18-1-2020
Việc ông Lê Đình Kình và con cái ông Kình có khủng bố hay không, có phản động hay không đó là việc trước kia. Khi ông Kình mất, người dân nào muốn gửi tiền phúng điếu cho ông Kình đó là việc sau này. Không thể gán ghép hai câu chuyện này làm một để niêm phong số tiền phúng điếu.
Về mặt nguyên tắc khi nhận được công văn từ một cơ quan chính quyền nào đó yêu cầu phong toả tài khoản. Ngân hàng nên yêu cầu cơ quan chính quyền cung cấp bằng chứng chứng minh hoạt động phạm tội, mới có thể xem xét lập hồ sơ để niêm phong. Đó là luật cơ bản, không thể viện lý do Luật an ninh tiền tệ, tài chính gì được cả. Viện dẫn luật mà không làm theo luật thì viện dẫn làm gì?
Việc Cơ quan chính quyền nào đó ở đây có thể là cơ quan thuộc Bộ Công An? Vậy thì chính Cơ quan đó đã hạ mức tín nhiệm về uy tín của mình xuống thấp đồng thời tạo tiền đề cho những đòn trừng phạt của các hiệp hội Quốc tế mà VN đang theo đuổi. Khi anh không có bằng chứng, không lý lẽ thích niêm phong là niêm phong. Ngân hàng thực hiện theo không hề suy tính tới quyền lợi khách hàng cũng sẽ tự đánh rớt hạng trên thương trường Quốc tế.
Ai dám tin một ngân hàng sẵn sàng cung cấp thông tin giao dịch của khách hàng cho bên thứ 3 chỉ vì một lệnh hay một văn bản chưa được kiểm chứng và ngân hàng không hề có động thái bảo vệ khách hàng. Trong trường hợp này, ngân hàng có quyền từ chối phong toả tài khoản nhưng các vị đã không làm như vậy. Việc theo dõi dòng tiền được sử dụng vào mục đích gì sau khi nó được rút ra khỏi ngân hàng thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra. Thay vì làm đúng nguyên tắc, vứt được cục đá qua cho kẻ phải ôm nó thì các vị lại tình nguyện ôm thêm cục đá lớn hơn.
Về cơ quan công an, các vị phải chứng minh được số tiền này được dùng để mua vũ khí khủng bố thì mới có thể ra văn bản phong toả tài khoản. Tới thời điểm này vẫn chưa mấy ai được thấy văn bản phong toả này ngoài những người có quyền kí và thực hiện nó. Khách nhỏ rút lẻ tẻ không sợ nhưng một khi điểm tín nhiệm rớt thì cày bao giờ lên được? Đó là chưa kể nếu bị điều tra về bảo mật tài chính.
Việc công bố thông tin người gửi xâm phạm nghiêm trọng luật bảo mật tài chính. Nếu có hành vi mời trà hoặc đe doạ thì lại còn tệ hơn. Thời thế đã khác mong các vị ứng xử có văn minh hơn để bạn bè quốc tế còn phân biệt được người văn minh và…
Càng giải cứu càng giãy chết là có thật.
Trích: “Khi anh không có bằng chứng, không lý lẽ thích niêm phong là niêm phong. Ngân hàng thực hiện theo không hề suy tính tới quyền lợi khách hàng cũng sẽ tự đánh rớt hạng trên thương trường Quốc tế.”
Nếu ngân hàng rớt hạng chưa đủ nhanh thì khách hàng trên toàn quốc sẽ sẵn sàng giúp một tay bằng cách tham gia một vài đợt tẩy chay.
Quả thật người ta nói không sai: “Có thể mang khỉ ra khỏi rừng, nhưng không thể mang rừng ra khỏi khỉ“.
“Đảng ta” vẫn chỉ biết hành xử như ở trong rừng.