27-5-2020
Đầu năm 2015, nói về sai phạm trong công tác thiết kế bản vẽ thi công làm tăng 1,36 tỷ đồng của dự án cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên đã nói: “Một dự án vài nghìn tỷ mà sai phạm có ngần ấy là tốt rồi.”
Trước đó, giữa năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát ngoin trên báo chí: “Cán bộ thuế toàn ăn vặt. Ngay cả việc mua hóa đơn, người nộp thuế phải đi lại nhiều cơ quan, thậm chí nhiều trường hợp phải chi bồi dưỡng cho cán bộ thuế.”
Những ngày qua, báo chí Nhật Bản nêu nghi án Công ty TNHH Tenma Việt Nam hối lộ loạt quan chức Bắc Ninh 25 triệu yen Nhật (hơn 5,4 tỷ đồng) để trốn hơn 400 tỉ tiền thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lại lần nữa xài từ “ăn vặt”.
E rằng có một lỗ hổng cực lớn về mặt nhận thức pháp luật của các cán bộ, bao gồm cỡ ông Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên năm xưa hay một Bộ trưởng đương nhiệm tại Bộ Tài chính như ông Đinh Tiến Dũng hiện nay.
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
– Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Tham nhũng không phải “ăn vặt”. Nó là tội hình sự được luật định! Những cá nhân/nhóm cá nhân thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng cần được nhận định đúng tội và xử lý nghiêm.
Nhận định kiểu “ăn vặt” ở cấp độ Bộ trưởng như ông Đinh Tiến Dũng thì hướng xử lý sẽ ra sao? Lính “ăn vặt” tiền tỉ như thế thì “bữa ăn chính” theo ông Đinh Tiến Dũng, sẽ ở mức nào? Và giả sử cuộc “ăn vặt” trót lọt sẽ có hơn 400 tỉ đồng tiền thuế thất thoát; thì sau “bữa ăn chính”, ngân khố hay an ninh kinh tế quốc gia sẽ còn lại gì?
Một lần “ăn vặt” thôi đã tước đi bữa ăn, cơ hội học tập, sự an toàn và quyền trẻ em của biết bao đứa trẻ. Ở đất nước này, có bao nhiêu vụ “ăn vặt” mỗi ngày?
“Ăn vặt” hay “ăn chính” bằng tham nhũng cũng đều là ăn xương, uống máu từng đồng thuế chắt chiu cũng nhân dân. Sự độc ác ấy trời đất khó dung, tổ tông linh thiêng buồn tủi, cháu con về sau hổ thẹn.
Nên những kẻ “ăn vặt”, “ăn chính” máu xương nhân dân không xứng được gọi là người chứ đừng nói là trở thành cán bộ “ăn” dân.
Sẽ có một quãng thời gian khác sau này, những thứ giả người ấy sẽ được nêu tên trên chính sử, để đời sau còn biết có một thời sản sinh những kẻ “ăn người” thành thói.
Đến ma quỷ dưới địa ngục cũng biết chọn kẻ có tội để ăn. Còn “ăn người” như vậy thì đích thị ác hơn ma quỷ.
Với quan cách mạng đảng vài tỷ chỉ đủ uống rượu, bo gái thôi, không đủ để đánh bài bạc giải tri. Nghĩ lại mà thương cho con cháu Trí lợ đang miệt mài dậy lịch sử đảng, dạy văn thơ cách mạng Tố hữu.
Không thua kém Thanh Hóa,
Người dân ở quê tôi,
Cứ đến “mùa đóng góp”
Cũng ngửa mặt kêu trời.
Xã Nghi Thái, Nghi Lộc,
Tỉnh cách mạng, Nghệ An,
Mời các bạn khảo sát,
Cho biết thôi, miễn bàn.
1
Nông dân Vương Đình Dũng,
Thôn Thái Học – Anh này
Bị tàn tật từ bé,
Vợ chết mấy năm nay.
Anh đang nuôi con nhỏ.
Tàn tật, phải ngồi không.
Sống bằng tiền trợ cấp
Khoảng tám trăm nghìn đồng.
Từ số tiền còm ấy
Bố con anh đều đều
Nộp phí cho lý trưởng.
Thật tiếc, phí rất nhiều.
Nhất là khoản đóng góp
Xây dựng lại nông thôn.
Ba trăm nghìn, chết lặng,
Anh lại bóp mồm con.
Sau đó là các khoản
Tiền phụng dưỡng người già,
Tiền để nuôi cán bộ,
Nuôi đội hát, nuôi loa.
Tiền cho quỹ khuyến học,
Tiền kinh tế dân sinh.
Tiền cho quỹ xã hội,
Tiền dân phòng, an ninh…
Gần hai chục loại phí
Liên tiếp đổ lên đầu.
Liên tiếp anh khất nợ,
Năm này sang năm sau.
2
Ở thôn khác, Thái Cát,
Cô mù Nguyễn Thị Hiền,
Một mình nuôi con nhỏ,
Thôn cũng không cho yên.
Nên có hay không có.
Thật mù hay không mù,
Cô vẫn phải đóng đủ,
Nếu không muốn ngồi tù.
Lại xây dựng làng xóm,
Lại khuyến học, môi trường,
Lại tiền nuôi cán bộ,
Lại tình nghĩa, tình thương…
3
Quay lại thôn Thái Học.
Cụ bà Nguyễn Thị Lâm,
Một mình, tám mươi tuổi.
Thế mà cụ hàng năm
Phải đóng một khoản phí
Gọi là giúp người già,
Cụ có kêu túng thiếu,
Lý trưởng cũng không tha.
Năm Hai Không Một Sáu,
Bà cụ phải buộc lòng
Đóng mười hai loại phí,
Gần sáu trăm nghìn đồng.
Riêng khoản đóng cho xã,
Vì già yếu, được tha.
Nhưng tiền xây thôn xóm,
Ba trăm nghìn, nôn ra!
*
Nhưng thương tâm hơn cả
Là ông Trần Văn Tình.
Bốn người con còn nhỏ,
Vợ ung thư, một mình
Ông phải tự xuay xở.
Cái gì cũng cần tiền.
Mà tiền thì không có.
Nhiều lúc tưởng phát điên.
Thế mà rồi bất chợt
Lý trưởng đến nhà ông
Chìa cái giấy thuế phí
Một phẩy năm triệu đồng.
*
Đại khái là như thế,
Ở Nghệ An quê tôi.
Nhà nào cũng cảnh ấy.
Không ai thoát, mà rồi
Muốn thoát cũng chẳng được.
Vì đó là chủ trương.
Chủ trương đổ thuế phí
Lên đầu thằng dân thường.
PS
Đất nước đang đổi mới,
Nhưng còn nhiều dân nghèo.
Tiếc rằng chính nhà nước
Càng làm dân thêm nghèo.
Báo đảng viết đấy nhé,
Không phải tôi điêu toa.
Vinh quang và tốt đẹp
Thời đại của chúng ta? Thái Bá Tân
Chỉ hăm tư cây số
Đại lộ mới Thăng Long,
Mỗi năm tiền cắt cỏ
Năm mươi ba tỉ đồng.
Lương công nhân cắt cỏ,
Làm tám giờ một ngày,
Mỗi tháng ba, bốn triệu.
Luôn vẫn thế xưa nay.
Xin hỏi: năm ba tỉ
Được tiêu cho khoản nào?
Mời thành phố giải thích
Công khai trước đồng bào.
Vốn không giỏi tính toán,
Nhưng tôi đoán lờ mờ
Rằng quan đã ăn chặn.
Quan nào? Dân đang chờ.
Xin cho biết tên họ
Từ quan lớn duyệt chi
Đến quan bé thực hiện,
Cụ thể và chi ly.
Nếu thành phố né tránh
Không làm rõ vụ này,
Thì xin mời lãnh đạo
Về quê mà đi cày. Thơ Thái Bá Tân
Chỉ hăm tư cây số
Đại lộ mới Thăng Long,
Mỗi năm tiền cắt cỏ
Năm mươi ba tỉ đồng.
Lương công nhân cắt cỏ,
Làm tám giờ một ngày,
Mỗi tháng ba, bốn triệu.
Luôn vẫn thế xưa nay.
Xin hỏi: năm ba tỉ
Được tiêu cho khoản nào?
Mời thành phố giải thích
Công khai trước đồng bào.
Vốn không giỏi tính toán,
Nhưng tôi đoán lờ mờ
Rằng quan đã ăn chặn.
Quan nào? Dân đang chờ.
Xin cho biết tên họ
Từ quan lớn duyệt chi
Đến quan bé thực hiện,
Cụ thể và chi ly.
Nếu thành phố né tránh
Không làm rõ vụ này,
Thì xin mời lãnh đạo
Về quê mà đi cày. Thái Bá Tân
Giá xăng ta hiện tại
Đắt hơn Mỹ năm lần.
Trong đó hơn một nửa
Là tiền thuế của dân.
Ba nghìn đồng một lít
Thuế môi trường – quá nhiều.
Cả khi mua chạy máy
Hay chán đời, tự thiêu.
Chiếc ô tô hai tỉ
Mà thuế năm tỉ đồng.
Tự nhiên thấy phẫn nộ.
Có nước nào thế không?
Phẫn nộ đến phát khóc –
Người dân nghèo đáng thương
Không có tiền nộp thuế
Bị tịch thu mất giường…
Thử hỏi tiền thuế ấy
Được chi cho việc gì?
Sinh nhật bố nửa tỉ,
Chi hội nghị, phong bì.
Cho những nhà máy khủng
Xây, đắp chiếu nằm không.
Cho chặt cây, cắt cỏ
Những bảy trăm tỉ đồng.
Cho kinh phí hoạt động
Văn Phòng của đảng ta,
Mỗi năm, theo báo cáo,
Hai trăm triệu đô-la.
Cho việc nuôi làm cảnh
Mấy chục cái Hội, Đoàn.
Rồi nuôi bọn dư luận,
Dân phòng và dân an.
Nhưng đau xót hơn cả
Là tiền thuế của dân,
Tiền mồ hôi nước mắt,
Nhịn mặc và nhịn ăn,
Được cơ chế dung túng
Chảy vào túi quan tham.
Mà chúng đang rục rịch
Rời con tàu Việt Nam.
Không lời nào nói hết
Cái cảm giác đau buồn.
Đau buồn và phẫn nộ,
Nước mắt tự trào tuôn.
*
Đảng lãnh đạo tuyệt đối,
Không cho ai xen vào.
Vậy ai chịu trách nhiệm
Về tiền thuế đồng bào?
Tham nhũng là cực khủng.
Hoang phí là cực kỳ.
Phẫn nộ là cực điểm.
Vậy sẽ còn lại gì?
Còn lại chút an ủi:
Cứ làm ăn kiểu này
Chẳng bao lâu nhà nước
Rỗng túi và trắng tay.
Hy vọng có người mới
Sẽ làm lại từ đầu.
Đất nước sẽ thay đổi,
Dân chủ và mạnh giàu. Thái Bá Tân
Tôi, người dân xin hỏi,
Nhà nước quản thế nào
Mà để chung nó cướp
Và phá của đồng bào
Đến nghìn nghìn, tỉ tỉ,
Tỉ tỉ và nghìn nghìn.
Dự án khủng đắp chiếu,
Lines rồi Vinashin.
Đổ xuống sống, xuống biển,
Nhìn đây, cả núi tiền.
Hơn mười hai nghìn tỉ
Thằng gang thép Thái Nguyên.
Thằng Ngân Hàng Xây Dựng –
Chìn nghìn tỉ, thật kinh.
Ba nghìn ba trăm tỉ
Là thằng Trịnh Xuân Thanh.
Vinalines tổng cộng,
Đốt hết năm mươi nghìn.
Còn tám mươi nghìn tỉ
Là thằng Vinashin.
Đến một đứa con nít,
Huyền Như, chức trưởng phòng,
Mà dễ dàng đút túi
Những bốn nghìn tỉ đồng…
Nhiều lắm, ôi nhiều lắm.
Danh sách còn rất dài
Những khoản chi bạt mạng,
Xây trụ sở, tượng đài.
Mỗi đồng dân đóng thuế –
Giọt mồ hôi nhọc nhằn.
Nhà nước lãng phí thế
Là có tội với dân.
Tỉnh lại, mau tỉnh lại.
Hãy diệt bọn quan tham.
Xét mình không làm được
Thì để người khác làm. Thơ Thái Bá Tân
Bai viet hay qua