tôi về Việt Nam.”
Bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm cầm loa phóng thanh. “Việc bắt cóc một người Việt Nam đang xin tỵ nạn là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền nước Đức và vi phạm nghiêm trọng công pháp quốc tế”, bà kêu gọi. “Chúng ta đánh giá vụ việc này là lời cảnh báo có tính đe dọa khôn lường đối với an ninh của cộng đồng tỵ nạn chúng ta ở Đức”. Không thể loại trừ việc mật vụ Việt Nam và Đại sứ quán ở Đức tiếp tục bí mật rình rập và hăm dọa những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đang sinh sống ở đây.
Gần như tất cả những người biểu tình là người miền Nam Việt Nam, đã đến Tây Đức từ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Khi kết thúc chiến cuộc tại Việt Nam vào năm 1975, không chỉ những người Mỹ mới phải rời khỏi Việt Nam, mà cả chính quyền miền Nam Việt Nam ở Sài Gòn mà họ từng hỗ trợ và những người theo đó cũng đã đầu hàng. Sau đó, nhiều người đã bị trừng phạt về chính trị và trốn chạy ra biển để sang châu Âu.
Những nhóm đông hơn nhiều từ cựu khách thợ ở CHDC Đức trước kia và từ những người Việt Nam đến Đức sau năm 1990 đã đứng ngoài sự kiện ở Bá-linh. Cho đến nay, những nhóm này vẫn xa lạ với nhau về văn hóa và chính trị. Điều này cũng do sự khác nhau về ngôn ngữ biểu tượng của họ. Lá cờ ba sọc đỏ mà những người biểu tình mang theo không nhất thiết là lá cờ Việt Nam, mà là lá cờ của chính quyền cộng hòa Sài Gòn đã bị chiến thắng về quân sự vào năm 1975. Và họ cũng hát quốc ca của họ. Qua đó những người Việt Nam khác ở Bá-linh không tìm thấy mình trong đó. Tuy vậy, những thuyền nhân không muốn từ bỏ Quốc kỳ và Quốc ca của mình, thậm chí cũng không, để cho hòa hợp rộng rãi với nhau. “Đây chính là một phần căn cước của chúng tôi”, bà bác sỹ Hoàng Thị Mỹ Lâm cho biết.
Những nỗi bất an này cũng có trong các nhóm người Việt Nam lớn hơn ở các khu vực bên Đông. Điều này không đưa đến những sự phản đối là do vài hội đoàn của họ như là Liên hiệp người Việt Nam ở Đức với trụ sở ở Bá-linh có sự liên kết tốt với Đại sứ quán Việt Nam. Tổ chức một cuộc phản đối cơ quan này là điều không thể tưởng được. “Nếu tôi biểu tình ở Bá-linh, tôi sợ rằng mật vụ sẽ đe dọa thân nhân của tôi tại Việt Nam”, một người Bắc Việt Nam nói với TAZ.
làm sao có hòa hợp hòa giải khi việt kiều cũng là hai mặt đối lập.