BTV Tiếng Dân
Tin Biển Đông
Báo Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi: Mỹ-Trung căng thẳng, Biển Đông năm 2021 sẽ thế nào? Nhà nghiên cứu Ian Storey, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng, trong 18 tháng tới, căng thẳng vẫn sẽ tiếp diễn ở Biển Đông. “Quan hệ Mỹ-Trung sẽ còn tệ thêm bất kể tổng thống Mỹ mới tới đây là ai. TQ và Mỹ sẽ tiếp tục tăng các hoạt động quân sự ở Biển Đông, làm tăng nguy cơ đối đầu. Việc gia tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan cũng sẽ ảnh hưởng đến tranh chấp Biển Đông”.
Báo Thanh Niên đưa tin: Trung Quốc tăng cường giám sát ở Biển Đông với máy bay cảnh báo sớm mới? Tin cho biết, phiên bản mới nhất của máy bay KJ-500 gần đây được nhìn thấy tại một căn cứ thuộc Chiến khu miền nam “có trang bị cần tiếp nhiên liệu phía trên buồng lái, cho phép máy bay được tiếp nhiên liệu trên không và nhờ đó có thể gia tăng thời gian và tầm hoạt động”. Chiến khu miền Nam phụ trách hoạt động của quân đội TQ ở Biển Đông.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định, “phiên bản KJ-500 mới, được kết hợp với các máy bay tiếp nhiên liệu, có thể bao phủ khu vực hoạt động có bán kính vài trăm km” và “sẽ giúp Trung Quốc nâng cao khả năng giám sát cái gọi là các mục tiêu trên biển và trên không ở Biển Đông”.
VOA đặt câu hỏi: Liên minh quân sự Việt Nam-Ấn Độ đang hình thành để đối đầu Trung Quốc trên Biển Đông? Theo đó, “phía Việt Nam đã thông báo với Ấn Độ về tình hình căng thẳng leo thang tại Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại nơi này”. Thời gian gần đây, TQ đã liên tục triển khai tàu, chiến đấu cơ và ít nhất một máy bay ném bom tại vùng biển mà VN tuyên bố chủ quyền của mình, đồng thời là nơi hãng ONGC của Ấn Độ có các hoạt động dầu khí.
Mời đọc thêm: Philippines: Hải Quân phản đối dự án sân bay do công ty Trung Quốc trúng thầu (RFI). – Philippines: Trung Quốc tiếp tục cải tạo đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông (TN). – Hai tàu sân bay Trung Quốc lần đầu tập trận cùng nhau trên biển (CATP). – Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc thăm Malaysia, Indonesia (Zing). – Indonesia đề cao UNCLOS trong việc phân định chủ quyền hợp pháp trên biển (TG&VN). – “ASEAN đang ở thời điểm mang tính bước ngoặt” (Thanh Tra). – Mỹ sắp cấm hàng dệt may Trung Quốc, đối đầu Trung – Ấn leo thang (Đặng Duân).
Sai phạm đất đai
VnExpress dẫn lời bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch HĐND TP HCM thống kê: Gần 300 khu đất công bị lãng phí. Có 298 khu đất vốn sở hữu nhà nước nhưng hiện bị bỏ trống hoặc đơn vị thuê dùng sai mục đích, cho thuê hưởng tiền chênh lệch nhưng không đóng thuế: “Việc các doanh nghiệp thuê đất của nhà nước nhưng sử dụng không đúng mục đích, thậm chí đem cho thuê lại hưởng chênh lệch nhưng không đóng thuế gây thất thu ngân sách”.
Trung tâm Phát triển quỹ đất thành Hồ cho biết, “đã khảo sát, ghi nhận hiện trạng 1.104 khu đất do 28 đơn vị quản lý. Trong số này có 188 khu đất sử dụng sai mục đích như hợp tác kinh doanh, cho thuê, bố trí nhà ở, 110 khu đất bỏ trống”. Mặc dù sai phạm diễn ra nhiều năm, nhưng vẫn không thấy các quan chức thành Hồ có biện pháp cụ thể nào để xử lý sai phạm lãng phí đất công.
Trang Đầu tư Tài chính VN có bài: Lùm xùm về siêu dự án 123 ha ở Bình Thuận giao đất ‘thần tốc’. Đó là dự án Hamu Bay Phan Thiết, do Công ty Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư, khu đất dự án đã được UBND tỉnh Bình Thuận giao một cách “thần tốc”.
Ngày 22/3/2017, UBND tỉnh Bình Thuận có quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của TP Phan Thiết, gồm quy hoạch và phát triển dự án lấn biển tại phường Đức Long. Chỉ một ngày sau, các ban ngành của tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp để quyết định việc có cho Công ty Trường Phúc Hải được triển khai dự án này hay không.
Đến ngày 17/4/2017, UBND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định chấp thuận cho Công ty Trường Phúc Hải thực hiện dự án này. Đến nay, vụ giao đất không qua đấu giá, có biểu hiện trái pháp luật, mới bị lật lại.
Mời đọc thêm: Bị thu hồi 10 nhà đất, Saigontourist chậm báo cáo công sản đang quản lý (VNN). – Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra… vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM (VNF). – Buông lỏng quản lý, chậm xử lý công trình vi phạm (Thanh Tra). – Bình Định: Loạt khu đất ‘vàng’ được giao làm khách sạn, cao ốc gây xôn xao (ANTT). – Hưng Yên: Xử phạt Công ty Hoàng Gia 100 triệu đồng vì vi phạm về đất đai (TNMT). – Quận Đống Đa: Giải trình về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng đối với các di tích lịch sử trên địa bàn (KTĐT).
Tin môi trường
Vấn nạn khai thác cát trái phép, gây sạt lở ở bờ sông Thu Bồn, báo Thanh Niên có bài: Sạt lở, mất đất vì nạn khai thác cát trái phép. Một người dân bình luận về sự bất lực của chính quyền địa phương trước các xe trọng tải lớn chở cát khai thác trái phép: “Xe trọng tải lớn khai thác thì cơ quan chức năng không biết, nhưng khi dân mang xe bò, xe lôi ra xúc ít cát về làm tường rào, liền bị xử phạt”.
Chuyện ở Tây Ninh: Đất nông nghiệp khô khát do hậu quả khai thác đá, theo trang Nông Nghiệp VN. Trong bài có đoạn: “Gần 10 năm trước, chúng tôi từng phản ánh nhiều doanh nghiệp khai thác đá dưới chân núi Phụng làm tan hoang cả khu vực, không chỉ làm mất đi vẻ mỹ quan khu di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia, mà hàng trăm hộ dân trong vùng dự án luôn sống trong cảnh bất an khi mỗi ngày hứng chịu hàng chục vụ nổ mìn phá đá”. Nhưng đến nay, tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Trang Live Science đưa tin: Những “ngọn lửa xác sống” đang bùng cháy khắp Bắc Cực, gây ra các vụ hỏa hoạn kỷ lục. Bài viết cung cấp khái niệm “ngọn lửa xác sống” (zombie wildfire) để chỉ các vụ cháy rừng mà sau khi lửa “tắt”, khói và nhiệt vẫn còn, rồi lửa bùng lên từ chính vị trí cũ sau một thời gian tạm ngưng. Tin cho biết, những đám cháy xung quanh Vòng Bắc Cực vào mùa hè này đã giải phóng lượng khí carbon trong nửa đầu tháng 7, nhiều hơn cả một quốc gia có diện tích như Cuba hoặc Tunisia phát thải trong một năm.
Bản thân Bắc Cực là một biển băng chứ không phải là một châu lục như Nam Cực nên Bắc Cực không “cháy” được. Nhưng các khu vực xung quanh Vòng Bắc Cực thì đang chìm trong các vụ cháy rừng. Hai khu vực đáng lưu ý nhất là Siberia, một trong các vùng vốn lạnh giá nhất của Nga và khu vực miền Bắc Alberta của Canada. Chỉ riêng cháy rừng ở Alberta đã đốt hơn 1.351 dặm vuông.
Một siêu bão vừa càn quét Nhật Bản: Siêu bão Haishen cuốn nhà xuống sông, hai người Việt mất tích, theo VnExpress. Hai thực tập sinh người VN mất tích sau khi siêu bão Haishen quét qua đảo Kyushu, cuốn ngôi nhà họ đang lánh nạn xuống bờ sông. Các thực tập sinh này đang làm việc tại Công ty Aioigumi thuộc tỉnh Miyazaki, trên đảo Kyushu, phía tây nam Nhật Bản, Tổng Lãnh sự quán VN tại tỉnh Fukuoka xác nhận hôm qua, thêm rằng họ nằm trong số 4 người mất tích tại khu vực do bão Haishen.
Admin Nguyễn Quốc Anh của group Thời tiết – Môi Trường 2020 chia sẻ video, cho thấy tác động của bão Haishen đến quần đảo Amami và Kyushu của Nhật Bản.
Mời đọc thêm: Để mất hàng trăm hecta rừng, 2 trưởng ban ở Gia Lai bị khởi tố (VNN). – “Trái tim của Campuchia” trước đe dọa sống còn: Dự báo cay đắng với sông Mekong thành hiện thực? (Soha). – Chùm ảnh về siêu bão Haishen mạnh kỷ lục càn quét Nhật Bản và Hàn Quốc: Cuồng phong đi qua, còn hoang tàn ở lại (Kênh 14).
– Đợt nắng nóng gay gắt phá vỡ nhiều kỷ lục, cung cấp nhiên liệu cho những đám cháy nguy hiểm khắp California (LA Times). – “Cứ như thể Trái đất đang thở”: Nhân chứng mô tả miệng hố sụt ở Siberia trước khi nổ (News Week). – Ô nhiễm thêm trầm trọng từ các đám cháy rừng ở Vành đai Bắc Cực (PT). – Lượng phát thải khí methane trên toàn cầu hằng năm tăng mạnh (CNTN).
***
Thêm một số tin: Thủ tướng ký quyết định thi hành kỷ luật nguyên chủ tịch Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng (TT). – Việt Nam sắp xét xử 20 người bị cáo buộc tội khủng bố, thuộc tổ chức Triều Đại Việt Nguyễn (RFA). – ‘Nếu không tăng giá sách giáo khoa mới, nhà xuất bản sẽ bị lỗ’ (Zing). – Phẫn nộ vợ vừa mất 49 ngày, gia đình phát hiện người chồng nghi bạo hành, cưỡng dâm con gái (SS).
Trump vừa mới lên án quan mấy chức quốc phòng móc nối với military industial complex gây chiến tranh để thủ lợi. Điều này có nghĩa căng thẳng biển Đông chỉ là chuyện Trump muốn dùng để lừa gạt dân Mỹ trong việc tranh cử. Thế nhưng dường như bây giờ chuyện có lẽ đã đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát của Trump. (Trump đang lập lại những lời cảnh báo của Tổng thống Eisenhower trước khi từ giã chính trường vào ngảy 17 tháng 1 năm 1961. Xem ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=Gg-jvHynP9Y)