Tác giả:
Người dịch: Lê Lam
17-2-2020
Hầu như tất cả mọi người đều ngưỡng mộ mô hình Bắc Âu. Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan có năng suất kinh tế cao, công bằng xã hội cao, niềm tin xã hội cao và mức độ hạnh phúc cá nhân cao.
Những người cấp tiến nói vì họ có chế độ phúc lợi hào phóng. Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng các quốc gia này đạt điểm cao về gần như mọi phương diện của thị trường mở cửa tự do. Những người hạn chế nhập cư lưu ý rằng cho đến gần đây, họ là những xã hội thuần khiết về dân tộc.
Nhưng các quốc gia Bắc Âu thuần khiết về dân tộc trong những năm 1800 khi họ còn nghèo khó. Tăng trưởng kinh tế của họ đã cất cánh từ sau năm 1870, trước khi nhà nước phúc lợi của họ được thành lập. Điều thực sự hình thành nên các quốc gia Bắc Âu là các thế hệ chính sách giáo dục kì diệu.
Tầng lớp tinh hoa Bắc Âu thế kỷ 19 đã làm một việc mà gần đây chúng ta chưa thể làm được ở đất nước này. Họ nhận ra rằng để đất nước của họ trở nên thịnh vượng, họ phải tạo ra những ngôi trường nhân dân thực sự thành công cho những người ít học nhất trong dân chúng. Họ nhận ra rằng, phải biến việc học suốt đời thành một nền tảng tự nhiên của xã hội.
Họ nhìn giáo dục khác với chúng ta. Họ dùng từ tiếng Đức “Bildung” (giáo dục) để mô tả cách tiếp cận của họ, thậm chí không có một từ tiếng Anh tương đương. Nó có nghĩa là sự biến đổi hoàn toàn về đạo đức, cảm xúc, trí tuệ và tính công dân của con người. Nó dựa trên ý tưởng rằng nếu mọi người có thể quản lý và đóng góp cho một xã hội công nghiệp mới nổi, họ cần cuộc sống nội tâm phong phú hơn.
Ngày nay, người Mỹ thường nghĩ về trường học như một sự truyền tải các bộ kỹ năng chuyên môn – học sinh có thể đọc, tính toán, kể về các sự kiện sinh học. “Bildung” được nghĩ ra để thay đổi cách học sinh nhìn thế giới. Nó được tạo ra để giúp họ hiểu các hệ thống phức tạp và thấy mối quan hệ giữa mọi thứ – giữa bản thân và xã hội, giữa các mối quan hệ cộng đồng trong một gia đình và một thị trấn.
Như Lene Rachel Andersen và Tom Bjorkman đã tóm tắt trong cuốn sách “Bí mật Bắc Âu”: “Bildung là cách mà cá nhân trưởng thành và nhận trách nhiệm lớn hơn đối với gia đình, bạn bè, đồng bào, xã hội, nhân loại, di sản toàn cầu của chúng ta, khi tận hưởng sự tự do cá nhân, đạo đức và quyền sống tốt hơn.”
Các nhà giáo dục Bắc Âu đã lao động miệt mài để trau dồi ý thức kết nối với quốc gia của mỗi học sinh. Trước thế kỷ 19, hầu hết người châu Âu tự nhận mình là người địa phương chứ không phải quốc gia. Nhưng chương trình giảng dạy ở Bắc Âu gây dựng cho học sinh niềm tự hào về lịch sử, văn hóa dân gian của họ.
“Người mà không nhiệt huyết trong những ngày còn trẻ, sẽ không dễ dàng làm việc như một người đàn ông,” Christopher Arndt Bruun viết. Ý tưởng là tạo ra trong tâm trí của học sinh ý thức về các phạm vi mà họ thuộc về rộng hơn – từ gia đình đến địa phương đến quốc gia – và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chung.
Các nhà giáo dục Bắc Âu cũng lao động miệt mài để phát triển nhận thức nội lực của học sinh. Nghĩa là, họ đã giúp học sinh nhận thấy các nguồn lực luôn trào sôi bên trong bản thân – cảm xúc, sự khao khát, nỗi đau và ham muốn. Nếu bạn có thể nhìn thấy những nguồn lực đó và sự tương tác của chúng, như thể từ bên ngoài, bạn có thể là chủ nhân của chúng chứ không phải là nô lệ của chúng.
Họ nhận thấy rằng khi con người phát triển, họ có khả năng trải qua các giai đoạn phát triển, nhìn thấy bản thân và thế giới qua những lăng kính phức tạp hơn bao giờ hết. Một đứa trẻ có thể mù quáng tuân theo mệnh lệnh – mẹ, bố, cô giáo. Sau đó, nó nội tâm hóa và thích ứng với các tiêu chuẩn của tập thể. Rồi, nó học cách tạo ra các chuẩn mực của riêng mình dựa trên các giá trị riêng của mình. Sau đó, nó học cách xem mình là một nút thắt trong một mạng lưới các cá nhân và do đó học được sự tương hỗ và suy nghĩ toàn diện.
Mục đích của giáo dục là giúp mọi người di chuyển qua những chuyển đổi không thoải mái giữa mỗi cách nhìn.
Sự thúc đẩy giáo dục đó dường như có ảnh hưởng lâu dài đến văn hóa. Dù ở Stockholm hay Minneapolis, người Bắc Âu có xu hướng nói đùa về cách tinh thần trách nhiệm luôn cắn rứt họ. Họ có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới. Họ có một nhận thức riêng về mối quan hệ giữa tự do cá nhân và trách nhiệm cộng đồng.
Niềm tin xã hội cao không xuất hiện ngẫu nhiên. Nó đạt được khi mọi người tự chịu trách nhiệm với nhau trong các tương tác hàng ngày của cuộc sống, khi các tổ chức của xã hội hoạt động tốt.
Ở Hoa Kỳ, niềm tin xã hội đã suy giảm trong nhiều thập kỷ. Nếu những đứa trẻ của tầng lớp đặc quyền được đến những ngôi trường tốt nhất, chúng sẽ không có nhiều sự tương tác xã hội. Nếu những trường đó không thấm nhuần tình yêu quốc gia, sẽ không có nhiều sự chia sẻ trách nhiệm chung.
Nếu anh có một hệ thống giáo dục mỏng không giúp sinh viên thấy được tầm quan trọng của sự tương tác giữa mọi người, thậm chí không giúp sinh viên thấy họ nhìn thấy như thế nào, anh sẽ kết nối với một xã hội mà mọi người không thể nhìn qua lăng kính người khác.
Khi nhìn vào mô hình giáo dục Bắc Âu, bạn nhận ra vấn đề của chúng ta (tức người Mỹ-ND) không chỉ là không đào tạo con người có các kỹ năng phù hợp với công việc. Mà chúng ta còn không có một mô hình phát triển lâu dài đúng để gây dựng một phong cách ý thức mà con người cần có để phát triển trong một xã hội đa nguyên phức tạp.
Nguồn: New York Times
Đừng vội chê nền giáo dục của CSVN. Phải nhìn vào mục đích của nền giáo dục để đánh giá nó một cách chính xác. CSVN đã đào tạo một loại sinh vật phục vụ và trung thành với đảng CS kh̀ông hề biết đến tổ quốc, nhân dân, hay đồng loại. Nền giáo dục của CSVN có thể còn hiệu qủa hơn tất cả các nước khác. Nó tẩy não dân VN thành một loại sinh vật không hề biết nghĩ đến tương lai của thế hệ sau. không hề bận tâm đến đạo đức của con người.
Ở Đan Mạch hay Thụy Điển, một trong những phương pháp giảng dạy và giáo dục cho học sinh ngay từ lớp mẫu giáo đó là làm sao một đứa trẻ biết cách làm việc, phân chia và hợp tác với nhau trong một “team”. Trong một “team”, đứa trẻ được khuyến khích và được tôn trọng về tư duy độc lập nhưng đồng thời phải có trách nhiệm về việc được phân chia. Team vận hành như một đội banh và là nền tảng cho việc học hành ở bậc Trung học, rồi đại học và sau này khi ra trường làm việc.
Trong khi đó giáo dục ở VN hay ở Trung hoa, việc học mang tính nhồi nhét, đơn độc cho nên những sinh viên VN khi vào học đại học ở phương Tây thường gặp trở ngại trong “team”, ngoài khó khăn về ngôn ngữ.