21-2-2020
Dịch Wuhan coronavirus đang bùng phát ở Hàn Quốc. một đất nước phát triển hơn rất nhiều so với Việt Nam, cả về kinh tế, khoa học kĩ thuật, y học… cũng như khả năng quản lí xã hội, trình độ nhận thức, ý thức xã hội của người dân. Song song với Hàn Quốc, số lượng người nhiễm Wuhan coronavirus ở Nhật đang tăng mạnh.
Nhìn Hàn Quốc mà không thể không lo lắng cho Việt Nam. Những ngày gần đây, xu hướng lạc quan đang tăng lên tại Việt Nam, các biện pháp phòng dịch chặt chẽ đang có xu hướng bị nới lỏng. Song song với không khí lạc quan tại Việt Nam, các số liệu do Trung Quốc công bố cho thấy dịch tại Trung Quốc đang có xu hướng thoái trào.
Một số nhà khoa học uy tín cho rằng chúng ta đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch, số khác thì cho rằng cuối tháng 3, thậm chí là tháng 5 mới qua được giai đoạn đó. Rất khó để đánh giá các ý kiến này, từ đó có dự đoán đúng đắn về thời gian của vụ dịch. Khó khăn lớn nhất vẫn là độ tin cậy của các số liệu do nhà cầm quyền Trung Quốc công bố.
Tôi không có cơ sở để nghi ngờ những con số liên quan đến dịch được công bố tại Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu của Trung Quốc thì có rất nhiều ý kiến, của những nguồn đáng tin cậy, cho rằng không chính xác. Bản thân cách tính số liệu của họ lúc thế này, lúc thế khác, cũng cho thấy độ tin cậy của những con số của họ không đủ để lạc quan.
Tuy nhiên, việc kiểm soát kém hiệu quả sự di chuyển của người Trung Quốc ở Việt Nam, cũng như sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát sự di chuyển những người được yêu cầu cách li ở vùng có dịch tại Việt Nam, tạo cho tôi một cảm giác không yên tâm, ngay cả khi những thông tin về dịch tại Việt Nam đang rất lạc quan.
Trong khi đó thì UBND TP.HCM đưa ra đề xuất lùi thời gian đi học trở lại của các trường đến hết tháng 3/2020. Trong không khí lạc quan về dịch bệnh ở Việt Nam và Trung Quốc, nhiều ý kiến phản đối đề xuất này. Các ý kiến đồng tình đang dần ít đi. Ngay cả những người ủng hộ đề xuất này của UBND TP.HCM cũng khá dè dặt.
Tôi cho rằng, với sự bùng phát dịch tại Hàn Quốc, không có lí do gì để bảo đảm rằng dịch sẽ không bùng phát tại Việt Nam. Chúng ta cần ngăn chặn hết mức khả năng nay. Và, việc cần làm là tiếp tục hạn chế tập trung đông người, cụ thể là việc các cháu học sinh tập trung tại trường.
Trong hoàn cảnh các phương tiện phòng dịch đơn giản của chúng ta còn thiếu, khả năng chịu đựng của nền kinh tế chúng ta yếu hơn Trung quốc, khả năng sắm sửa trang thiết bị chống dịch của chúng ta cũng kém hơn Trung Quốc rất nhiều, nếu dịch bùng phát như đang xảy ra tại Hàn Quốc, chúng ta sẽ rất dễ suy sụp. Và nếu dịch bùng phát mạnh ở Việt Nam, tình hình có thể sẽ còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc rất nhiều.
Xét về mặt nguy cơ, tôi cho rằng, chính phủ cần cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 3.
Chép lại một lời bàn
Nghiemnv 21/02/2020 at 10:28 pm
Bác tác giả lo lắng thái quá
Với quyết tâm chính trị ” còn đảng còn mình” nhất tề trí thức nhà chúng nó mở trường, mở biên cương, vì một ngày đảng không thu đủm một ngày trí thức nhà chúng nó không có thù lao
Mẹ kiếp 100 triệu đưa, 1 triệu đứa lăn đùng chẳng là gì cả. Nhưng nếu trời có mắt 1 triệu đứa đảng viên trí thức lăn đùng ra ngoẻo thì sao nhỉ???
Ngu khi nói CS có 1 triệu trí thức. Có lẽ Ngu tưởng rằng cứ tốt nghiệp đại học đã là trí thức?
CS là “đội tiên phong của vô sản = vô học” cho nên CS căm ghét trí thức.
Tác giả bài này (BS Võ Xuân Sơn) cũng là trí thức, căn cứ vào thái độ và quan điểm của ông khi phát biểu.
-Nhiều ng bị lây nhiễm nhưng chưa phát bệnh ngay, là do cơ thể họ có sức đề kháng đang tốt. Sức đề kháng của từng ng khác nhau nên thời gian ủ bệnh rồi phát bệnh của từng ng cũng khác nhau. Có trường hợp ng bị lây nhiễm chưa phát bệnh, nhưng ng nghi nhiễm lại phát bệnh trước, do sức đề kháng của ng nghi nhiễm yếu hơn. Lúc sức đề kháng giảm hay thời tiết thay đổi làm sức khỏe suy giảm là ng bị lây nhiễm hay nghi nhiễm sẽ phát bệnh ngay. Tùy thuộc cơ địa của mỗi ng, nên mặc dù bị nhiễm bệnh & đã chữa khỏi nhưng khi gặp lại nguồn lây nhiễm thì cũng có ng bị nhiễm lại. Nói chung, virus corona luôn chực chờ chúng ta sơ hở là nó nhảy ra đoạt mạng sống. Virus corona nguy hiểm hơn SARS, MERS, EBOLA (hoành hành chủ yếu ở Châu Phi do gặp điều kiện vệ sinh, y tế ko tốt).
-Vậy, biện pháp phòng chống dịch chỉ còn là nâng cao sức đề kháng cơ thể & ngăn chặn nguồn lây nhiễm (ng đến từ vùng dịch ngoài TQ, nếu giờ lại thêm Hàn quốc, Nhật thì quá nguy hiểm). Ng đến VN từ vùng dịch yc phải 100% ko nhiễm bệnh thì VN mới có cơ may ngăn chặn dc dịch. Còn VN có dập dứt dc dịch bệnh hay ko, khi mà bên TQ vẫn còn dịch, thì chưa ai trả lời dc .
-Ng lao động, CB, CNV,… tại TP.HCM đi làm lại ổn định từ 3/2/2020, đến nay chưa có ổ dịch phát sinh tại gia đình, có nghĩa là những ng đi làm chưa bị nhiễm bệnh mang về nhà lây cho con cái họ trong gia đình. Suy ra rằng, học sinh, sinh viên TP.HCM hiện chưa có dấu hiệu bị nhiễm bệnh.
-TP.HCM có lẽ chia việc phòng dịch ra 02 bước:
*Bước 1: Tập trung ổn định sản xuất đồng thời đánh giá tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng chống dịch (nếu cho hs, sinh viên đi học lại là TP.HCM vừa lo ổn định sx sau Tết trong khi đang có dịch, vừa lo phòng dịch cho hs, sv, làm cùng lúc 02 việc là thấy ko ổn; đi học có chậm lại nhưng TP.HCM thu ngân sách địa phương đóng đủ cho Chính phủ là Chính phủ cười thôi, các đồng chí cho hs đi học chậm lại chút cũng ko sao mà)
*Bước 2: SX ổn định & dịch bệnh kiểm soát tốt sẽ cho hs, sinh viên đi học lại.
-Để kiểm soát dịch bệnh, Ta chia ra nhiều thời điểm đi học lại, thí dụ đi học lại trong tháng 3/2020, như là:
*2/3 cho sinh viên; 9/3 cho cấp 3; 16/3 cho cấp 2; 23/3 cho cấp 1; 30/3 cho các bé.
Bác tác giả lo lắng thái quá
Với quyết tâm chính trị ” còn đảng còn mình” nhất tề trí thức nhà chúng nó mở trường, mở biên cương, vì một ngày đảng không thu đủm một ngày trí thức nhà chúng nó không có thù lao
Mẹ kiếp 100 triệu đưa, 1 triệu đứa lăn đùng chẳng là gì cả. Nhưng nếu trời có mắt 1 triệu đứa đảng viên trí thức lăn đùng ra ngoẻo thì sao nhỉ???