3-11-2020
Nguyên nhân này chắc nhiều người biết rồi. Nếu không có Mỹ bật đèn xanh thì không có tướng tá nào dám đảo chính, vì đảo chính được đi nữa mà Mỹ không ủng hộ, thì cũng chả thể nào mà lãnh đạo đất nước được. Nhưng lý do chính khiến Mỹ quyết định từ bỏ ông Diệm là gì?
Ông Diệm không muốn VNCH là một nước bảo hộ
Lý do ông Diệm độc tài, gia đình trị chỉ là bề nổi mà thôi. Lý do chính là do Mỹ muốn CHIA SẺ QUYỀN HÀNH ở VNCH, muốn can thiệp vào việc lãnh đạo đất nước, muốn can thiệp quân sự. Đây không phải là tin đồn, mà có những bức điện trao đổi giữa Bộ NG, Nhà Trắng với đại sứ Nolting về vấn đề này vào năm 1961, khi mà MTDTGP hoạt động mạnh và Mỹ cho rằng VNCH không còn hiệu quả chống cộng. Nhưng ông Diệm trao đổi với đại sứ Mỹ là “VN không muốn trở thành một nước bảo hộ”. Ông Diệm rất buồn và thất vọng, rất lưỡng lự khi phải đem chuyện này ra nội các để bàn.
Về việc can thiệp quân sự, Mỹ muốn lấn dần bằng cách gửi đặc nhiệm vào VNCH giúp đỡ lũ lụt và chứng tỏ sẵn sàng giúp đỡ VNCH chống cộng. Lượng cố vấn Mỹ cũng tăng rất nhanh, từ dưới 1.000 lên 11.000 vào năm 1962 và 16.732 năm 1963. Cố vấn Mỹ không chỉ ngồi ở T.Ư mà còn xuống cấp tỉnh và có thái độ kẻ cả. Một số cố vấn còn đòi giao đồ viện trợ để họ trao trực tiếp cho dân không qua chính quyền nữa. Đối với ông Diệm, sự việc này nghĩa là Mỹ trực tiếp cai trị, một hình thức thực dân mới mà ông không thể chấp nhận được.
Ông Diệm rất bất bình với điều này, ông từng than thở với đại sứ Pháp là “Tôi không bao giờ yêu cầu các quân nhân này tới đây, thậm chí họ còn không có hộ chiếu”. Và sau đó, ông Nhu nói với báo Washington Post là “Mỹ cần rút một nửa số cố vấn Mỹ khỏi VN. Sự có mặt của họ khiến cuộc chiến này giống như là cuộc chiến của Mỹ… Dư luận Mỹ thiếu kiên nhẫn, nhưng đây là cuộc chiến về chính sự kiên nhẫn, một cuộc chiến lâu dài và khó khăn.”
Kennedy trả lời đại ý “Mỹ không ở VN để phục vụ ông Diệm mà là để phục vụ quyền lợi Mỹ, để chứng minh sự khả tín của Mỹ trong việc chống CS. Nếu nhà Ngô không cho họ tự do hành động thì họ dễ dàng tìm người khác chiều theo ý họ”.
Sau đó đại sứ Cabot Lodge thay thế Nolting, ông này không ưa ông Diệm. Bộ NG Mỹ chỉ thị cho đại sứ là cần ông Diệm loại bỏ vợ chồng ông Nhu khỏi chính quyền. Ban đầu ông Diệm cự tuyệt vì không muốn bị coi là bù nhìn của Mỹ. Sau đó ông Nhu có nhượng bộ, ông Nhu có ý định nghỉ hưu ở Đà Lạt, bà Nhu và ông Thục cũng rút lui. Nhưng có vẻ thông điệp này không được đại sứ Lodge chuyển đi. Thực tế bà Nhu đã ra nước ngoài, ông Thục đi Vatican ngay trước vụ đảo chính.
Anh em ông Diệm đã đàm phán với VNDCCH
Thực tế là ông Nhu đã đi gặp ông Phạm Hùng ở Tánh Linh, người hộ tống là ông Cao Xuân Vĩ. Nhưng ông Vĩ phải đứng chờ để mình ông Nhu gặp Phạm Hùng. Đến giờ thông tin cụ thể buổi nói chuyện chưa được (phía CS) tiết lộ. Nhưng ông Nhu có kể lại cho ông Vĩ là phía CS e ngại chính sách Ấp chiến lược và hỏi xem ai chủ trương chính sách đó. Ông Nhu trả lời là Ấp chiến lược để ngăn chặn du kích các ông xâm nhập phá phách. Nếu các ông đừng tìm cách đánh phá thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59 để cán bộ các ông có thể về sống với dân lành.
Ngoài ra còn có tin đồn về việc Chủ tịch HCM tặng TT Diệm 1 cành đào, cắm ở dinh Gia Long.
Đại sứ Lodge có có báo cáo Washington là ông Nhu có bí mật giao thiệp với HN qua đại sứ Pháp và Ba Lan, chính phủ 2 nước này tán thành VNCH trung lập. Đại sứ Ba Lan có kể lại đại ý là miền Bắc bật đèn xanh “Nếu Mỹ rút thì hai miền sẽ bắt đầu từng bước liên lạc bưu chính, kinh tế, văn hóa. Sản phẩm kỹ nghệ miền Bắc sẽ dùng để mua thóc gạo miền Nam. Miền Bắc sẽ không đòi hỏi thống nhất nhanh chóng. Một chính phủ liên hiệp có thể thành lập ở miền Nam và ông Diệm có thể lãnh đạo CP đó.” Phía CS sẵn sàng để Mỹ tham gia giám sát giải pháp hòa bình, nếu Mỹ đồng ý rút và miền Bắc sẽ có ngoại giao và thương mại với thế giới tự do. Quan trọng nhất là quyền lợi về kinh tế, chính trị của Mỹ sẽ vẫn được đảm bảo.
Lý do khiến miền Bắc chấp nhận như vậy có thể do khi đó miền Bắc thiếu gạo và sự thành công của Ấp chiến lược. Lúc đó miền Bắc lại chưa được LX viện trợ mạnh do Khrushchev mong muốn chung sống hòa bình với Mỹ. Áp lực của TQ lên VNDCCH chưa đủ mạnh. Đây đúng là cơ hội hòa bình bị bỏ lỡ. Xin lưu ý là một năm sau (1964) thì phe Xét lại (mong muốn hòa bình với miền Nam) bắt đầu bị phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ thanh trừng, đỉnh điểm vào năm 1967.
Điều kiện hiệp thương của ông Diệm là:
Hai miền được trao đổi thư tín, dân đi lại tự do và tự do chọn nơi định cư nếu muốn, rồi hai bên trao đổi kinh tế. Sau đó mới có hiệp thương rồi tổng tuyển cử.
Ông Nhu cho rằng, khi miền Bắc đang kiệt quệ kinh tế thì dân số miền Bắc 23 triệu sẽ có 3 triệu người vào Nam (dân số đang 17 triệu), thì hai bên sẽ cân bằng số cử tri. Nếu bầu cử dân chủ, có quốc tế giám sát và với ưu thế kinh tế và tự do có sẵn thì ông Diệm sẽ thắng.
Tất nhiên phía Mỹ nắm được những thông tin này và họ quyết định là phải thay thế ông Diệm. Tuy nhiên, không như nhiều người đang hiểu, Mỹ không chủ động lập kế hoạch hay chỉ đạo cuộc đảo chính.
“Nguyên nhân chính khiến Mỹ muốn thay thế ông Diệm” là Kennedy đã chọn McNamara làm Bộ trưởng Quốc phòng. Tất cả các chiến lược và chiến thuật mà McNamara đưa ra ở Việt Nam đều phạm phải những sai lầm nghiêm trọng và hậu quả là sau 10 năm tham chiến, quân đội Mỹ đã phải quắp đuôi giữa đùi mà chạy. Một điều mà McNamara hiểu đúng là chiến tranh ở Việt Nam không đơn giản là một cuộc nội chiến mà là cuộc chiến giữa khối cộng sản và thế giới tự do. Trong giai đoạn thế chiến thứ 2, Stalin khinh cộng sản Việt Nam như mẻ, thế nhưng sau khi khối cộng sản bị thế giới cô lập thì Stalin quay qua ưu ái cộng sản Việt Nam và đồng thời hợp tác với Tàu cộng để biến Việt Nam thành tiền đồn chống lại thế giới.
Sai lầm lớn nhất của McNamara là đã fake chuyện tàu chiến Mỹ bị tấn công ở ngoài hải phận quốc tế bởi cộng sản Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ (Tonkin) để dân Mỹ căm tức và quan trọng hơn hết là được Quốc hội thông qua ngân sách về chiến tranh Việt Nam và cho phép Mỹ thả bom Bắc Việt.
Khi tổng thống Eisenhower bàn giao tòa Bạch Ốc lại cho Kennedy, ông ta lập đi lập lại rằng Lào là keystone trong việc chặn đứng làn sóng bành trướng của cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu Kennedy làm theo đúng lời của Eisenhower thì nước Mỹ đâu đã phải mang nỗi nhục của một kẻ bại trận. Kennedy đã tin tưởng và để McNamara toàn quyền quyết định về chiến tranh Việt Nam. Rất tiếc McNamara có điểm giống Hitler về mặt hiếu chiến nhưng thua rất xa về hiểu biết tâm lý con người. Hậu quả là nước nước Mỹ đã mất đi niềm kiêu hãnh và tự tin của một cường quốc mà đã có công rất lớn trong việc đem lại hòa bình cho thế giới sau hai cuộc thế chiến.
Đệ Nhất Cộng Hoà đã là đống tro tàn; Ông Ngô Đình Diệm nạn nhân của canh bạc chính trị một thời cũng tan theo giấc mơ trị quốc khi chưa thể tề gia. Nói đi nói lại mãi cũng chỉ là việc của hậu thế từ động cơ cá nhân, phe phái anti/pro.
Duy có một điều có lẽ nhiều người không để ý: Với tầm vóc <1,6m, Ông không bao giờ ngước mặt lên nhìn bất cứ ai cao to hơn mình đang đối thoại. Ông cứ nhìn thẳng ngang tầm mắt mình mà đối đáp; đó là đặc điểm tôi để ý trong nhiều tấm ảnh chụp Ông cùng các quốc khách Âu Mỹ đang trao đổi câu chuyện.
Hình ảnh bộc lộ khí phách tự trọng, tự chủ…dù do bản tính hay do cố ý đều nói lên thần thái đó: khí phách, tự trọng!
Những năm đầu của nền cộng hoà, miền Nam thanh bình hạnh phúc. Đồng bạc thời Tt NĐD có giá trị cao, xăng Shell/Caltex chỉ 4₫/lit, vàng999 2000₫/lượng; xe máy hiệu Ischia, nhập từ tây Đức giá 11.000₫/chiếc, Goebel Đức 15.000₫/chiếc; học bổng cho sinh viên đại học sư phạm hệ 4 năm 1600₫/tháng/sv, ra trường được bổ nhiệm ngay, ngạch công chức hạng A; được miễn quân dịch, chỉ học quân sự trong kỳ nghỉ hè.
Nếu không có chiến tranh lật đổ, tất cả sẽ rất, rất khác! Ai biết được?
Nếu (tôi giả sư thôi, vì đây chỉ là tưởng tượng của tác giả) ông Ngô Đình Diệm làm như vậy thì ông quá ngây ngô tin vào bọn việt cọng rồi và rồi miền nam cũng mất vào tay của bọn việt cọng(như câu nói của ông NV Thiệu). Thực ra Ngô Đình Diệm cũng chẳng giỏi gì đâu? Thời ông còn làm tổng thống bọn trẻ chúng tôi sau khi hát quốc ca cũng hát bài suy tôn Ngô tổng thống!Ông cũng giống như HCM thôi thích suy tôn cá nhân! Một điều bất tài nữa là ông chưa tề gia được để cho anh em trong gia đình chia sẻ quyền lực mới bị mắc bẩy việt cọng vào vụ phật giáo! Tài năng của Ngô ĐÌnh Diệm ở đâu rồi nhỉ? Nên xếp quá khứ mà hãy nhìn vào tương lai làm sao dẹp bỏ được cái chủ nghĩa đã dìm dân tộc vào sự ngu dốt!
Ông cũng dốt và cũng đui mù nên phán nên phán bừa, chịu khó động não chút.
Người VN ta thường nói :”biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”. Các hình thức tôn vinh cá nhân TT Diệm hay gia đình ông nếu có là do một số người nịnh bợ cố tình tạo ra, cá nhân ông chẳng ưa thích những điều lặt vặt, lẩm cẩm này. Những năm 1962-1963 chiến sự chưa bộc phát mạnh, ở miền Bắc, uy tín của HCM còn mạnh đủ để ông ta có thể quyết định mọi việc. Điểm chót, gia đình ông NĐD chẳng có một cuộc tranh dành quyền lực nào xảy ra cho tới ngày đảo chánh 1963.
một góc cạnh của toàn thân ông Diệm.
Trong qúa khứ,Mỹ đã làm nhiêù chuyện tàm bậy,thậm chí là tội ác ở một vài
quốc gia đồng minh chỉ vì họ coi thường đồng minh…không biết chống Cộng
nhưng sự thực,chính họ không biết gì về việc chống cộng !
VN.vừa trải qua một cuộc chiến đánh Pháp giành độc lập mà họ muốn nhảy
vào để chỉ huy cuộc chiến.Đó là một sai lầm rất ấu trĩ vì đã lọt vào bẫy của
luận điệu tuyên truyền chống Mỹ của Cs.miền Bắc !
Sở dĩ họ muốn chi phối cuộc chiến theo ý họ là vì Mỹ vừa thành công trong việc
ngăn chận được Tầu cộng trong chiến tranh Triều Tiên,vì thế họ tưởng sẽ thành
công ở VN.Tuy nhiên vốn có tâm lý nước lớn,họ đã không tìm hiểu 2 trường hợp
đó khác hẳn nhau về nguyên nhân và bối cảnh của chiến tranh nên đã liểu lĩnh
đem quân vào VN.để giải quyết chiến tranh theo kiểu của họ !
Muốn đánh giá công bằng về TT.Diệm thì hãy so sánh ông với những nhà độc tài
Á châu đồng thời là Tưởng Giới Thạch,Lý Quang Diệu và Phác Chánh Hy.Bộ 3 này
độc tài còn hơn cả TT.Diệm nhưng may mắn là nước họ chống CS.thành công còn
VN.rơi vào gông cùm CS.Sau này,TT.Diệm đã được nhiều chính khách,học giả,sử
gia v.v.minh oan cho ông nhưng than ôi đã qúa muộn !