Vụ án Hồ Duy Hải bây giờ như một đám cháy

Bạch Hoàn

14-5-2020

Vụ án Hồ Duy Hải bây giờ như một đám cháy với ngọn lửa ngày càng bén, ngày càng lan rộng. Đám cháy trên một vệt dầu loang. Vệt dầu ấy có thể là những tình tiết, những sự thật khách quan mà không một ai, không một thế lực nào có thể chôn vùi.

Mới nhất là luật sư của Hồ Duy Hải – ông Trần Hồng Phong – phát hiện hung thủ có thể thuận tay trái dựa trên biên bản khám nghiệm tử thi, trong khi Hồ Duy Hải thuận tay phải.

Nếu như luật sư Trần Hồng Phong chứng minh thành công hung thủ thuận tay trái, thì dù chưa biết hung thủ là ai, ít nhất chúng ta cũng biết kẻ ấy và Hồ Duy Hải không phải là một.

Đây là một bước dài tiến gần đến sự thật vụ án.

Và nếu như vậy, câu chuyện có thể trở thành một ví dụ tiêu biểu cho thấy, nếu không có luật sư tham gia tìm kiếm, thì người ta có thể đổi trắng thay đen, thao túng pháp đình.

Ngay cả trong trường hợp tình tiết mới ấy chưa đủ để buộc những người có trách nhiệm phải cúi đầu thừa nhận “bản chất vụ án” thay đổi, thì chúng ta – những người dân khát khao công lý – cũng có quyền nghi ngờ hợp lý, có quyền chỉ trích và ta thán, mà cơ quan điều tra không thể nào thanh minh được.

Đấy là lỗi hệ thống, khi gần như cơ quan điều tra đang được độc quyền điều tra vụ án.

Thế nên, nếu chính quyền thực sự muốn cải cách tư pháp, muốn nâng cao dịch vụ công lý lên một bước, thì việc đầu tiên cần làm là phải coi việc tìm kiếm sự thật là quyền chính đáng của tất cả các bên tham gia vào một sự kiện pháp lý, trong đó có cả cơ quan điều tra và luật sư.

Luật sư cần được tìm hiểu vụ án một cách toàn diện và độc lập, và toà án phải phán quyết dựa trên dữ liệu cả phía giữ quyền công tố và bên bào chữa đưa ra.

Sự thật chỉ có một. Nhưng nếu tìm kiếm sự thật cũng chỉ từ một phía, thì sự thật có thể sẽ rất xa vời.

Và nếu cứ như thế, oan khiên sẽ chồng chất oan khiên, công lý sẽ thiếu vắng, lòng người sẽ mỏi mệt. Rồi sẽ đến một ngày, nền tư pháp này như cánh đồng cỏ khô, chỉ cần một mồi lửa, tất cả những gì còn lại là một đống tro tàn.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. Vụ trọng án (giết người) thì phải tìm cho ra thủ phạm.
    Tìm không được thì chọn.
    Người được chọn không nhận vai (giết người) thì giam riêng và “tẩn” cho đến khi phải nhận.

  2. Trong bài: Chánh án Nguyễn Hòa Bình vi phạm pháp luật trên trang DÂN LÀM BÁO
    “https://danlambaovn.blogspot.com/2020/05/chanh-nguyen-hoa-binh-vi-pham-phap-luat.html
    Có nêu trong Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án … thì không nói tới Chánh án tham gia xét xử, mà điểm 3 Điều này chỉ nói tới khả năng phó chánh án tham gia xét xử. Phải chăng điểm này cũng cần được các chuyên gia luật làm cho rõ ràng, vì nếu ông Bình vi phạm – không được tham gia theo luật mà lại tham gia – thì hiển nhiên Bản án không có hiệu lực.

    • Trả lời câu hỏi của phóng viênTTO – “Trong quá trình xét xử, HĐTP lấy biểu quyết các thành viên 4 nội dung quan trọng với hình thức giơ tay. Chánh án đang ngồi ghế chủ tọa thì có ảnh hưởng đến biểu quyết của các thành viên? Có ý kiến đặt ra nếu chánh án giơ tay thì các thành viên có đưa ra quan điểm khác?”

      Thẩm phán BÙI NGỌC HÒA, một trong 17 thành viên Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử Hồ Duy Hải về vai trò “cấp trên” của Chánh án Nguyễn Hòa Bình:
      – “Theo quy định, sau khi nghe đại diện VKS trình bày quan điểm, các thành viên HĐTP thể hiện quan điểm và thảo luận. Sau khi thảo luận thì biểu quyết những nội dung mà VKS kháng nghị.
      Như vậy việc biểu quyết của các thành viên hội đồng là độc lập, mỗi thành viên thể hiện quan điểm và biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
      Đó là quan điểm độc lập của từng thành viên, không phụ thuộc vào cơ chế hành chính giữa cấp trên và cấp dưới. (!)
      Việc biểu quyết này có thể đồng ý kháng nghị hoặc không đồng ý kháng nghị. Và trong thực tế có một số vụ án xét xử giám đốc thẩm có thành viên biểu quyết khác quan điểm của chánh án.
      Cho nên nói rằng vì phụ thuộc cấp trên cấp dưới mà các thành viên miễn cưỡng giơ tay biểu quyết theo chánh án là suy diễn không có căn cứ.
      Phải nói thêm rằng, các thành viên HĐTP độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”(!)
      —-
      Đã là “cấp trên”, “cấp dưới” – làm sao mà có “độc lập”, không phụ thuộc?
      Trong HĐXét xử của Tòa án súc vật, mọi súc vất đều “độc lập” như nhau, nhưng con Chánh án – chắc chắn được “độc lập” hơn nhưng con khác!
      Nhân dân không thể quy cho Chánh án tội “vi phạm pháp luật”!
      Khi chúng bảo “có sai sót về tố tụng nhưng không thay đổi bản chất vụ án”, cũng có nghiã là chúng tự nhận có cái “bản chất”… không bao giờ “vi phạm pháp luật”, không bao giờ “vi hiến”!
      Vì “Hiến pháp”, pháp luật là của chúng nó! Không phải của nhân dân!

      • Ở các nước pháp quyền thẩm phán hầu như không xuất hiện trước đám đông hay viết bài bảo vệ mình – còn nếu viết thì cực kỳ hiếm hoi (có thể viết bài để bảo vệ Viện công tố). Ở đây ông Hòa nói vậy, nhưng ai cũng biết ở Việt Nam chế độ thủ trưởng thì cấp dưới nói chung chỉ dám phê thủ trưởng „không giữ gìn sức khỏe là tài sản quý của cơ quan“ thôi, nên có mấy ai đồng ý với ông Hòa (không tin làm cuộc tahwm dò dư luận khách quan đàng hoàng như các nước)! Ngay cả phương tây thì lí tưởng phải „bịt mắt“ (như nữ thần công lý) thì mới có thể không bị ngoại cảnh tác động, chứ ông Hòa không chỉ nhìn thủ tưởng giơ tay, mà ông Chánh án theo Hiến pháp có quyền phổ biến, chỉ đạo trước đó – và thẩm phán chỉ „độc lập“ khi xử án và bị tác động như đã nói trên – thì ngay bên Viện kiểm sát tối cao cũng đã có bài trêu rồi “Đều tăm tắp” 4 lần 100% Hội đồng thẩm phán biểu quyết tán đồng (phần chữ xanh)
        https://baovephapluat.vn/phap-dinh/ky-an/cai-noi-dung-nay-la-cac-anh-sai-khang-nghi-dung-nhung-bieu-quyet-gay-bat-ngo-88056.html

Comments are closed.