28-11-2019
Họ bảo chữ quốc ngữ là công cụ của thực dân đô hộ. Vậy thế vacxin người Pháp mang sang có phải là công cụ đô hộ không? Dân tộc mình làm cách nào để chống chọi lại những đại dịch bệnh lịch sử, khi không có những thứ gọi là “công cụ đô hộ” ấy? Có nên xoá luôn những tên đường Yersin hay Pasteur đi cho nhất quán không?
Sài Gòn chấp nhận những cái tên Pháp còn Đà Nẵng thì nhất định không. Lý giải thế nào để thoát chủ nghĩa cục bộ và đỡ bất nhất trong suy nghĩ? Nếu cứ để như thế thì Sài Gòn hay Đà Nẵng, ai yêu nước hơn ai? Cần phải có câu trả lời.
Qua nhiều sự việc liên quan tới văn hoá, lịch sử, danh nhân,… nổi cộm những năm gần đây và các phát ngôn muốn “té ghé” của một số tiến sĩ, có vẻ như khoa học xã hội đang truyền giảng tại Việt Nam ngày càng có xu hướng trở nên một thứ gì đó cực kỳ khó hiểu, khó định nghĩa, khó gọi tên, khó truyền đạt và khó hấp thu. Mà vốn dĩ, đã mệnh danh là khoa học thì phải tìm cách đơn giản hoá vấn đề một cách tối đa có thể.
Nhưng nó ngày càng ngoắt nghéo, ngoằn ngoèo, rối rắm, chồng chéo, phức tạp,… Hứng lên, nó có thể phức tạp tới mức người uyên bác nhất cũng chẳng có đường mà luận. Tụt mod, nó có thể ngẩn ngơ tới mức tiền hậu bất nhất, nay đúng, mai lại sai.
Thầy tâm huyết thì chẳng biết truyền giảng ra sao còn trò thì cố công cũng chẳng thể lý giải cách nào cho logic và phù hợp với thực tế. Thầy nhìn trò rồi trò lại nhìn thầy, thế là thống nhất chung một quan điểm mang màu sắc tư duy những năm 50 của thế kỷ trước để hoàn thành công việc cho phù hợp với hoàn cảnh và đảm bảo an toàn. Người không biết nhìn vào thì có vẻ khoa học, đạo mạo nhưng thực ra đó giống như một kiểu bảo nhau mất phương hướng và tụt hậu tự thân.
Cứ vậy nó chồng lên nhau, lợi ích gối lợi ích, quan hệ gối quan hệ, nể nang gối nể nang, thế hệ này chồng lên thế hệ khác với những lập luận nghe mà muốn giật mình. Thấy sai không dám phản biện, thấy đúng chẳng dám tôn vinh, thấy bình bình thì lại chê nhàn nhạt.
Hệ luỵ ấy rất đau khổ cho các thế hệ sau. Khoa học chẳng ra khoa học dẫn tới không thúc đẩy được sáng tạo. Chỉ thấy màu trắng mờ nhạt của một nền văn hoá khi đứng chung với bạn bè quốc tế. Chỉ thấy một màu xám khổ đau của sự chia rẽ, phân ly. Chỉ có nét đậm nhất là màu đen của lằn ranh giữa lý luận và thực tiễn là gần như không thể nào phá bỏ.
Đời sống phát triển thì xã hội ngày càng phức tạp. Nhưng đen đủi thay, sự nghiệp giảng dạy khoa học xã hội hiện tại không giải quyết được những vấn đề trong thời buổi mới mà vẫn loanh quanh tạo ra những xung đột về nhiều thứ đã cũ. Đào tạo cho ra những lớp người mới nhưng tư duy hệt những năm 45 giữa thời buổi công nghiệp 4.0 đang lao như vũ bão về phía trước. Nó tạo ra một khoảng hụt hẫng cho người Việt đối với thế giới tiến bộ. Khoảng hụt hẫng ấy hiển hiện rõ trên từng gương mặt, trong ánh mắt của người Việt khi nhìn những thiết bị, đồ dùng thường nhật của thế giới văn minh như những thứ thần kỳ, chẳng thể nào lý giải.
Rồi lớp sau lại vô thức chồng lên lối mòn của lớp trước. Lại vẫn coi những thứ như Facebook, Youtube hay Iphone là công cụ xâm lăng của thực dân. Lại phủ nhận đi những thành quả & công sức của nhân loại tiến bộ. Lại cũng với lý luận ấy mà tiếp tục bảo nhau lỗi thời ngay trong giảng đường đại học.
Không tìm cách thay đổi cật lực, logic hơn, tiệm cận thực tế hơn trong giảng dạy khoa học xã hội, chính nó sẽ tạo ra những lớp người đóng cánh của của Việt Nam với nhân loại tiến bộ. Không những vậy, nó còn tạo ra xung đột trong ý thức gây chia rẽ sâu sắc cộng đồng mà kẻ thiệt thòi duy nhất là hậu thế và tương lai sẽ trở nên một bộ lạc nhiều tuổi nhưng ngây thơ trong thời buổi số hoá toàn cầu.
Thực dân Pháp, Mỹ không có BOT bẩn cướp tiền dân, đường dân đi miễn phí. Vaccine miễn phí, bệnh viện miễn phí, đi học miễn phí, sữa miễn phí
Không thu thuế thu nhập cá nhân, VAT, thuế bảo vệ môi trường, thuế phí đủ loại.
Không vay NỢ CÔNG bắt dân trả đến đời cháu chắt, các mỏ dầu vẫn còn nguyên, boxit cũng còn nguyên, than đá cũng còn nguyên.
“Chữ quốc ngữ” là công cụ đô hộ của thực dân – nhưng nó đã được ĐCSVN lợi dụng nó để truyền bá CN Mác-Lê vào VN, dùng nó để lừa bịp nhân dân VN cướp chính quyền về tay Đảng.
Vì nó là công cụ đô hộ của thực dân, nên nó là công cụ bẩn thỉu!
Bẩn thỉu… nhưng Đảng ta vẫn phải tạm thời dùng nó để tuyên truyền.
Bẩn thỉu… nhưng vẫn phải tạm thời dùng nó để ghi tên “CH XHCN VN” lên quốc huy, tạm thời dùng nó để ghi tên tên lãnh tụ lên cái lăng khủng?
Chưa thể vứt bỏ nó đi, cho nên vẫn chưa chính thức gọi nó là “công cụ của thực dân”, mà vẫn tiếp tục gọi nó là “chữ quốc ngữ”!
Chắc tới đây sẽ phải thay đổi. “Chữ quốc ngữ” sẽ là thứ chữ mà quan thày của ĐCSVN ở Bắc Kinh sử dụng – quan thày của lũ lợn.
Trích bình luận từ Facebook (Smallpaul Nguyen): “So sánh giữa Alexandre de Rhodes với Yersin và Pasteur là “khập khiễng”. Một đằng là giáo sĩ một đằng là bác sĩ hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau chắc tác giả bài viết chưa học qua PTTH vì thế mới đem một giáo sĩ so sánh với bác sĩ”.
Mang những “đại lượng….Thứ nguyên” ra để mà khoe mình học hết PTTH thì quả thật là…khủng khiếp.
Ngay từ tiểu học thời VNCH, các học sinh đã được dạy rằng : Bác sĩ chữa cho bệnh nhân về thể xác, còn các Tu sĩ thì chữa cho thế nhân về tinh thần (phần hồn); Cả hai đều làm một công việc là “chữa trị bệnh hoạn và đau thương”; Do đó phải kính trọng Tu Sĩ cũng giống như Bác sĩ .(mấy đứa ở truồng, khoe …..hàng thì bị tội “Công Xúc Tu Sĩ”)
Huống chi, Thoạt đầu – hàng trăm năm trước – Chính các tu sĩ kiêm bác sĩ lại là những người đi đến những vùng nghèo khổ nhất của trái đất để giúp đỡ, chữa trị cho các bệnh nhân khốn cùng, đặc biệt là những bệnh nhân bị người đời xa lành (như bệnh phong cùi)…..
Cái anh khoe học thức ở trên, thiết nghĩ chỉ là thùng rỗng kêu to, dốt mà không biết minh….dốt, lại còn tỏ ra …nguy hiểm.
Tội nghiệp cho anh!
Chữ quốc ngữ của thực dân đô hộ vậy chữ Hán là của bọn Tàu xâm lược . Nếu không có chữ Hán do những thái thú người Tàu mang qua nước Việt theo bước chân đô hộ thì tổ tiên ta đã không có những tác phẩm chữ Hán để lại cho muôn sau đời sau góp phần to lớn vào nền văn học dân tộc .
Rồi cũng từ chữ Hán mà cha ông đã sáng tạo ra chữ Nôm để làm nên một thời kì văn học Hán – Nôm rực rỡ với tác phẩm tiêu biểu là Truyện Kiều và nhiều tác phẩm giá trịị khác . Có lẽ ban đầu, các thái thú Tàu cũng không định dạy cho người Việt mà chỉ dùng trong công văn, giấy tờ của họ , cũng như có người cho rằng Alexandre de Rhode sáng tác chữ Quốc ngữ là để các tu sĩ tiện việc truyền đạo cho người bản xứ mà thôi, chứ không định dạy người Việt biết chữ để mở mang văn hóa nên không cần phải biết ơn. Thế mà, trong các bài lịch sử ở miền Nam trước 1975 dạy cho học sinh tiểu học có nhắc đến những ông quan Tàu như Tích Quang, Nhâm Diên cơ đấy .
Cái gì phát sinh thuở ban đầu, hễ có lợi ích cho dân tộc thì tổ tiên ta phát triển, bổ sung để biến nó thành của mình nhưng không quên nguồn gốc của nó .
Cũng vì cái nhìn hẹp hòi chúng ta đã vất bỏ tượng NỮ THẦN TỰ DO được chính tác giả làm ra cái lớn tặng cho nước Mỹ còn sừng sửng hôm nay ; Cái nhỏ tặng Hanoi thì từ Hồ Hoàn Kiếm dời lên Hồ Tây rồi dỡ bỏ vì nó là “ mụ đầm Tây” ! ( vào G… xem cho đầy đủ)….