Trung Bảo
7-1-2020
Sẽ hay hơn nhiều nếu trong dịp kỷ niệm 41 năm chiến tranh Biên giới Tây Nam có những bài viết về hội chứng Hậu chiến với các cựu binh Quân đội Nhân dân Việt Nam trở về từ Cambodia.
Ông T. là một hướng dẫn viên du lịch tiếng Đức rất kinh nghiệm. Tôi thường ngồi nói chuyện mỗi khi gặp ông đưa khách đi Hội An, ngoài 50 tuổi với tướng người đậm chắc nịch, ông T. từng là trung đội trưởng một trung đội trinh sát trong chiến tranh Biên giới Tây Nam. Thỉnh thoảng khi hứng chí, ông ta lại kể cho tôi nghe những câu chuyện về thời chinh chiến của mình. Chiến tranh thì ác liệt đã đành nhưng càng ác liệt hơn khi quân Polpot nắm rõ hết chiến thuật của quân đội Việt Nam.
“Ở trong rừng lính trinh sát như bọn tao toàn đi trên cây. Dưới đất nó gài mìn khắp. Chỗ nó gài giữa đường, có đoạn nó lại gài hai bên vệ đường. Đúng bài mình dạy nó giờ lấy ra xài với mình”, ông kể.
Một lần trung đội ông bắt được một “nông dân” Miên đi lạc vào vùng đóng quân. Nghi là lính trinh sát của Polpot, tra khảo mấy cũng không nhận dù bị doạ bắn, cuối cùng “mầy biết làm sao nó nhận nó là lính Polpot không? Tao lột quần nó ra thấy nó mặc cái quần đùi nylon của Tàu. Nông dân nào có cái quần đó.”
Cha của ông T. là một cựu sinh viên Võ Bị Đà Lạt. Khi “đăng lính” đi Cambodia, ông học được nhiều từ kinh nghiệm tác chiến của người cha. Một trong số đó là khi đến phạm vi đóng quân, việc đầu tiên phải làm là đào và giữ gìn khu vực hố xí thật sạch sẽ. “Mày biết trinh sát tụi nó bò vào trại mình đầu tiên là chỗ nào không? Nó bò vô cầu tiêu. Hễ nó thấy cầu tiêu sạch sẽ là nó biết ông chỉ huy giỏi, giữ kỷ luật với lính nghiêm. Cầu tiêu mà dơ nó biết chỉ huy không sát lính. Tối nó dắt quân đánh mình liền”.
Những người nông dân Miên cầm cây cuốc ra đồng nhưng khi bộ đội Việt Nam vừa quay lưng có thể “ăn” ngay một phát đạn hay một nhát chém cũng từ ông nông dân đó. Ông T. có hai người lính dưới quyền vốn là hai anh em chú bác ruột. Hai người đi với nhau như hình với bóng để bảo vệ nhau trong mọi trận chiến. Vậy mà trong một trận tấn công vào phum của Polpot, người anh ăn một viên đạn vỡ toang đầu chỉ vì sơ suất một giây. “Thằng em nó nổi điên, nó vác cây B.40 đánh tràn lên theo đơn vị. Vô tới trong phum, thấy loáng thoáng trong nhà có bóng người là nó bắn thẳng B.40 vào. Tan xác. Còn tao, thấy lính chết tao cũng điên, muốn bắt hết bọn tù binh, mà toàn con nít thôi, xếp hàng rồi lấy đại liên bắn chết mẹ bọn nó. May mà lính tao can chớ không chẳng biết”, ông T. kể như kể một câu chuyện chẳng còn liên quan tới mình.
Nhờ “thành tích chiến đấu”, ông T. được cử đi Đông Đức lao động xuất khẩu sau khi giải ngũ. Còn người em trong câu chuyện trên cũng sống sót trở về, nhưng lún vào ma tuý. “Không có ma tuý sao ngủ nổi, thằng nào yếu yếu về là điên liền. Lính tao nhiều thằng về ‘man man’ luôn. Tao giờ uống say nhiều khi ngủ mơ còn hô ‘xung phong’.
Anh rể của bạn tôi, một cựu binh chiến trường K, từng phải vào tù vì xách súng đi cướp ngoài quốc lộ. Những năm tháng phục viên không nghề nghiệp túng quẫn, tinh thần chưa thoát khỏi cơn hoảng loạn của chiến tranh.
Chẳng một bài viết nào về họ. Về những di chứng hậu chiến mà bất kỳ người lính nào cũng có. Bất kể quốc tịch.
Những tranh luận về ai là kẻ lập ra lực lượng Khmer Rouge có lẽ quá nhàm chán. Ai là kẻ hậu thuẫn cho Polpot tiến đánh Việt Nam và tại sao! Lịch sử đã trả lời cho các câu hỏi ấy qua quá nhiều công trình nghiên cứu trong lẫn ngoài nước. Kẻ đó chính là Trung Quốc. Chứ không nhập nhèm như bài viết của một anh ký giả nhà nước cố lôi nước Mỹ vào.
Cuối cùng, cãi thắng những chuyện đó mà bỏ quên thân phận những những người bỏ lại tính mạng, cơ thể hay tâm trí ở cuộc chiến ấy, liệu có gì hay!
Biên giới Việt-Trung ! Biên cương Bắc ! Nơi Anh mãi mãi nằm lại Năm 1979
***********************************
https://www.youtube.com/watch?v=V3Om5bmqmC8
En Aranjuez Con Tu Amor
Thân gởi Hàng Triệu Nàng Tô Thị Thế kỷ 20-21 của Đất Việt trong và ngoài Tổ Quốc …..
Trước mặt em,
Khi Thời gian trôi qua Tháp Rùa
Chỉ còn lại Tình yêu của em
Nhớ về Anh
Có một tin đồn từ Biên cương Bắc
“Chàng sinh viên Hà Nội vẫn còn sống ! ???”
Lấp lánh Hy vọng sao thật mỏng manh !
Như Cầu Vồng ngũ sắc pha lê
Thế mà hôm nay trong khuôn viên Đại học Tổng hợp
Dường như nay câm lời không biết nói
Giọng nói trầm ấm của Anh về những bông hồng
Tình yêu ngọt ngào
Tựa những chiếc lá Thu vang
Tự thả mình cho Gió Thủ đô cuốn quét
Chúng là những ký ức lãng mạn cách mạng
Của Một Thời Một Thuở đã qua
Dấu chân trong khuôn viên Đại học
Và lời hứa Tình yêu Vĩnh hằng
Anh tình nguyện giã từ bút nghiên lẫn thư hiên
Lên đường ra trận chiến trường cực kỳ nóng bỏng
Biên giới Việt-Trung ! Biên cương Bắc !
Nơi Anh mãi mãi nằm lại Năm 1979
Khuôn viên Đại học Tổng hợp Hà Nội
Giữa một nam sinh viên Toán Lý
Và một nữ sinh viên Khoa Văn
Trong một hoàng hôn Thủ đô Thời Hậu chiến 1975
Điều xin bạn đọc ơi luôn nhớ
Ôi Tình yêu của chúng tôi yêu nhau đam mê
Cháy bùng cháy ngầm mãnh liệt
Chuyện Tình ấy từng không để hoa Dạ Lan tỏa Hương
Thế giới Chiến tranh Lạnh thiếu Hòa bình
Và quan hệ Việt-Trung bắt đầu nóng bỏng
Gió Từ Bắc phương đang mang lại nhiều hoang mang …
Giọng nói trầm ấm của Anh về những bông hồng
Tình yêu ngọt ngào
Tựa những chiếc lá Thu vang
Tự thả mình cho Gió Thủ đô cuốn quét
Chúng là những ký ức lãng mạn cách mạng
Của Một Thời Một Thuở đã qua
Dấu chân trong khuôn viên Đại học
Và lời hứa Tình yêu Vĩnh hằng
Anh tình nguyện giã từ bút nghiên lẫn thư hiên
Lên đường ra trận chiến trường cực kỳ nóng bỏng
Biên giới Việt-Trung ! Biên cương Bắc !
Nơi Anh mãi mãi nằm lại Năm 1979
Ôi Một Thời Một Thuở đã qua !
Dấu chân trong khuôn viên Đại học
Và lời hứa Tình yêu Vĩnh hằng
Anh tình nguyện giã từ bút nghiên lẫn thư hiên
Lên đường ra trận chiến trường cực kỳ nóng bỏng
Biên giới Việt-Trung ! Biên cương Bắc !
Nơi Anh mãi mãi nằm lại Năm 1979
Nữ sinh viên Khoa Văn chỉ từng Người yêu
Chưa từng bao giờ vị Hôn thê của Anh
Chưa từng bao giờ Người vợ của Anh
Đã trở thành Nàng Tô Thị góa phụ xuyên Thế kỷ
Nửa cuối 20 tới Đầu Thế kỷ 21
Ôi Một Thời Một Thuở đã qua !
Dấu chân trong khuôn viên Đại học
Và lời hứa Tình yêu Vĩnh hằng
Anh tình nguyện giã từ bút nghiên lẫn thư hiên
Lên đường ra trận chiến trường cực kỳ nóng bỏng
Biên giới Việt-Trung ! Biên cương Bắc !
Nơi Anh mãi mãi nằm lại Năm 1979
Không phải cái gì của người Mỹ cũng nhất, nhưng về mặt nhân đạo đối với người phạm pháp, hệ thống tư pháp của họ tử tế và nhân đạo hơn nhiều. Dưới đây là vài đoạn trích trên báo Người Việt, nói về một nhà tù được xây dựng cho riêng những tù thường phạm từng tham gia quân đội Mỹ ở quận Orange, Calif:
Orange County có nhà tù đặc biệt cho tù nhân cựu chiến binh.
Sở Cảnh Sát Orange County sửa chữa một nhà tù lại thành nhà tù đặc biệt cho những cựu quân nhân từng phạm pháp.
Theo đài ABC 7, đây là dự án Nhà Tù cho Cựu Chiến Binh (HUMV) và Sở Cảnh Sát Orange County muốn dùng nơi này để giúp những cựu quân nhân từng phạm pháp không phạm sai lầm sau khi ra tù.
Nhà tù Theo Lacy ở thành phố Orange được bày trí lại, có tranh tường, quốc kỳ Mỹ và nhiều thứ liên quan đến quân đội khác.
“Nơi này tất nhiên vẫn là một nhà tù, nhưng chúng tôi đang tìm cách làm nó bớt giống nhà tù được bao nhiêu hay bấy nhiêu,” Cảnh Sát Trưởng Don Barnes của Orange County cho biết.
Ông tin rằng nhà tù được bày trí lại theo chủ đề quân đội sẽ tạo một môi trường tốt cho những tù nhân từng là quân nhân. Ông muốn họ biết mình là cựu chiến binh và sẽ được nhận các dịch vụ hay cơ hội để thành công sau khi ra tù.
Nhà tù Theo Lacy sẽ có nhiều chương trình giúp đỡ họ như giúp tìm việc làm và giúp họ cai nghiện. Nhà tù lúc nào cũng có một cảnh sát viên từng nhập ngũ canh gác những tù nhân cựu chiến binh.
Cảnh sát viên Matthew Gibbs, nhập ngũ từ năm 2006 đến 2014, cho hay: “Tôi hiểu những khó khăn của họ vì từng trải qua cảnh đó. Tôi rất mừng vì giúp đỡ được những cựu quân nhân này.”
Một tù nhân có tên Garett, 39 tuổi và từng đi lính năm năm ở Iraq và Afghanistan, chia sẻ: “Tôi không biết phải làm gì và cần thứ gì đó để lấp khoảng trống trong tâm hồn. Chính vì vậy, tôi tìm đến ma túy và nó khiến tôi làm những chuyện đáng hối hận.”
Dân Biểu Liên Bang Lou Correa của Địa Hạt 46 nói: “Chỉ có Chúa mới biết được những thứ kinh khủng mà họ thấy ngoài chiến trường. Trong khi đó, chúng ta đòi họ trở về và sống như một cư dân bình thường, nhưng không ai hỏi chiến trường đã thay đổi con người họ ra sao.”
Theo Cảnh Sát Trưởng Barnes, nhà tù HUMV bắt đầu hoạt động vào ngày 2 Tháng Giêng (2020) và chứa được 32 tù nhân cựu chiến binh. Nếu cần, nhà tù này sẽ được mở rộng và chứa được 64 người