16-5-2020
Trước tòa án của pháp luật, nghi can Hồ Duy Hải phải được áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình tố tụng hình sự.
Hải có quen biết hai cô nhân viên bưu điện và có mặt tại hiện trường lúc án mạng xảy ra thì Hải thuộc diện tình nghi như nhiều người khác. Để chứng minh Hải phạm tội phải làm nhiều bước điều tra nữa như: Xác định chính xác thời điểm xảy ra án mạng, xác định Hải có mặt đúng lúc đó, xác định dấu vân tay hay dấu vết ADN trên hung khí và trên người nạn nhân, xác định vết cắt trên cổ nạn nhân là do hung thủ thuận tay nào … Tất cả những bước đó, cơ quan điều tra đã không làm được, do vậy không thể kết luận Hải là hung thủ.
Không chứng minh Hải có tội thì các cấp tòa phải tuyên Hải vô tội chứ không còn con đường nào khác.
Ông Nguyễn Hòa Bình đã vi phạm pháp luật khi cố tình tuyên Hải có tội trong phiên giám đốc thẩm vừa rồi.
Chưa nói, vụ án bưu cục Cầu Voi đang được giới luật sư và công luận soi rọi lại, phát hiện thêm nhiều tình tiết mới chứng minh Hải ngoại phạm và có sự khuất tất cố tình trong quy trình điều tra và tố tụng như:
– Hải thuận tay phải, vết cắt trên nạn nhân do hung thủ thuận tay trái.
– Thời gian Hải di chuyển từ tiệm cầm đồ đến bưu cục Cầu Voi sau 6 lần dừng xe chỉ trong 15 phút là quá phi lí.
– Nghi can số một ban đầu là Nguyễn Văn Nghị đã biến mất khỏi hồ sơ vụ án và phát hiện mới nhất là không có tên tuổi và hồ sơ tại địa phương cư trú. Nay lại xuất hiện một nghi can mới tên Nguyễn Hữu Nghị hoàn toàn không có trong hồ sơ vụ án từ trước đến nay, với nhân thân khác hẳn nghi can Nguyễn Văn Nghị.
Càng ngày càng thêm nhiều tình tiết để tiệm cận đến sự thật, lột truồng mọi khuất tất trong quá trình tố tụng ở vụ án Cầu Voi. Các tình tiết mới cho thấy các cơ quan tố tụng đã cố tình làm sai lệch bản chất vụ án chứ không phải là sơ sót nhỏ như phiên giám đốc thẩm kết luận áp đặt.
Một khi sự thật được phơi bày, nhiều người sẽ phải trả giá đắt, trong đó có ông chánh án Nguyễn Hòa Bình và 17 vị thẩm phán của phiên giám đốc thẩm.
Tuy nhiên không cần phải chờ đến ngày đó, ngay hiện nay ông Nguyễn Hòa Bình đang bị trả giá đắt.
Ông ta bị tòa án dư luận đưa ra xét xử khá nặng nề, mà ở tòa này, nguyên tắc suy đoán có tội được phép áp dụng tối đa.
Ông là quan chức cấp cao của nhà nước, là người của công chúng, nên công chúng có quyền trưng hình ảnh được cho là có dấu hiệu sai trái luân lý của ông lên, công khai tài sản được cho là của ông, truy xét nhân thân … để lấy đó làm chứng cứ phán xét ông trước dư luận.
Ảnh được cho là của ông chụp thân mật với con dâu trong một chuyến con dâu được đi cùng ông công du ở Úc được đưa lên công khai (chắc chắn do nội bộ của ông tung ra). Qua tấm ảnh này chưa thể kết luận ông có quan hệ bất chính với con dâu hay không, nhưng dư luận có quyền bóng gió nghi ngờ và bóng gió lên án ông về mặt đạo đức. Nguyên tắc luân lý bất thành văn, buộc bố chồng tránh càng xa càng tốt việc gần gũi riêng rẽ với con dâu.
Tài sản nhiều quá so với mức lương được cho là của ông cũng được đưa ra. Với khối tài sản như vậy thì chưa kết luận ông tham ô hay không, nhưng dư luận có quyền nghi ngờ và đánh dấu hỏi chúng từ đâu ra.
Năm sinh của ông là 1953 hay 1958 cũng được đưa ra phán xét ở tòa án dư luận.
Dù được quyền sử dụng nguyên tắc suy đoán có tội, nhưng tòa án dư luận, rất công bằng, cũng không kết tội được ông qua các dấu hiệu trên. Giống như tòa án pháp luật mà ông là chánh án tối cao, tòa án dư luận cũng chỉ có quyền ở mức đưa ông vào diện đối tượng bị nghi ngờ. Mức nghi ngờ ở tòa án dư luận cũng có nghĩa là ông đã bị kết án rồi.
Có vài ý kiến cho rằng không nên đưa chuyện tài sản, nhân thân và hình ảnh đời tư của ông ra công luận. Lập luận ấy không đúng.
Ông là quan chức cao cấp, ông là người của công chúng và mới nhất ông vừa thay mặt pháp luật đưa ra một quyết định làm công chúng nghi ngờ, nên công chúng có quyền giám sát mọi hành vi của ông, có quyền nêu ra các dấu hiệu nghi ngờ khuất tất để truy vấn ông.
Ông được toàn quyền giải trình lại hoặc toàn quyền im lặng. Nhưng im lặng trước tòa dư luận cũng đồng nghĩa với chuyện tự kết án mình.
Ông Nguyễn Hòa Bình nghe nói học cao đến bằng cấp tiến sĩ, liệu có hiểu các điều sơ đẳng mà tui nêu ra ở trên không?
Khi đặt ra câu hỏi như vậy, bản thân tui đã muốn đưa ông ra tòa án dư luận về vấn đề học vấn và bằng cấp của ông rồi đó.
>> Một khi sự thật được phơi bày, nhiều người sẽ phải trả giá đắt, trong đó có ông chánh án Nguyễn Hòa Bình và 17 vị thẩm phán của phiên giám đốc thẩm.
Một trong 17 vị, có người học ở Đức: Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức từ năm 2012 đến năm 2015, Dr. jur. (Tiến sỹ luật, năm 1988, Cộng hòa dân chủ Đức) Nguyễn thị hoàng Anh!
>> Một khi sự thật được phơi bày, nhiều người sẽ phải trả giá đắt, trong đó có ông chánh án Nguyễn Hòa Bình và 17 vị thẩm phán của phiên giám đốc thẩm.
Một trong 17 vị, có người học ở Đức: Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức từ năm 2012 đến năm 2015, Dr. jur. (Tiến sỹ luật, năm 1988, Cộng hòa dân chủ Đức) Nguyễn thị hoàng Anh!
Nếu thật sự là người học cao hiểu rộng thì Nguyễn Hòa Bình phải nhìn thấy tất cả những hệ lụy khi ông đóng 3 vai trong vụ án HDH, nếu cái chức tước của ông hiện tại là do tài năng thật thì ông ta đã từ chối ngồi ghế tối cao vì không ai vừa thổi còi vừa đá bóng. Có lẽ tài thấp ghế cao chăng và cái bằng tiến sĩ cho bộ não con bò nên ông ta không nhìn xa mà ngay cả một thằng culi như tui cũng dư sức thấy trước được vấn đề. Nguyễn Hòa Bình ơi, cái ngu, kiêu ngạo và cái vô luân của ông nó hại ông rồi.