18-11-2019
(Phiên tòa xét xử sơ thẩm liên quan đến luật sư Trần Vũ Hải với cáo buộc giúp sức trốn thuế).
Bà Phương đề nghị toà xác minh người đưa hình ảnh của bà cho báo chí. Hình ảnh này được cắt từ màn hình theo dõi chung quang cảnh phiên toà dưới chân cầu thang.
Bà và luật sư sẽ khởi kiện người đã đăng tải hình ảnh và thông tin này.
⁃ Luật sư Chu Thị Vân:
+ Dành sự trân trọng đối với luật sư Trần Vũ Hải
+ Đồng tình với quan điểm với các luật sư đồng nghiệp, ý kiến thêm:
Yêu cầu trưng cầu giám định: Có hành vi phạm tội hay không, ai phạm tội, số tiền phạm tội là bao nhiêu?
Cơ quan trưng cầu giám định tự đưa ra con số, mặc định số tiền 16 tỷ để áp đặt cho cơ quan giám định xác định mức thuế phải nộp.
Kết luận giám định: Chưa làm rõ được ai trốn thuế.
Tại phiên toà, giám định viên cho biết việc xác định ai là người nộp thuế là trách nhiệm của cơ quan điều tra là điều hết sức vô lý.
Điều 68 Luật giám định cho phép giám định viên có quyền từ chối giám định nếu như không có đủ tài liệu, hồ sơ cần thiết để phục vụ việc giám định một cách khách quan.
Kết luận, đề xuất: Tuyên vô tội cho 4 bị cáo
⁃ Luật sư Lê Ngọc Luân:
Cảm ơn HĐXX, các anh Công an đã bảo vệ phiên toà hết sức nghiêm ngặt và bà con thành phố biển Nha Trang.
Qua hai ngày xét xử, đặc biệt là phần xét hỏi thì có thể khẳng định, không chỉ riêng tôi mà tất cả những người ngồi đây, bao gồm HĐXX, VKS và những người theo dõi phiên toà có thể nhận thấy rằng không đủ chứng cứ cũng như đạo lý để cáo buộc 4 người, trong đó có Thân chủ của tôi – ông Trần Vũ Hải có tội.
Tôi nghĩ rằng, lẽ ra sau phần xét hỏi đã chứng minh rõ vấn đề cho thấy vụ án truy tố có dấu hiệu oan sai hoặc chí ít tại thời điểm này không đủ chứng cứ hoặc không đầy đủ, nhiều điểm mới xuất hiện tại toà thì VKS phải rút cáo trạng và ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can nhưng KHÔNG. VKS vẫn đọc bản cáo trạng luận tội đã viết sẵn, không khác gì cáo trạng mà chúng tôi đang giữ trong tay.
Vậy, hàng loạt vấn đề xét hỏi, được các luật sư làm rõ tại phiên toà nhưng VKS không xem xét. Truy tố 4 số phận con người mà như thế này thì thật không thể hiểu nỗi.
Nguyên tắc bất di bất dịch của Luật Hình sự là không làm oan người vô tội, xét về khía cạnh đạo lý nó còn cao hơn cả nguyên tắc tránh bỏ lọt tội phạm.
Ngày hôm qua, sau khi xong phần xét hỏi, tôi đã gặp 1 người xem vụ án và hỏi 1 câu rằng “chị thấy có oan không”, họ không trả lời, chỉ cười. Cái cười này nếu hiểu rộng thì cho thấy bản Cáo trạng của VKS như thế nào.
Giám định viên cố tình bảo lưu quan điểm sai trái. CQĐT ra quyết định trưng cầu giám định yêu cầu làm rõ ai là người trốn thuế nhưng KLGĐ không nêu rõ ai là người trốn thuế. Dù vậy, CQĐT mặc kệ và VKS có nhiệm vụ giám sát hoạt đồng điều tra cũng không có ý kiến đến vấn đề mấu chốt này.
KLĐT khẳng định, bà Hạnh (người thực tế có thu nhập từ BĐS) là chủ mưu. Ở đây xác định bà Hạnh có nghĩa vụ nộp thuế nhưng Cáo trạng ban hành không nói rõ ai là chủ thể nộp thuế mà ghi cả 4 người. Đó là sai nguyên tắc cơ bản vì chỉ bên bán mới có nghĩa vụ nộp.
Hôm nay tôi lý giải luôn vì sao Cáo trạng xác định cả 4 người trốn thuế mà không nêu đích danh ai, bởi, nếu xác định rõ đó là Bà Hạnh nhưng trớ trêu thay, Bà Hạnh chỉ có một BĐS duy nhất tại thời điểm giao dịch và đương nhiên được miễn thuế. Như vậy, bà Hạnh oan và 3 người còn lại đương nhiên oan.
Đó là lý do tại sao CQĐT và VKS bỏ qua, lập lờ không nêu đích danh cá nhân nào có nghĩa vụ nộp thuế.
Quay ngược trở lại, tại phiên toà, Giám định viên khẳng định ông Lắm mới là người nộp thuế.
Đây là tình tiết hoàn toàn mới từ trước đến nay nhưng VKS lẽ ra phải đề nghị toà trả hồ sơ nhưng không có ý kiến gì, im lặng khó hiểu.
Ông Lắm không phải là chủ sở hữu thực tế BĐS và không có thu nhập. Không có thu nhập thì đương nhiên không có nghĩa vụ nộp thuế. Vậy tại sao Giám định viên tại giai đoạn điều tra khi Công an yêu cầu xác định ai là người trốn thuế thì không nêu. Nay ra toà lại xác định ông Lắm là người nộp. Điều này khẳng định sự phi lý và phi lôgic.
Nguyên đơn dân sự – Chi cục thuế TP. Nha Trang cố tình từ chối mọi câu trả lời do luật sư hỏi, trong khi CQTHTT xác định họ bị thiệt hại thì họ lại im lặng. Khi chúng tôi hỏi Chi cục thuế có đơn yêu cầu gửi Công an xác định mình bị thiệt hại không thì cũng không có. Họ không có đơn là đương nhiên vì chính hôm nay, chi cục thuế TP. Nha Trang khẳng định thu Đúng và Đủ rồi.
Tôi có thể tự tin và khẳng định đây là vụ án đầu tiên, duy nhất tại Việt Nam, truy tố tội trốn thuế trong giao dịch bất động sản mà không nêu được căn cứ pháp lý (áp theo giá thực tế). Và chắc chắn tất cả chúng ta sẽ nhớ mãi về vụ án này dù kết quả ra sao.
Cơ sở nào để khẳng định hợp đồng giao dịch 1,8 tỷ là vô hiệu? Ai tuyên bố vô hiệu? Cơ quan điều tra thay mặt toà án phủ nhận giá trị của hợp đồng có công chưng này. Phủ nhận cả đạo luật Công chứng.
Không ai được phép cao hơn luật pháp. Tôi đề nghị VKS nêu căn cứ pháp lý và tôi khẳng định luôn làm sao VkS có thể nêu được vì luật có quy định đâu mà nêu.
Hãy nhớ rằng, luật cũ nêu căn cứ xác định là “giá thực tế” nhưng văn bản mới đã bỏ đi điều đó vì BĐS là một loại hàng hoá đặc biệt và Chính phủ cũng như các cơ quan ban hành cho ra đời thông tư hướng dẫn áp giá do Uỷ ban tỉnh đưa ra là phù hợp và đúng bản chất sâu xa.
Nếu VKS cho rằng phải sử dụng giấy đặt cọc 16 tỷ làm căn cứ thì hãy chỉ ra quy định pháp luật ở đâu. Chắc chắn không thể chỉ ra bởi luật không quy định và loại bỏ rồi. Do đó, HĐXX phải căn cứ theo luật để ra phán quyết và chấp nhận ý kiến của luật sư và bác bỏ quan điểm của VKS.
Một tình tiết mới đặc biệt quan trọng: giám định viên khẳng định ông Lắm là người trốn thuế, phải trả hồ sơ để điều tra lại.
Vai trò thực tế của bà Thuý và bà Phương như nhau, thậm chí bà Thuý có vai trò cao hơn bà Phương nhưng lại không bị khởi tố.
Không thể chứng minh vai trò đồng phạm của bà Phương vì không có sự thảo luận, bàn bạc và không có sự phân biệt vai trò giữa người thực hiện hành vi chính và người được cho là đồng phạm.
Cơ quan điều tra kết luận bà Hạnh là chủ mưu nhưng không bị khám xét, nhưng lại bị khám xét nhà ở và văn phòng, điều đó đặt cho chúng ta dấu hỏi về sự việc này.
Bà Hạnh mang hai quốc tịch, nhưng toà án thành phố Nha Trang xét xử là sai thẩm quyền. Bà Hạnh mong muốn được khắc phục hậu quả thì cũng không được các cơ quan tiến hành tố tụng cho phép.
Cơ quan điều tra yêu cầu xác định ai là người trốn thuế nhưng giám định không trả lời, VKS không có ý kiến. Vì sợ khẳng định bà Hạnh là người phải nộp thuế nhưng vì bà chỉ có tài sản duy nhất nên sẽ được miễn thuế và khi đó sẽ không ai trong số 4 bị cáo là người phạm tội trốn thuế.
Cải tạo không giam giữ để làm gì?
Quy định giá thực tế đã bị loại bỏ trong các quy định của pháp luật vì sẽ không có quy chuẩn để so sánh, đối chiếu
Kết luận, đề xuất: Đề nghị toà tuyên vô tội cho các bị cáo, nếu không sẽ tạo một tiền lệ xấu cho những trường hợp tương tự.
– Luật sư Trần Văn Đạt:
+ Yêu cầu trưng cầu giám định vượt quá vai trò của người giám định vì yêu cầu họ khẳng định có hay không hành vi phạm tội (đó là chức năng của cơ quan điều tra).
+ Yêu cầu trưng cầu giám định bổ sung: Người giám định phải từ chối giám định yêu cầu này.
+ Bản kết luận điều tra buộc phải có các nội dung: ai phạm tội, tội gì, mức độ nặng nhẹ… nhưng trong bản kết luận điều tra này không có.
+ Từ điều tra tới truy tố áp dụng nguyên tắc suy đoán có tội chứ không áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định của Điều 13 Bộ luật hình sự.
+ Cáo trạng không chứng minh được hành vi, mức độ phạm tội.
Về phiên toà:
Thủ tục:
Cản trở báo chí là ngăn chặn bào chữa của luật sư, luật sư bị cản trở hoạt động hành nghề (bị tước các công cụ hành nghề).
Chủ toạ phiên toà từ chối các yêu cầu của luật sư mà không giải thích; theo quy định Điều 280 BLTTHS, phải trả hồ sơ điều tra lại để làm rõ
Nội dung:
Trách nhiệm chứng minh hành vi phạm tội (Điều 85 Bộ luật TTHS) thuộc về cơ quan điều tra và VKS nhưng cả hai cơ quan này đều không làm được.
Kết luận điều tra không tuân thủ Điều 233 Bộ luật TTHS, cáo trạng cũng không tuân thủ Điều 243 Bộ luật TTHS.
Yêu cầu giám địn phải khẳng định rõ ràng có hay không hành vi trốn thuế, ai trốn, trốn bao nhiêu…
Kết luận, đề xuất: Tuyên các bị cáo vô tội
⁃ Luật sư Nguyễn Hồng Hà:
Ông Hải là một thân chủ đặc biệt, hiện tại ông vẫn đang là một luật sư đang hành nghề hợp pháp.
Khái quát chung:
Luận tội giữ như nguyên văn cáo trạng đã có trong hồ sơ: 4 bị cáo phạm tội trốn thuế nhưng phân tích thêm về vai trò từng bị cáo.
Cơ quan thuế tính thuế cho ông Lắm theo khung giá nhà nước chứ không căn cứ hợp đồng mà các bên kê khai. Dù thuế có bao nhiêu thì phí trước bạ của ông Hải không thay đổi và ông đã nộp, ông không có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế.
Vì các thân chủ tôi kêu oan nên tôi không đồng quan điểm với các luật sư đã phát biểu đề nghị áp dụng chính sách khoan hồng đối với các bị cáo.
Lần đầu tiên HĐXX đưa vụ án này ra xét xử, có thể trả hồ sơ nếu cần.
Các vi phạm tố tụng:
Thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử. Luật sư Triển đã chứng minh, tôi bổ sung:
Cơ quan điều tra cấp tỉnh không có thẩm quyền điều tra vụ án này vì đó là tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm không xảy ra tại nhiều địa bàn khác nhau.
Nếu bà Hạnh có yếu tố nước ngoài: việc xét xử cấp huyện là sai.
Nếu bà Hạnh không có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền điều tra sai. Trong vụ án này, dù cố gắng đến thế nào đi nữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng cũng khó lòng xoá được sai sót của mình.
Nội dung:
Quyết định trưng cầu giám định: Xem xét lại tư cách của người giám định xem ông có đủ điều kiện để là người là người giám định không?
Kết luận giám định phải kết luận phải trả lời tất cả các yêu cầu của cơ quan trưng cầu nhưng kết luận giám định đã có không chứng minh được. Kết luận giám định bổ sung cũng chưa rõ ràng. Cần xem xét lại giá trị của kết luận này.
Các thân chủ và luật sư có nhiều văn bản kiến nghị, khiếu nại nội dung này nhưng chưa được giải quyết và một số tài liệu đó không có trong hồ sơ vụ án.
Có sự pha trộn giữa hai vai trò của giám định viên là nhân viên giám định và nhân viên cơ quan thuế. Đúng ra người giám định cần phải từ chối việc thực hiện giám định trong tình huống này. Giám định viên cần cẩn trọng xem xét lại vai trò của mình để không làm oan các bị cáo trong vụ án này.
Cáo trạng số 72 vi phạm nghiêm trọng Điều 243 Bộ luật Tố tụng hình sự: cả 4 bị cáo có hành vi trốn thuế. Cáo trạng được đăng tải khiến mọi người nhầm tưởng ông Hải là luật sư mà trốn thuế ảnh hưởng tới bị cáo. Quy chế mẫu cáo trạng phải nêu rõ vai trò của từng bị cáo. VKS cấp dưới bổ sung thêm nội dung nhưng không có văn bản báo cáo cấp trên là không đúng quy định.
Cáo trạng không đánh số bút lục, đó là hành vi không nghiêm túc, ảnh hưởng tới nội dung vụ án.
Đề nghị HĐXX áp dụng án lệ số 02 để xác định chủ sở hữu và là đối tượng phải kê khai và nộp thuế không phải ông Lắm. Cơ quan điều tra chưa xác định rõ bà Hạnh có căn nhà duy nhất hay không. Cần điều tra, xác định tài sản duy nhất hay không. Nếu điều tra xác định bà Hạnh không phạm tội thì không cần nhắc thêm tới nghĩa vụ của ông Hải, bà Phương nữa.
Luật sư Ngô Anh Tuấn đã đề nghị triệu tập Sở TN và MT tỉnh Khánh Hoà và các cơ quan khác để khẳng định rằng bà Hạnh có nhà đất nào khác không, đề nghị này cần thiết phải xác minh làm rõ (Các phòng công chứng và người dân đang rất lo lắng về hệ luỵ từ vụ án này nên Toà án cần cẩn trọng trong việc xem xét, phán quyết).
Cần xem xét áp dụng pháp luật cho chính xác…
Kết luận, đề xuất: Đề nghị trả hồ sơ
⁃ Luật sư Ngô Anh Tuấn
Nhận xét chung về thủ tục tố tụng và việc tổ chức phiên toà:
Điểm tiến bộ: An ninh đảm bảo thông suốt, chủ toạ phiên toà điều hành tương đối ổn, giám định viên chịu khó đối đáp…
Điểm sai phạm, thiếu sót:
An ninh đảm bảo quá mức cần thiết. Sự tham gia lực lượng an ninh quá kinh khủng gây tốn kém cho ngân sách, tạo khoảng cách giữa người dân và công chức.
Việc cho phép các nhân viên an ninh mặc thường phục liên tục chĩa máy quay phim, chụp hình các luật sư ở nhiều vị trí, địa điểm khác, khiến các luật sư bức xúc vì các hình ảnh các nhân có thể bị cắt ghép, sử dụng một cách trái pháp luật vì những mục đích không trong sáng.
Việc cấm đường, hạn chế các hộ dân kinh doanh hai bên đường khu vực đầu đường Nguyễn Trãi, khu vực xung quanh toà án thành phố Nha Trang khiến người dân bị thiệt hại kinh tế không nhỏ, cần phải bồi thường, hỗ trợ cho họ. Lỗi này không thuộc về các bị cáo mà thuộc về các cơ quan có thẩm quyền đã nguy hiểm hoá hành vi của các bị cáo cùng luật sư của họ.
Ko cho báo chí và người dân có nhu cầu tham gia dù có đăng ký, yêu cầu nhiều lần.
Cản trở hoạt động hành nghề luật sư khi hạn chế điều kiện bào chữa của luật sư: không cho luật sư mang theo các thiết bị điện tử để làm việc
Chủ toạ điều hành phiên toà theo cảm xúc.
Việc HĐXX không xem xét cho các luật sư đã đăng ký thủ tục quá 24h là trái quy định của pháp luật; chủ toạ phiên toà không những không giải quyết quyền lợi cho luật sư mà lại còn xử lý luật sư có ý kiến bảo vệ quyền lợi cho đồng nghiệp là sự vi phạm nghiêm trọng.
Việc cho cảnh sát tư pháp áp giải luật sư Nguyễn Duy Bình ra khỏi phòng xử án (và đưa về công an phường) là sự vi phạm nghiêm trọng quy định của bộ luật tố tụng hình sự về quyền của luật sư (luật sư Bình không vi phạm nội quy phiên toà khi chỉ đòi hỏi quyền lợi cho đồng nghiệp của mình).
Trong suốt quá trình tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là cơ quan điều tra đã có hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng từ việc khám xét, thu giữ, niêm phong, mở niêm phong, trả lại đồ vật tài liệu cho người bị thu giữ… và ngay tại phiên toà này, cũng có nhiều sai sót, vi phạm tố tụng diễn ra ngay trước mắt nhưng các kiểm sát viên hoàn toàn như những người vô hình.
Nội dung:
Về con người:
Điều tra viên: Vi phạm hàng loạt các quy định của pháp luật trong quá trình điều tra nhưng vắng mặt tại phiên toà làm hạn chế quyền hỏi và tranh luận làm rõ nội dung khách quan của vụ án.
Giám định viên: Chưa xác định được có đủ tư cách, điều kiện trở thành giám định viên hay không. Bất nhất trong vấn đề khẳng định người trốn thuế và không làm rõ dc (Khi nói ông Lắm, khi bảo bà Hạnh, lúc nói trách nhiệm xác định thuộc cơ quan điều tra).
Nguyên đơn dân sự: Khẳng định đã thu đủ tiền thuế, không có cơ sở thu thêm nên cần thiết phải xem xét lại cơ sở nào để cơ quan điều tra lấy con số giao dịch 16 tỷ làm cơ sở để tính thuế.
Người có quyền và nghĩa vụ có liên quan (công chứng viên): Cần thiết phải được triệu tập tới phiên toà nhưng đã không có mặt và lời khai mâu thuẫn và ko đối chất được nên sự thật vụ án vẫn còn treo lơ lững mà không biết bao giờ có lời giải.
Bà Hạnh: Một ẩn số lớn, vừa dễ hiểu vừa khó hiểu: Khẳng định tài sản bán là bất động sản duy nhất; Sẵn sàng cam kết chịu trách nhiệm; Mong muốn đối chất với cơ quan có thẩm quyền về cam kết của mình; Mong muốn đối chất với công chứng viên.
Những mong muốn đối chất vẫn chưa được đáp ứng. Luật sư Tuấn cũng đã gửi văn bản cho yêu cầu triệu tập những người trùng với mong muốn của bà Hạnh nhưng không được giải quyết.
Về hồ sơ, tài liệu: Kết luận giám định và giám định bổ sung, Bản kết luận điều tra, Cáo trạng có nhiều sai sót, mâu thuẫn với nhau và mâu thuẫn với chính mình. Những nội dung này không thể làm rõ/không thể khắc phục ngay tại phiên toà.
Kết luận, đề xuất:
Các thân chủ bị oan (dù 1 ngày cải tạo không giam giữ hay cảnh cáo hoặc phạt tiền với các thân chủ cũng vẫn là oan sai).
Việc kéo dài vụ án là kéo dài nổi đau, làm xói mòn niềm tin về công lý đối với các thân chủ, đặc biệt là và Phương nó còn hơn cả mức án tuyên cao nhất theo đề nghị của vks nhưng với lương tâm, đạo đức hành nghề luật sư, thấy sai không thể làm ngơ nên với những sai phạm, thiếu sót nghiêm trọng và không thể khắc phục ngay tại phiên toà này, đồng thời để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước vốn đang bị thâm hụt tôi đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra lại.
⁃ Luật sư Nguyễn Duy Bình:
Có quan điểm và tư cách độc lập với các luật sư khác.
Về thủ tục tố tụng và một số bất cập trong quá trình điều tra, truy tố:
+ Căn cứ vào HSVA tôi nhận thấy có dấu hiệu thể hiện tư cách của Giám định viên Nguyễn Văn Trang chưa đảm bảo, chưa được kiểm chứng do CQĐT và VKS chưa tiến hành thu thập quyết định bổ nhiệm số 1301 ngày 25/05/2012 của Bộ Tài Chính và cũng chưa có xác nhận của BTC về vấn đề này. Tại phiên toà, không ai trưng ra được tài liệu này.
+ Căn cứ vào lời khai của bị cáo Hạnh khai rằng bà có chồng là người nước ngoài và có đăng ký kết hôn. Căn cứ vào HSVA và STKQ cho thấy thửa đất số 18, TBĐ 24, thuộc phường Lộc Thọ Tp. Nha Trang do bà Hạnh bỏ tiền ra mua vào năm 2015 và nhờ bị cáo Lắm đứng tên dùm, như vậy số tiền này có dấu hiệu là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nên nhất định phải triệu tập chồng bà Hạnh tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của ông ấy.
+ Cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm xác định các chủ đất cũ tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng thiếu chính xác, gây tốn kém công sức, chi phí của nhân dân. Căn cứ vào HSVA tôi nhận thấy họ không biết gì về việc các bị cáo thoả thuận và xác lập giao dịch, kê khai, đóng thuế đối với phần nhà đất trên – nói chung họ không biết gì về những hành vi được xem là trốn thuế nên không thể xác định họ là người làm chứng như cấp tố tụng sơ thẩm đã xác định.
+ TACST vi phạm nguyên tắc xét xử công khai do BLTTHS quy định khi cấm một số phóng viên báo chí tham dự phiên toà. Vi phạm quyền bào chữa của luật sư trong đó có luật sư Võ Văn Dũng và quyền được bào chữa của các bị cáo Trần Vũ Hải, Ngô Tuyết Phương. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy việc toà án tiến hành thu giữ, điện thoại, máy tính bảng của bị cáo và các luật sư bào chữa cũng là một vi phạm nghiêm trọng vì BLTTHS không có quy định nào cấm bị cáo và các luật sư phải giao tài sản của mình cho toà án giữ hoặc phải để ở ngoài toà án; BLTTHS cũng không có quy định nào cấm bị cáo và luật sư bào chữa dùng điện thoại, máy tính bảng làm phương tiện làm việc.
+ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hoà khởi tố vụ án, khởi tố bị can chưa phù với quy trình, thủ tục.
+ Cơ quan điều tra tổ chức khám xét, thu giữ có dấu hiệu trái pháp luật, xâm phạm tới hoạt động của Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải, xâm phạm quyền được bảo vệ bí mật trong hoạt động hành nghề, thu giữ tài liệu chứng cứ không liên quan tới vụ án, gây mất mát, hư hỏng tài liệu, đồ vật.
+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chưa tuân thủ quy định của BLTTHS, gây bất lợi cho bị can trong việc xin khắc phụ hậu quả, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thân chủ của tôi.
+ Cơ quan điều tra ban hành “Kết luận điều tra” trước khi giải quyết tố cáo, Viện kiểm sát ban hành “Cáo trạng” truy tố 04 bị can ra toà án trước khi giải quyết khiếu nại lần 2 là vi phạm thủ tục tố tụng theo quy định tại điểm p, khoản 1, điều 6, thông tư liên tịch số 02/2017/TANDTC- VKSNDTC-BCA.
+ Cơ quan tiến hành tố tụng chưa tổ chức lấy lại lời khai, tổ chức triệu tập tham gia tố tụng, tổ chức đối chất giữa phía bị cáo và công chứng viên theo quy định của BLTTHS vì lời khai về một số tình tiết quan trọng của các bên còn mâu thuẫn.
Nội dung:
(Tóm lược nội dung vụ án theo cách của luật sư Bình).
Nhận định:
Tôi nhận thấy việc khởi tố, truy tố đối với 04 bị can nói chung và thân chủ của tôi nói riêng có dấu hiệu oan sai vì hành vi không có dấu hiệu phạm tội
Căn cứ vào Kết luận điều tra và Cáo Trạng chúng tôi nhận thấy trường hợp này khi khởi tố, truy tố, CQĐT và Viện kiểm sát chưa áp dụng đúng quy định của pháp luật dẫn đến vụ việc có dấu hiệu oan sai:
Thứ nhất, theo cáo trạng của VKS nhận định các bị can có hành vi trốn thuế TNCN trong lĩnh vực CNBĐS – vị phạm theo khoản 5, điều 108 – LQLT và khoản 1, điều 161, BLHS. Tuy nhiên, tôi nhận thấy quy định tại Luật quản lý thuế 2006 (đoực sửa đổi, bổ sung 2012 và 2016) chỉ quy định nguyên tắc chung khi kê khai thuế phải kê khai đúng, đầy đủ.
Thứ hai, Giám định viên, CQĐT, VKS áp dụng văn bản thoả thuận mua bán đất ngày 10/08/2016 và lời khai của các bên, số tiền thanh toán để tính thuế TNCN và xác định có hành vi trốn thuế là thiếu chính xác.
Thứ ba, lời khai của bị cáo lắm và bị cáo Hạnh là những lời khai đúng, tuy nhiên theo quy định của BLTTHS, CQTHTT cấp sở thẩm không thể chỉ căn cứ vào lời khai nhận của họ để kết tội vì tôi nhận thấy hành vi của họ không có dấu hiệu phạm tội như tôi đã chứng minh tổng thể ở phần trên.
Phần bổ sung: Mặt khác, trong vụ việc này Cơ quan điều tra cho rằng bên chuyển nhượng đã có hành vi trốn thuế ở mức 280.251.302 đồng. Chúng tôi nhận thấy giả sử hành vi của người bán có dấu hiệu trốn thuế đi chăng nữa thì việc khởi tố, truy tố trong trường hợp này hoàn toàn chưa hợp tình, hợp lý, thể hiện việc đối xử thiếu bình đẳng giữa các công dân. Từ trước tới nay thực tế xã hội cho thấy đại đa số người dân khi tham gia mua bán bất động sản đều ghi giá trên hợp đồng công chứng thấp hơn giá mua bán thực tế nhưng chưa ai bị xử lý. Mặt khác, căn cứ theo mức trốn thuế do CQĐT xác định, chúng tôi nhận thấy đây là mức thấp, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này không đáng kể; hơn nữa, trong quá trình điều tra, truy tố phía người bán là bị cáo Hạnh đã xin nộp tiền khắc phục hậu quả rất nhiều lần nhưng không được CQĐT và VKS chấp nhận. Chính vì vậy, giã sử người bán có hành vi trốn thuế và họ đã thiện chí mong muốn khắc phục hậu quả thì không nên và không nhất thiết phải xử lý trách nhiệm hình sự như CQĐT, VKS đã thực hiện.
Kết luận, đề xuất: Từ những cơ sở trên, tôi nhận thấy việc CQĐT tỉnh Khánh Hoà khởi tố, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hoà truy tố 04 bị can nói chung và thân chủ của tôi nói riêng về hành vi trốn thuế với số tiền 280.251.302 đồng là có dấu hiệu oan sai, có nguy cơ tạo ra một tiền lệ rất nguy hiểm, đề nghị HĐXX xem xét toàn diện, khách quan vụ việc và tuyên thân chủ của tôi cùng các bị cáo khác không có tội, đảm bảo việc áp dụng đúng quy định của pháp luật và duy trì sự bình đẳng của công dân mà pháp luật đã quy định.
⁃ Luật sư Lưu Vũ Anh:
Về bản chất, bà Hạnh là người phải chịu thuế.
Người giám định thừa nhận người bị đánh thuế TNCN có thể được miễn thuế nhưng khi giám định, giám định viên không thu thập tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh người nộp thuế có được miễn thuế TNCN hay không.
Luận tội không đưa ra đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm, trong quá trình đối đáp nếu VKS không đối đáp được thì HĐXX có thể công nhận những luận điểm của luật sư và các bị cáo.
Kết luận, đề xuất: Tuyên các bị cáo vô tội
⁃ Luật sư Nguyễn Tiến Dũng:
Vi phạm thủ tục tố tụng:
Cáo trạng không ghi rõ việc xử lý các tài liệu thu giữ tại văn phòng luật sư Trần Vũ Hải.
KSV không giải quyết các đơn thư, khiếu nại của các bị can trong quá trình tố tụng trước khi diễn ra phiên toà và ngay tại phiên toà;
Chưa xác định được tư cách, quyền và trách nhiệm của chồng bà Hạnh;
Cần xác định đúng vai trò, tư cách tố tụng của ông Phạm Văn Tuấn và triệu tập tới phiên toà để làm rõ sự thật khách quan của vụ án (cần dẫn giải ông Tuấn tới phiên toà nếu ông không tuân thủ yêu cầu của toà).
Nội dung: Đồng tình với các đồng nghiệp
Kết luận, đề nghị: Tuyên vô tội (áp dụng Điều 13 BLHS).
⁃ Bà Ngô Tuyết Phương không tự bào chữa
⁃ Ông Trần Vũ Hải tự bào chữa:
Tôi tự bào chữa cho tôi và truyền đạt lại những nội dung của các luật sư đã trình bày. Tôi yêu cầu VKS đối đáp, nếu không đối đáp, chúng tôi sẽ đề nghị HĐXX yêu cầu KSV đối đáp đến cùng. Bài trình bày của tôi kéo dài nên tôi đề nghị HĐXX trình bày vào buổi chiều.
⁃ Nguyên đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan không đối đáp.
Kết thúc buổi sáng lúc 11h45
Bắt đầu buổi chiều lúc 13h30
⁃ Ông Trần Vũ Hải tự bào chữa:
Đề nghị toà khi kết thúc phiên toà cho tôi, luật sư của tôi được đọc biên bản phiên toà theo Điều 258 BLTTHS.
Tôi, vợ tôi và 2 bị cáo khác vô tội.
Cân nhắc áp dụng điều 268 BLHS chuyển hồ sơ vụ án lên cấp trên xử lý vì nội dung sự việc phức tạp liên quan tới nhiều lĩnh vực: Thuế, công chứng, giám định, người có quốc tịch nước ngoài, hoạt động luật sư… Lần đầu tiên có 1 vụ án hình sự phát sinh từ việc chuyển nhượng bất động sản. Nếu vội vàng tuyên án, nó có thể trở thành án lệ, gây ảnh hưởng tới hàng triệu người Việt Nam nếu bản án tuyên tôi và những người khác có tội.
Áp lực sẽ rất lớn lên HĐXX nếu tiếp tục xử lý một vụ án phức tạp như thế này.
Về Bản luận tội, Đại diện VKS phân tích vai trò các bị cáo: Hạnh, Lắm tổ chức và thực hành, tôi và vợ tôi là người giúp sức. Giả sử các bị cáo là có tội, cần phải phân tích vai trò của từng người, nhóm người riêng lẻ. Giả sử vợ chồng tôi có tội, chúng tôi sẽ có thể được hưởng mức dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, nếu là khung thấp nhất thì có thể áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn (Theo Khoản 2, Điều 54 BLHS).
Bà Hạnh mong muốn được nộp tiền khắc phục hậu quả, nếu được chấp nhận nộp ngay, bà có thể được miễn TNHS, khi đó, có thể ai đó không hài lòng nhưng vụ án sẽ được khép lại. Tiếc rằng, trong suốt quá trình tố tụng trước đây, các cơ quan có thẩm quyền cố tình lờ đi quyền lợi của bà. Đây là câu hỏi lớn của vụ án.
Tôi cảm ơn các ý kiến của các luật sư rất sắc sảo, có thể các ý kiến của các luật sư khác nhau nhưng cùng có chung mục đích, vợ chồng tôi không phạm tội. Tôi là bị cáo nhưng hiện vẫn là một luật sư. Tôi cũng đã từng cứu nhiều bị can, bị cáo được tuyên vô tội ngay tại toà, trong đó có cả các công chức nhà nước. Nếu tỉnh táo, công minh, chủ toạ phiên toà có thể tuyên chúng tôi vô tội. Đừng để vụ án của chúng tôi kéo dài tới hàng chục năm như vụ án Huỳnh Văn Nén, vụ án Vườn Điều.
Quan điểm của tôi sẽ được thể hiện thành 5 nội dung chính:
⁃ Ông Hải, bà Phương không thể là đối tượng của tội trốn thuế.
⁃ Các kết luận giám định và giám định bổ sung vừa sai vừa sót khiến các quyết định tố tụng khác “ăn theo” tiếp tục sai, sót và mâu thuẫn nhau.
⁃ Chi cục thuế Nha trang đã thu đủ thuế đối với ông Lắm.
⁃ Các cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm hàng loạt các quy định của pháp luật.
⁃ Mục tiêu của vụ án này là nhằm vào những người hành nghề luật sư, đó là lý do tôi mời đại diện Liên đoàn luật sư và ông Đỗ Ngọc Thịnh, Đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hoà tham dự.
(Nội dung cụ thể của phần này, ông Hải nói trong vòng 1 giờ đồng hồ không ngừng nghỉ và chúng tôi sẽ công bố cụ thể sau)
Trong 05 vấn đề nêu trên, hai vấn đề chính tôi đề nghị VKS đối đáp trọng tâm vào 3 nội dung đầu tiên, tôi sẵn sàng đối đến cùng.
⁃ Đối đáp của đại diện VKS: Tranh luận theo từng chủ đề.
Việc các luật sư nhận định Thông báo tố giác tội phạm của PC46 công an tỉnh Khánh Hoà là vi phạm pháp luật là không đúng.
Việc thu giữ tài liệu, hồ sơ là đúng quy định của pháp luật.
Tư cách tham gia tố tụng của Kiểm sát viên là đúng pháp luật: VKS tỉnh đã có văn bản cử KSV nghiên cứu hồ sơ từ tháng 8/2019.
Việc ban hành cáo trạng đúng quy định của pháp luật và biểu mẫu của ngành kiểm sát.
Bản luận tội đánh giá đủ vai trò, mức độ của hành vi phạm tội.
Thẩm quyền điều tra thuộc cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Khánh Hoà là đúng quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xét xử là đúng vì bị cáo có quốc tịch Việt Nam.
Đã có văn bản trả lời các khiếu nại của các luật sư và các bị can.
Tư cách của giám định viên: Đã có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Kết luận giám định thuế: Trưng cầu giám định cá nhân nên ông Trang ký là có căn cứ và giá trị.
Kết luận giám định không chỉ căn cứ vào bị cáo Hạnh, Lắm mà căn cứ vào nhiều tại liệu khác có liên quan.
Ai là người chịu thuế TNCN: Bị cáo Lắm là người phải chịu.
Căn cứ tính thuế: 16 tỷ là đúng.
Đồng phạm hay không: Hạnh chủ mưu, Lắm thực hành; do ông Hải bà Phương ký nên giúp Hạnh, Lắm trốn thuế.
Không đủ căn cứ để TCTNHS đối với công chứng viên Tuấn.
Nhân chứng Thuý đã có văn bản từ chối tài sản nên không có căn cứ xác định đồng phạm trốn thuế.
Nhân chứng Phương: chỉ tư vấn, không tham gia vào vụ việc nên không có căn cứ xử lý TNHS.
Các bị cáo không phạm tội/chưa tới mức truy cứu TNHS: Có đủ hồ sơ chứng minh hành vi phạm tội.
Việc cho rằng cơ quan thuế đã thu đúng, thu đủ thuế đối với ông Lắm, bà Hạnh là không đúng.
Kết luận giám định và giám định bổ sung là có căn cứ pháp luật.
Đối đáp lại:
Luật sư Nguyễn Duy Bình đối đáp toàn bộ 20 nội dung mà đại diện VKS đã nêu.
Luật sư Ngô Anh Tuấn bổ sung 02 nội dung về vấn đề liên quan tới việc xác định ai là người phải chịu thuế trong giao dịch này (theo án lệ 02) và điều kiện được miễn thuế TNCN của họ; Cơ quan thuế có quyền thu thuế người dân theo hợp đồng viết tay hay không.
Luật sư Nguyễn Hồng Hà đối đáp về vấn đề thẩm quyền xét xử (Nghị quyết 03) và việc xác định đối tượng phải kê khai và nộp thuế.
Ông Trần Vũ Hải đối đáp: Tôi chưa nghe KSV đối đáp các nội dung tự bào chữa của mình, đề nghị đại diện VKS phải đối đáp và đối đáp đến cùng (ông chứng minh thêm các luận điểm của mình).
Đại diện Viện kiểm sát chống tay đứng lên chuẩn bị đối đáp ông Hải và các luật sư nhưng Chủ toạ phiên toà tuyên bố việc đối đáp như vậy là đã hoàn thành và kết thúc phần tranh luận trước sự ngỡ ngàng của các bị cáo, luật sư và ngay cả chính vị đại diện Viện kiểm sát.
Lời nói sau cùng:
Bị cáo Lắm không nói gì.
Bị cáo Hạnh: Xin giảm mức án của hình phạt chính và xin miễn phạt bổ sung vì phải 280 triệu là nhiều rồi.
Bà Ngô Tuyết Phương (đã ghi riêng)
Ông Trần Vũ Hải (đã ghi riêng).
Tuyên án (lúc khoảng gần 18h)
Toà tuyên Bà Hạnh, ông Lắm mỗi người 18 tháng cải tạo không giam giữ, phạt bổ sung mỗi người 50 triệu đồng.
Toà tuyên ông Hải, bà Phương mỗi người 12 tháng cải tạo không giam giữ, phạt bổ sung mỗi người 20 triệu đồng.
Ông Lắm phải nộp hơn 280 triệu tiền trốn thuế (nếu không trả được thì những người còn lại liên đới chịu trách nhiệm).
Sau phần nghị án, chủ toạ không ký biên bản phiên toà. Luật sư và ông Hải yêu cầu đọc biên bản nhưng không được đọc. Thư ký chấp nhận phương án lập biên bản ghi nhận việc ông Hải và luật sư không được đọc biên bản và hẹn ngày đọc nhưng khi đang làm dở thì một nhân viên trong toà tắt điện. Sau khi luật sư phản ánh thì có người trở điện lại nhưng sau 5 phút, toàn bộ hệ thống điện lại bị ngắt nên việc lập biên bản không hoàn thành (đây là một câu chuyện ly kỳ và sẽ được chính người trong cuộc kể lại chi tiết sau).
Thân chủ và các luật sư bước ra khỏi toà trong cảnh tối tăm, không ánh đèn.
Ma Quỷ đang xử những con người
Chuyện kể có khu rừng dây leo rậm rạp làm vướng chân muông thú. Các loại thú rừng từ nhỏ đến lớn cầu cứu các Robinson trước là làm việc nghĩa sau là có chút quà bồi dưỡng dịch vụ giải cứu thân chủ.
Các Robinson lần ra những đầu dây mối nhợ bằng hết các kỹ thuật và suy luận nát óc ba ngày ba đêm…Cuối cùng tất cả dây nhợ cùng đâm ra từ một cái hộp cũ kỹ nhếch nhác, phủi lớp bụi thời gian đi, đọc thấy dòng chữ lờ mờ…Pháp Luật CHXHCN Việt Nam.
Các Robinson nhìn nhau, nhún vai. Không ai muốn mở cái hộp bí mật đó…
Họ biết mở ra sẽ chỉ thấy…toàn CỨT.
Xem ra đám lãnh chúa cộng sản quyết rút giấy thông hành của bác Hải rồi.
Có 3 thứ không bao giờ kẻ khác ăn cắp được
1. Trí tuệ, trí thức
2. Lòng Dũng cảm
3. Uy tín
Bác Hải thừa sức chơi trên cơ bọn mọi rừng rú.
Luật pháp VN như… cứt