5-4-2020
Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 và Phần 4
Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đảo lộn nhiều ngôi thứ. Khi phải quyết định giữa sự sống và cái chết, con người thường hành động theo bản năng. Dân các xứ “văn minh”, “dân trí cao”, hay rao giảng về nhân quyền nay mua vét từ giấy vệ sinh đến bột nở làm bánh. Ngược lại, dân chúng ở các xứ đang phát triển lại có ý thức hơn. Họ không vét hàng mà chỉ mua xăng để giúp đỡ chính phủ có tiền chống dịch.
Họ trở nên chính trị và xếp loại tả hữu rất nhanh. Ai than phiền về tình trạng các bệnh viện ở Mỹ sẽ được nhắc nhở là không được quên ơn nước Mỹ. Nếu nghi ngờ về tác dụng chống Corona của thuốc sốt rét Chloroquine, bạn sẽ được kết nạp vào đảng Dân chủ.
Corona đã cào xước các huyền thoại về “Sức mạnh của phương tây”, về “Toàn cầu hóa” hay “Liên minh EU”. Toàn cầu hóa đã giúp tư bản Phương Tây chuyển nền sản xuất sang các xứ nghèo để hưởng lợi nhuận bằng “mua giá Tàu – bán giá Đức, giá Mỹ”, để họ chuyển khói, bụi và chất thải sang các xứ nghèo. Tư bản các xứ nghèo lợi dụng những kẽ hở thể chế để bóc lột dân mình, hạ giá tối đa nhằm kiếm ap-phe. Người nghèo đang sống dở chết dở, nay được ngồi bên máy may để may từ cái khẩu trang đến cái veston cho bọn giàu. Vài xu một giờ còn hơn chết đói.
Giới chủ đua nhau ép giá, phá giá khiến đồ đạc rẻ như bùn. Dân xứ giàu lao vào cuộc sống hưởng thụ không cần nhìn giá nữa.
Các nhà nước thương lượng với nhau để được mua rẻ hơn nữa, bán đắt hơn nữa. Phía dưới bản hiệp định nào cũng có vài dòng ghi nhớ về quyền con người (như quyển sổ nợ của bà bán nước trước cửa trường Bách Khoa những năm 70).
Sức sản xuất và tiêu thụ tăng vọt, tài nguyên bị tàn phá cạn kiệt. Nhưng tất cả mọi người đều hưởng lợi từ Toàn cầu hóa cho đến khi…
Covid-19 đã khiến các nền công nghiệp vĩ đại mất đi phép mầu. Chúng vĩ đại như một cột mốc của nền văn minh, nhưng không vĩ đại như mọi người nghĩ. Nếu vĩ đại thì chúng đã không bị thương nặng như giờ đây. Không có những người thợ may chăm chỉ, những nhà máy nhỏ sản xuất ra cái kim sợi chỉ, cái ống nhựa thì những Facebook, Google trí tuệ cao ngất hay những Siemens, Airbus công nghệ siêu đẳng cũng bó tay.
Nếu chỉ chăm chăm xây dựng một nền y tế chạy theo lợi nhuận thì trình độ y học hàng đầu thế giới chỉ dùng để ghép đầu cho các tỷ phú, chứ không chặn được bất cứ một loại dịch nhỏ nào. Những người nghèo không có bảo hiểm, không được đi khám sẽ thành các tác nhân lan truyền không kiểm soát.
Kẻ bị thương nặng thường mất tỉnh táo và bất chấp. Giờ đây cả Mỹ và EU đều phải đánh bài liều, tự cứu mình. Các nước văn minh đang tạo ra tấm gương xấu cho các nước nghèo, khi tranh nhau các lô hàng trang bị y tế. Không chỉ Mỹ hớt tay trên của Đức và Canada, mà Đức cũng giật của Slovakia, trong khi Tiệp thó của Ý và Pháp ăn chặn của Tây Ban Nha…[1].
Liên minh EU, không gian tự do, không biên giới của 550 triệu người đã bị con virus tí xíu băm vằm trong một tuần. Người Đức nói đùa: Mình chẳng cần đóng cửa với ai nữa, vì bọn xung quanh đóng mẹ hết rồi.
Ngày 1.4 một máy bay quân sự Nga Antonov 124 đã chở đầy hàng viện trợ y tế giúp Mỹ [2]. Trong khi bản thân dân Nga cũng chật vật chống dịch, Putin tỏ ra rất hào phóng với phương Tây. Hình ảnh đoàn xe tải quân sự của Hồng Quân cắm cờ Nga, sơn logo “From Rusia With Love” diễu hành trên đất Ý là một vết nhơ của khối NATO.
Nếu tình hình ở Mỹ còn nguy cấp nữa, liệu Nhà Trắng có chấp nhận để các bác sỹ Cuba vào giúp như chính phủ Ý đang làm?
Tập Cận Bình cũng không bỏ lỡ cơ hội. Gã vẫn đeo khẩu trang để tiếp mọi cuộc goi của các nguyên thủ, từ Trump, Merkel, đến Macron và cam kết sẽ dành cho họ những món hàng họ đang cần mua với giá cắt cổ.
Tuy không ai tin vào những con số, vào thành tích chống dịch của Trung Quốc, nhưng khẩu hiệu “Chiến tranh chống dịch” của Tập không chỉ được các chính khách bắt chước, mà còn có rất nhiều fan. Thủ tướng Hungary Victor Orban đã tranh thủ Covid-19 để ban bố luật chiến tranh khẩn cấp, vô hiệu hóa quốc hội. Mô hình China đang thành con virus chui vào EU.
Toàn cầu hóa đã đem công ăn việc làm sang các xứ nghèo. Người dân ở đó đón nhận sự bóc lột như một cứu tinh cho gia đình họ. Nhưng toàn cầu hóa cũng mang virus đến từng ngõ ngách của các khu ổ chuột ở Châu Phi, Ấn Độ hay Bangladesh.
Những người Hoa mang virus từ Vũ Hán cũng đến các xứ này hồi đầu tháng 2.2020. Nhưng tại sao dịch lại chỉ bùng nổ ở các nước giàu có? Vì các nước nghèo lạc hậu đến mức không thống kê được số người nhiễm chăng? Có thể.
Xét về vệ sinh dịch tễ, số người chết ở các xứ nghèo phải gấp hàng trăm lần các ổ dịch Milano, Madrid hay New York. Điều đó đã không xảy ra, mặc dù bệnh nhân Covid-19 đã xuất hiện ở châu Phi từ lâu rồi. Virus không phân biệt giàu nghèo, nhưng những người nghèo nào sống được đến nay đều là những người có khả năng miễn dịch cao. Cao vì họ đã lọt qua thời kỳ sơ sinh khắc nghiệt và lớn lên với triết lý “Ở bẩn sống lâu”. Triết lý tồi tệ này, nếu lỡ nghiệm trong trường hợp này, thì cũng là một may mắn cho cả người Việt.
Có thể người Việt, cũng như dân các xứ nghèo khác, đã đạt miễn nhiễm cộng đồng mà chưa ai xác định. Chỉ mong ý nghĩ ngu xuẩn này đúng!
Tôi không hề phủ định những cố gắng của Việt Nam trong chống dịch cho đến nay. Cách đây 5 tuần, khi viết về Pasteur và Yeshin, tôi đã đánh giá như vậy về y tế cộng đồng Việt Nam.
Trước khi người nghèo chết vì corona, họ sẽ chết vì không có ăn.
Nhìn vào các thảm họa thiên tai với hàng trăm ngàn người chết, ai cũng thương xót nhưng không ai cảm thấy phải hành động. Chắc nó chừa mình ra! Chỉ cần nghe vài trăm người nhiễm Covid, ai cũng co lại. Trước khi có lệnh cách ly, phố xá nhiều nơi đã vắng tanh. Những bức ảnh vệ tinh so sánh mức ô nhiễm cho thấy sự tàn phá thiên nhiên giảm đi đáng kể. Giá dầu hỏa tụt, xe hơi không có người mua, nước biển vịnh Venezia xanh trở lại.
Nếu tình hình này kéo dài vài năm, ong, bướm lại xuất hiện trở lại ở Trung Quốc, đồng Bằng sông Cửu Long lại có phù sa.
Kéo dài thêm vài chục năm nữa, tê giác và hổ, báo sẽ quay về Trường Sơn.
Tưởng như con người đã hiểu rằng, tàn phá môi trường là nguyên nhân của dịch bệnh. Con người đang cướp đi không gian sống cách biệt của các giống vật gây bệnh (khỉ, dơi, tê…). Chưa bao giờ chúng được nuôi, bán và chén một cách tự do như hiện nay.
Tôi e rằng lời thề thốt: “Sau Corona, không thể tiếp tục sống như thế này nữa!” chỉ là câu xin lỗi của một ông chồng vũ phu mỗi khi cô vợ no đòn bỏ đi.
Ngay lúc này các chính phủ đang yêu cầu các đại gia bịt lỗ trống về máy thở. Với trình độ của General Motors, BMW hay Mercedes, trong một tương lai gần những máy thở cao cấp nhất sẽ được sản xuất hàng loạt. (Thậm chí một nước nghèo như Việt Nam đang lên kế hoạch sản xuất mỗi tháng 10.000 máy thở theo công nghệ của hãng Metran (Nhật). Đó là chưa kể người khổng lồ Vinfast cũng sẽ vào cuộc chơi máy thở.)
E rằng máy thở sẽ tràn ngập thế giới khi dịch đã qua và công nhân sẽ được trả lương bằng… máy thở.
Đến giờ người ta vẫn chỉ quen dùng sức mạnh mà quên nhìn sang các nước châu Á như Đài Loan, Nam Hàn, Hong Kong. Các xứ này không cần Lockdown mà vẫn không thiếu máy thở vì họ sống trong nền “Văn minh Khẩu trang”. Nền “Văn minh khẩu trang” Á châu xuất hiện từ kỷ Honda, trước xa kỷ Corona.
Văn minh khẩu trang không chỉ là đeo để tránh cho người khác, mà còn thể hiện qua tấm lòng của những người Việt đang may khẩu trang tặng nước Đức.
(Còn tiếp)
—–
[1] https://www.france24.com/en/20200403-solidarity-when-it-comes-to-masks-it-s-every-nation-for-itself
“Văn minh khẩu trang” hay “văn hóa khẩu trang” nghe không ổn,có vẻ như tự
tôn để “đánh bóng” mình hay tự sướng và tôi thiển nghĩ là thói quen mà người
VN.ta có được khi sống khá lâu trong môi trường đô thị ô nhiễm.
Em về + Anh về tự cách ly thư dãn da thịt giãn thịt da !
**************************************************
Em về cuối tuần cách ly
Tự ly cách mùa Xuân thì đến ngay
Anh về tự ấy lưu đày
Paris gác xếp từ nay nhớ mùi
Thịt da da thịt chưa thui
Thoảng mầu Hương phấn bùi ngùi đêm nay !
Da thịt ‘nhé’ thịt da say ?
Không gian khoảng cách hẹn ngày lại lên
Cho Em sướng rú đêm rền
Đôi hai mét vuông hú tên chúng mình
Hàng tỉ tế bào rung rinh
Lưu linh da thịt Thuyền Tình đắm say
Thôi thì Anh cứ vần xoay
Đan mạch FaceBook bọn mày Ảo thôi
Giờ đây Đại dịch liên hồi
Liêu Trai Vũ Hán chớ chơi mất đời !
CôrôChina bay ơi ?
Nhân loại từ nay hết Trời bằng vung
Cách ly ly cách ngàn trùng
Chỉ còn Không gian Số chung Tình chung chăn
Trò điện tử Ảo ái ân
Cô đơn cô độc dần dần Băng sơn
Quán cà phê hết nhạc đờn
Tiệm bánh thanh toán hóa đơn bằng phôn
Tiếng cười thiếu nụ môi hôn
Bắt tay ôm hít thay đòn đá chân
Vái chào kiểu Ấn ân cần
Phong cách xã hội cách tân tuyệt vời
Giao hoan từ Xa tưởng đứt hơi !
Ôi Không gian Ảo đi đời nhà ma
Liêu Trai chí dị Bà bà
CôrôChina là cha Ba Đình
Mao Xếnh Xáng + Hồ Chí Minh
AQ Lỗ Tấn + Chí Phèo Nam Cao
Cháu Hồ Quý Ly + cháu Tào Tháo tào lao
Em về + Anh về vẫy chào
Cách ly thư dãn da thịt ‘cồn cào’ thịt da !
Em về không khéo Bà bà
Anh nhỡ thành Hàn Tín tà tà múa dao ! ! !
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
cảm hứng nhân đọc bài báo
https://www.lemonde.fr/idees/article/2020/04/03/leila-slimani-l-epidemie-de-coronavirus-vient-accentuer-une-tendance-nous-touchons-de-moins-en-moins-la-peau-de-l-autre_6035419_3232.html
“Đại dịch coroChinavirus đang làm nổi bật một xu hướng xã hội : chúng ta ngày càng ít va chạm vào da của nhau”
Leïla Slimani
Trong tự cách ly giam cầm của con người, khoảng cách đã mở rộng giữa các sinh mệnh, đến mức thực tế liên lạc đã biến mất.
Đăng vào ngày 03 tháng 4 năm 2020
Làn Da thịt là cơ quan có chức năng nặng nhất và rộng nhất trong cơ thể con người. Hai mét vuông bề mặt và hàng tỷ kết nối thần kinh. Làn da trần của một đứa trẻ sơ sinh được đặt trên bụng mẹ. Làn da mà chúng ta tiết lộ với sự vuốt ve của mặt trời, trong mắt của người chúng ta yêu. Làn da rùng mình khi chỉ được chạm vào, chạm vào. Từ thời thơ ấu, chúng ta có trực giác chạm vào sức mạnh giảm nhẹ. Khi chúng sợ quái vật và bóng tối vào ban đêm, trẻ em nắm lấy tay bạn và đeo chúng lên da trần của chúng, trên cái cổ run rẩy của chúng.
Ngày nay, cuộc khủng hoảng Đại dịch Sie vi trùng coroChinavirus Vũ Hán
vì sức khỏe buộc chúng ta phải tránh xa nhau. Chúng ta phải tích hợp các cử chỉ rào cản và tránh chạm vào nhau. Nhưng dịch coronavirus thực sự chỉ làm nổi bật một xu hướng.