4-12-2019
1. Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) đã cam kết đầu tư 100% hệ thống làm sạch nước sông Tô Lịch và Hồ Tây bằng công nghệ Nano – Bioreactor (dantri.com.vn, ngày 03/12/2019).Đây là cơ hội chưa bao giờ có mà người dân Thủ Đô phải ý thức được, cùng lên tiếng, buộc các nhóm lợi ích không cản trở, để UBND TP Hà Nội chấp nhận đề nghị của JEBO.
2. Vấn đề mấu chốt là kinh phí. JEBO khẳng định đầu tư không tốn kém. Bởi vì chi phí đầu tư ban đầu thấp. Gồm hệ thống máy Nano và vật liệu sinh học Bioreactor. Hệ thống bể ngầm bằng vật liệu FRP tiện lắp đặt dưới lòng đất. Không yêu cầu nhân lực quản lý vận hành lớn. Chi phí tiền điện vận hành nhà máy nhỏ do chỉ sử dụng các bơm có công suất chỉ vài kW. Điều đó lý giải tại sao JEBO tình nguyện ứng tiền đầu tư trước. Sau khi thành công sẽ cho Hà Nội thuê, chuyển giao cho Hà Nội quản lý, vận hành. Đó là điều rất an toàn cho phía Hà Nội.
3. Các chuyên gia Việt Nam vẫn suy nghĩ theo lối truyền thống. Luôn chỉ nghĩ đến việc nạo vét sông, hồ; Rồi xây dựng toàn bộ hệ thống cống bao, thu gom, tách nước thải từ nguồn đưa về các nhà máy xử lý nước thải tập trung. Tất cả những điều này đòi hỏi nguồn vốn nhiều chục ngàn tỷ đồng và mất 50 -70 năm mới hoàn thiện được hệ thống. Trong thời gian đó thì các dòng sông ô nhiễm hàng ngày bốc mùi hôi thối làm nguy hại đến sức khỏe người dân.
4. Giải pháp của JEBO là xử lý tại chỗ. Bao gồm:
– Hệ thống Nano-Bioreactor thứ nhất: xử lý nước thải tại chỗ trong bể ngầm, đạt tiêu chuẩn rồi mới xả vào sông Tô Lịch.
– Hệ thống Nano-Bioreactor thứ hai: xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy cho sông.
Như vậy, giải pháp của JEBO đảm bảo nước thải từ các cống sẽ được xử lý tại bể ngầm dưới đất bằng hệ thống Nano-Bioreactor làm sạch nước, sau khi đạt chuẩn rồi mới cho chảy vào sông Tô Lịch. Trong trường hợp phát sinh nước thải tràn vào lòng sông thì vẫn có hệ thống Nano-Bioreactor nhóm thứ 2 đặt ở giữa sông để xử lý mùi, chất ô nhiễm, phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, tạo dòng chảy thông thoáng cho sông.
Rất tự tin, JEBO thông báo rằng hệ thống của JEBO vận hành hoàn toàn tự động, đáp ứng cả trong điều kiện mưa bão lớn. JEBO sẽ trình bày chi tiết tại Hội thảo Khoa học của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian sắp tới.
5. Nhật Bản là nước có nền công nghệ tiên tiến bậc nhất, sở hữu đội ngũ các nhà khoa học giỏi. Để Nhật Bản làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây chắc chắn tốt hơn phía Việt Nam tự làm.
Một cách công bằng, cũng phải “ghi công” cho ông Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục. Do sự đổ lỗi mù quáng của ông rằng JEBO thất bại, mà JEBO vì danh dự của Nhật Bản nên quyết minh oan đến cùng. Hệ quả là JEBO cam kết đầu tư trước 100% kinh phí làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây, để khẳng định công nghệ Nhật Bản thành công.
Điều mà người Hà Nội phải đồng lòng là không để cho các nhóm lợi ích tìm cách chống phá. Đây là cơ hội để Hà Nội có một dòng sông Tô Lịch sạch, với dòng chảy thông thoáng, chấm dứt nhiều chục năm khổ sở vì hôi thối và tù đọng.
Còn nếu cứ tiếp tục xuôi theo kế sách thầy dùi của các nhóm lợi ích, cùng với các “chuyên gia nội nhận phong bì”, thì hàng chục năm nữa người dân Thủ Đô vẫn phải chịu cảnh ô nhiễm nguy hại ngày thêm trầm trọng.
Vì lợi ích nhóm mà lợi ích của nhân dân đã bao lần bị bỏ lỡ. Không có lẽ cứ để các nhóm lợi ích mãi dắt mũi?
UBND TP Hà Nội không thể bỏ lỡ cơ hội làm sạch sông Tô Lịch và Hồ Tây. Môi trường là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhiều thế hệ nhân dân Thủ Đô, nên phải rất cẩn trọng và trân quý.
Thế còn anh Chung Con thì làm sao. Chẳng lẽ bố con anh ấy ôm cái đống hóa chất khai lên tới mấy chục tỉ để ăn dần hả bác Chu. Người Nhật chơi khó quá.
Thái độ của lũ lãnh đạo thủ đô là rất vô học đối với người Nhật. Tôi rất lấy làm lạ là tên Hoàng trung Hải đã ngậm tăm rất lâu mà cái tăm ấy vẫn chưa mục. Đúng là Tàu bản xứ.
“Còn nếu cứ tiếp tục xuôi theo kế sách thầy dùi của các nhóm lợi ích, cùng với các “chuyên gia nội nhận phong bì”, thì hàng chục năm nữa người dân Thủ Đô vẫn phải chịu cảnh ô nhiễm nguy hại ngày thêm trầm trọng”.
-Khi suy nghĩ của lãnh đạo lấy việc ô nhiễm môi trường (đất, không khí, nước) để kinh doanh, buôn bán hóa chất xử lý môi trường kiếm lời thì đương nhiên môi trường cuộc sống của ng dân Thủ đô ko bao giờ dứt hết ô nhiễm dc. Vì hết ô nhiễm thì lãnh đạo còn gì để kinh doanh, buôn bán hóa chất xử lý môi trường kiếm lời nữa? Vậy ra, lãnh đạo biến ng dân Thủ đô thành đối tác thương mại tin cậy toàn diện? (các anh gây ô nhiễm, ko sao cả, đã có hóa chất xử lý môi trường độc quyền của em làm rất tốt rồi)