Tin Biển Đông
VOV đưa tin: Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề cập vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN. Bộ trưởng Lịch nói: “Một ví dụ dễ thấy nhất là những căng thẳng trên biển Đông vừa qua là do có những hành động đơn phương, không tôn trọng lợi ích hợp pháp và chính đáng của các nước khác, không phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã dẫn đến nguy cơ đe doạ hòa bình ổn định khu vực và thu hút được sự quan tâm của nhiều nước ngoài khu vực”.
Tại hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) ngày 17/11/2019 ở Thái Lan, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch chỉ phát biểu chung chung, không dám kể tên nước nào đã hành động đơn phương, gây căng thẳng trên biển Đông, hay nước nào không tôn trọng lợi ích các nước khác…
Các nước ASEAN thảo luận với Trung Quốc về Biển Đông, báo Thanh Niên đưa tin. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu thông báo, Trung Quốc và ASEAN sẽ tổ chức tập trận hàng hải chung lần 2 nhưng chưa xác định thời gian và địa điểm: “Chúng tôi đồng ý về mặt nguyên tắc sẽ có thêm tập trận hàng hải với Trung Quốc nhưng chúng tôi chưa biết tại đâu”.
Zing có bài của nhà nghiên cứu Jan Robert R Go, GS ngành Khoa học Chính trị của Philippines: Trung Quốc mặc sức vẽ ‘đường lưỡi bò’ – nguy hiểm hơn sức mạnh quân sự. Bài viết chỉ ra thái độ bất nhất của chính quyền Philippines trước thủ đoạn tuyên truyền “đường lưỡi bò” của bành trướng Bắc Kinh:
“Chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte đang cho thấy thái độ, cách ứng phó thiếu nhất quán đối với một vấn đề rất cần sự nhất quán xuyên suốt, trong bối cảnh Trung Quốc đang huy động mọi nguồn lực và phương tiện để tuyên truyền tư tưởng của mình khắp thế giới”.
Trang Thế Giới và Việt Nam có bài: Ấn Độ – Mỹ ‘hội tụ ngày càng tăng’ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tại cuộc gặp bên lề ADMM+ giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper với người đồng cấp Ấn Độ Rajnath Singh, thông báo: “ASEAN là trung tâm trong tầm nhìn của Ấn Độ về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cả hai nước đang hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, gồm các yếu tố như tập trận chung, các hoạt động Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa (HADR) và tăng cường nhận thức về lĩnh vực hàng hải”.
Mời đọc thêm: Biển Đông phủ bóng hội nghị quốc phòng ASEAN (Zing). – Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đề cập vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN (Infonet). – Chờ thông điệp của Mỹ tại ADMM+ (TT). – Biển đảo Việt Nam qua góc nhìn điện ảnh (TQ). – Biển Đông trên bàn hội nghị quốc phòng ASEAN (TN). – ASEAN có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý tranh chấp Biển Đông (VnMedia). – VIỆT NAM LÀM CHỦ TỊCH ASEAN: Cần thúc đẩy một Bộ Quy tắc ứng xử COC có tính ràng buộc pháp lý (LĐ).
– Đã đến lúc có cách tiếp cận khác với “cây gậy và củ cà rốt” của Trung Quốc ở Biển Đông (TTVN). – Ô tô Trung Quốc bị tẩy chay vì đường lưỡi bò phi pháp (VNBiz). – Dừng thông quan hàng nhập khẩu có hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia (Tin Tức). – Xe nhập ùn ùn đổ bộ, ô tô Trung Quốc bị tẩy chay vì “đường lưỡi bò” phi pháp (DT). – Trung Quốc xuất khẩu “đường lưỡi bò” và đối sách của Philippines (CATP). – Thành Long, Lưu Diệc Phi và thái độ của nghệ sĩ Việt (LĐ).
Shark Liên sông Đuống gây sốc
Trong lúc dư luận các lề cùng lên tiếng phản đối nhà máy nước sông Đuống bán nước với giá trên trời, tối 15/11, Shark Liên, bà chủ công ty nước mặt sông Đuống, lại có tuyên bố gây sốc, khi trích dẫn câu nói mà bà cho là của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill: “Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích nếu bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó trên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng!”
Tạp chí Thương Trường đặt câu hỏi: Facebook Shark Liên chia sẻ câu nói ‘chó cứ sủa đoàn người cứ đi’ giữa ồn ào giá nước Sông Đuống gây bức xúc? “Chưa biết những dòng chia sẻ của bà chủ Nhà máy nước mặt Sông Đuống là nhằm mục đích gì và muốn truyền đạt điều gì nhưng giữa ồn ào tranh cãi về giá nước Sông Đuống thì dòng chia sẻ này đã ít nhiều gây tranh cãi trong dư luận”.
Nhà báo Ngô Nguyệt Hữu bình luận: “Dọc ngang chốn facebook này đã lâu, anh em bằng hữu cũng lắm, náo nhiệt tham gia vốn nhiều… Nhưng tuyệt nhiên, chưa thấy ai bị chửi dã man như chị Shark Đuống. Chị nói một câu, thiếu điều thiên hạ muốn có thêm lá mơ riềng sả ớt mắm tôm thui rơm chị luôn!”
Đến sáng 17/11, dường như được ai đó nhắc nhở, nên shark Liên đã phải gỡ dòng trạng thái trên. Báo Kiến Thức đặt câu hỏi: Fanpage Madam Liên dậy sóng “chó… vì tiếng sủa” bỗng xóa tút là cớ gì? Bài báo đặt giả thuyết, có thể shark Liên không phải là người trực tiếp viết dòng trạng thái nói trên, vì:
“Một nữ doanh nhân thường đề cao tính nhân văn của một người từng làm nhà giáo, kiên quyết tuyên bố không đồng hành với những dự án kiếm tiền bằng mọi giá mà bất chấp hậu quả, muốn lan toả năng lượng tích cực tới những người xung quanh, xây dựng niềm tin bằng cách nói thật, sống thật lại có thể ví von những người góp ý cho mình là ‘chó’. Hơn nữa không một doanh nhân nào lại đi ám chỉ khách hàng của mình như vậy, họ cũng không dại gì mà đi đối đầu với dư luận xã hội”.
***
Đến ngày 17/11/2019, hầu hết các tờ báo “lề đảng” đề cập đến vấn đề người dân Hà Nội phải chịu thiệt khi chính quyền TP “bảo kê” cho nhà máy nước mặt sông Đuống của bà Đỗ Thị Kim Liên. Báo Người Lao Động viết về gánh nặng nước sạch: Dân “cõng” lãi vay cho doanh nghiệp!
Bài báo dẫn lời ĐBQH Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của QH, đặt vấn đề tăng giá nước đúng lúc vụ đổ trộm dầu thải vào nguồn nước sông Đà vẫn còn nhiều nghi vấn chưa được làm rõ: “Người dân chỉ biết rằng mỗi khối nước sạch đạt tiêu chuẩn thì hết bao nhiêu tiền và giá đó không thể cao hơn mặt bằng chung. Mặt bằng chung hiện nay, giá nước sạch chỉ 7.000 đồng/m3, mà Nhà máy Nước mặt Sông Đuống lại tăng thêm hơn 3.000 đồng/m3 là quá cao”.
Báo Công Thương có bài phỏng vấn ĐBQH Phạm Văn Hòa: Giá nước sông Đuống làm “nóng” nghị trường. Ông Hòa nhận định như thể ngầm phê phán Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung:
“TP. Hà Nội cũng đã thực hiện công tác cung cấp thông tin cho báo chí và người dân, tuy nhiên chưa ‘đến nơi, đến chốn’, khiến người dân và dư luận nói chung chưa có sự thông hiểu, đồng thuận. Trong khi cả thực tiễn và các quy định pháp luật đều đòi hỏi cơ quan công quyền phải có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ để người dân hiểu, tránh gây sự hiểu nhầm, gây bức xúc, thậm chí gây hoang mang trong dư luận”.
Mời đọc thêm: 2 nữ tướng “chi phối” Nhà máy nước mặt sông Đuống (KT). – Đăng trạng thái ẩn ý ‘chó cứ sủa đoàn người cứ đi’ giữa ồn ào giá nước nhà máy Sông Đuống, Shark Liên bị chỉ trích dữ dội? (SS). Ca sỹ Mỹ Lệ phản bác status Shark Liên: ‘Đừng ảo tưởng, thấy bóng to trên vách mà tưởng mình vĩ đại!’ (TTVN). – Shark Liên: “Ném đá vào mỗi con chó trên đường” nhằm mục đích gì? (DV). – Shark Liên – Chủ dự án nước mặt sông Đuống xóa dòng trạng thái “chó cứ sủa và người cứ đi” (ĐSPL). – Nước nhà máy sông Đuống đắt đỏ: Kiểm soát chặt từ đầu, đã không như thế…! (PT). – Đại biểu Quốc hội: Vụ giá nước Sông Đuống “cần phải có cơ quan chức năng thẩm định” (TQ).
Cục nợ Cát Linh – Hà Đông
Tình hình dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Vẫn chưa chốt được thời gian khai thác thử, theo TB Tài Chính VN. Đại diện Ban Quản lý dự án này cho biết, hiện đề cương chạy thử vẫn đang trong quá trình được tư vấn thẩm tra nên chưa xác định thời gian cụ thể bắt đầu vận hành khai thác thử. Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông phải trải qua thời gian vận hành khai thác thử 20 ngày liên tục để nghiệm thu trước khi đưa vào vận hành và khai thác chính thức.
VietNamNet đặt câu hỏi: 28% công nhân bỏ việc, đường sắt Cát Linh-Hà Đông vận hành thế nào? Đại diện công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, đơn vị đã đào tạo gần 1.000 nhân viên và lái tàu nhưng do dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vận hành chậm nên trong 1 năm qua có tới 28% công nhân bỏ việc, nhưng vẫn hứa hẹn: “Đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật tham gia vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông vẫn đảm bảo. Bất cứ lúc nào dự án đảm bảo điều kiện đưa vào khai khai thác thương mại, chúng tôi cũng sẵn sàng tham gia vận hành”.
Mời đọc thêm: Đường sắt Cát Linh-Hà Đông – nỗi ngán ngẩm dài 13km (VNE). – Hà Nội: Nhiều công nhân vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông bỏ việc (NĐT). – “Không phải công nhân thôi việc tập thể tại Dự án Cát Linh – Hà Đông” (LĐ). – Hàng trăm nhân viên tuyến Cát Linh-Hà Đông bỏ việc, đơn vị vận hành nói gì? (GT). – Nhân viên Cát Linh-Hà Đông bỏ việc: Sau có thể gọi về? (ĐV). – Cử tri lo ‘lúc qua đời đã được đi đường sắt Cát Linh – Hà Đông chưa’ (CafeBiz). – Chủ tịch Hà Nội: Hết tháng 12 chạy tàu Cát Linh – Hà Đông (TP).
“Yêu râu xanh” lộng hành
Công an quận Bình Thạnh, TP HCM đã bắt khẩn cấp cán bộ bị tố dâm ô nhiều bé gái ở TP.HCM, VOV đưa tin. Ông Nguyễn Tiến Dũng, nhân viên Trung Tâm hỗ trợ xã hội TP HCM bị bắt chiều 17/11/2019 để điều tra về hành vi dâm ô, do có thông tin tố cáo ông này ấu dâm nhiều bé gái.
Trưa 17/11/2019, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH và Ban GĐ Trung tâm hỗ trợ xã hội TP HCM đã làm việc với người bị hại và cá nhân ông Dũng, cùng một số bên liên quan. Ông Dũng đã thừa nhận hành vi dâm ô đối với nhiều bé gái đang được quản lý tại Trung tâm và bị tạm đình chỉ 15 ngày kể từ ngày 18/11.
Ban Giám đốc Nhà Thiếu Nhi TP HCM vừa ngưng hợp đồng với giáo viên bị tố sàm sỡ nữ sinh tại Nhà Thiếu nhi TP HCM, theo báo Người Lao Động. Một phụ huynh cho biết có con gái phản ánh rằng GV tin học N.T.Đ không giảng dạy gì mà chỉ mở game cho học viên chơi và ông ta thường vuốt tóc, nựng má, sờ đùi học sinh nữ. Phụ huynh này đã tìm cách quay được clip rồi tố cáo vụ việc.
Ông Hà Tài Sáu, PGĐ Nhà Thiếu Nhi TP HCM giải thích: “Giáo viên N.T.Đ. vào lớp, nhìn thấy trên chân của H. có một hình xăm nên nói rằng học sinh còn nhỏ tuổi, không nên xăm hình và đòi xem nhưng cháu không đồng ý thì bị phụ huynh quay clip”. Rõ ràng câu chuyện được sáng tác vội này không thể giải thích các động tác vuốt tóc của “thầy” Đ.
Zing có clip về vụ việc: Hình ảnh thầy giáo sàm sỡ nữ sinh trong lớp học.
Báo Pháp Luật VN đưa tin: Cán bộ thư viện bị tố hiếp dâm cô gái bại liệt. Công an xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, Nghệ An xác nhận, đơn vị vừa nhận được đơn tố cáo của gia đình bà Nguyễn Thị Nh, tố cáo hàng xóm là ông P.H.G, nhân viên thư viện của một trường tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu, có hành vi hiếp dâm con gái bà là N.T.Q. Do Q bị bại liệt nên đã không thể chống cự trong đêm xảy ra sự việc.
Mời đọc thêm: Bắt khẩn cấp nhân viên Trung tâm hỗ trợ xã hội dâm ô bé gái (PLTP). – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu xử lý nghiêm vụ cán bộ trung tâm hỗ trợ xã hội dâm ô nhiều bé gái (KTĐT). – Xôn xao clip người đàn ông sàm sỡ nữ sinh trong lớp Tin học (ĐSVN). – Thầy giáo Tin học bị tố sàm sỡ nữ sinh ở TP.HCM nói gì? (Zing). – Thầy giáo Tin học bị phụ huynh tố sờ đùi nữ sinh lớp 7 ở Nhà Thiếu nhi TP. HCM: “Tôi chỉ đùa giỡn, mọi người hiểu lầm thôi” (TQ). – Sờ đùi, vuốt má nữ sinh, thầy giáo ở TP.HCM bị buộc thôi việc (VTC). – Tố cán bộ hại đời cô gái bại liệt: Lời kể sốc (ĐV).
Tin Hồng Kông
Biz Live đưa tin: Quân đội Trung Quốc bất ngờ xuất hiện trên đường phố Hồng Kông. Trong tình hình Bắc Kinh vẫn phủ nhận việc can thiệp vào Hồng Kông và khẳng định những bất ổn có nguyên nhân từ bên ngoài, Quân đội TQ (PLA) trong trang phục quần ngắn áo phông, đã “xuất hiện trên nhiều con phố của Hồng Kông trong ngày thứ Bảy, họ giúp cư dân thành phố dọn dẹp đống đổ nát sau khi các cuộc biểu tình chống chính quyền đã khiến cho nhiều vật cản lớn xuất hiện trên đường phố”.
Hong Kong tung đặc nhiệm Phi Hổ đối phó người biểu tình, theo báo Tuổi Trẻ. Lực lượng Phi Hổ, thuộc Cục cải huấn Hồng Kông (CSD), được xem là lực lượng tinh nhuệ nhất trong các lực lượng chấp pháp của đặc khu này, được huấn luyện để “dập tắt bất kỳ sự kháng cự nào trong nhà tù lẫn các cuộc bạo động bên ngoài”.
Khoảng 70 thành viên của lực lượng này đã được triển khai bên ngoài các tòa nhà chính phủ từ ngày 16/11. Chính quyền Hồng Kông khẳng định, vụ điều động là hoàn toàn phù hợp điều 40 đạo luật trật tự công cộng của đặc khu này.
Facebooker Võ Hồng Ly chia sẻ clip, ghi lại vào lúc 3h sáng 18/11/2019, vụ “Cảnh sát Hồng Kông rình trong xe cứu thương và bắt giữ những người bị thương trên đường đến bệnh viện khiến những người biểu tình vô cùng giận dữ”:
18.11.2019Hồng Kông – 3h sáng nay – Cảnh sát Hồng Kông rình trong xe cứu thương và bắt giữ những người bị thương trên đường đến bệnh viện khiến những người biểu tình vô cùng giận dữ.Tuy nhiên, dù ném đá phản đối cảnh sát nhưng những người biểu tình này đã chỉ ném nhẹ nhàng cho đá đủ rơi xuống sàn xe chứ không có ý tấn công làm bị thương bọn hắc cảnh từ cự ly rất gần như vậy. Thật là một tâm thức quân tử của những người đấu tranh đáng được nể phục.I ❤️ Hongkong !______Nguồn : https://twitter.com/demosisto/status/1196158282143977473?s=21
Posted by Võ Hồng Ly on Sunday, November 17, 2019
Mời đọc thêm: Binh sĩ Trung Quốc mặc áo thun dọn dẹp đường sá Hong Kong (TT). Clip: Binh sĩ Trung Quốc dọn dẹp đường phố Hồng Kông (TN). – Việt Nam hỗ trợ đưa sinh viên tại Hồng Kông về nước (Sputnik). – Biểu tình Hong Kong: Cảnh sát bị thương vì trúng tên ở chân — Biểu tình Hong Kong: ‘Tôi bị xịt hơi cay trong giờ ăn trưa’ (BBC).
Tin môi trường
Trang Thanh Niên Công Giáo có bài: Xây dựng đập Rào Nan là cơn ác mộng toàn dân 9 xã vùng nam Ba Đồn. Ngày 17/11, hơn 1000 giáo dân từ 9 xã vùng nam Ba Đồn đã cùng đến nhà thờ Giáo xứ Diên Trường, Giáo phận Hà Tĩnh vừa để hiệp thông cầu Nguyện cho các tù nhân lương tâm, gồm thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, vừa để phản đối xây dựng Đập Rào Nan tại xã Quảng Sơn, Ba Đồn, Quảng Bình.
Lý do người dân phản đối: “Rất dễ hiểu vì dự án này làm chỉ đem đến chết chóc và tàn phá tài sản mỗi khi mùa mưa và lũ lụt về. Chúng ta có thể thấy, gần chục năm trở lại đây, cứ mỗi khi mùa mưa lũ về thì mọi thứ đều trôi ra biển cả, đấy là chưa xây dựng đập Rào Nan. Năm 2016 một trận lũ lịch sử đã làm biết bao nhiêu ngàn ngôi nhà bị ngập, biết bao nhiêu gia súc bị chết hoặc bị kéo ra ngoài biển, đấy là riêng chỉ mới đập thủy điện Hố Hô xả nước”.
VnExpress có bài: Sông Tô Lịch chết dần. Bài viết kể, khi người Pháp vừa bắt đầu quá trình thuộc địa hóa VN, sông Tô Lịch dài khoảng 30 km, ôm lấy chân thành Thăng Long, lấy nước từ sông Hồng qua cửa Hà Khẩu trên phố Chợ Gạo, sông Tô Lịch chảy về Đồng Xuân, đổ ra Hàng Lược, lên Phan Đình Phùng, vòng về Thụy Khuê, qua làng Võng Thị rồi đổ ra ngã ba chợ Bưởi, xuôi về phía Nam.
Đến năm 1958, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên phía tây nam Hà Nội, xả thải thẳng ra các sông Kim Ngưu, Tô Lịch. Sau khi lãnh đạo CSVN 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính, tăng diện tích TP lên 22 lần và dân số gấp 14 lần, sức ép đô thị lên hệ thống thoát nước cũng tăng theo. Tô Lịch bây giờ chỉ còn là hệ thống thoát nước thải dài 14 km, mỗi ngày hứng 150.000 m3 nước thải của các khu dân cư.
Mời đọc thêm: Hàng loạt nhà máy gây ô nhiễm nằm giữa nội thành Hà Nội (VTC). – Hà Nội xuất hiện những ngày chất lượng không khí ở mức rất xấu (LĐTĐ). – Hà Nội: Không khí ô nhiễm ở mức có hại cho sức khỏe (DNVN). – Ô nhiễm không khí tái diễn khắp miền Bắc (TP). – Hạt bụi ngáng đường tăng trưởng (NCĐT).
Tin giáo dục
Nghịch lý trong ngành GD ở ngay thủ đô CSVN: Cùng một ngày, giáo viên Hà Nội nhận hai văn bản chỉ đạo trái ngược nhau, báo Tiền Phong đưa tin. Một văn bản chỉ đạo tạm dừng thi, xét tuyển dụng viên chức, do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ban hành liên quan đến việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Nội vụ về tuyển dụng đặc cách với GV đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ 2015 trở về trước.
Ngoài ra, giáo viên còn nhận được một văn bản khác, trái ngược với văn bản kia, yêu cầu tiếp tục thi, xét tuyển dụng viên chức vòng 2 năm 2019… cũng do ông Nguyễn Đức Chung ban hành. Cả hai đều là công văn hỏa tốc.
Bình luận về “2 chỉ đạo bất nhất trong cùng 1 ngày”, ông Chung cho biết, văn bản số 5130 (văn bản thứ 2) được ban hành sau khi ông có làm việc với Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ TP.Hà Nội và một số cơ quan liên quan xét thấy việc tổ chức song song 2 hình thức tuyển sẽ có lợi hơn cho đông đảo giáo viên.
Diễn biến mới vụ gian lận điểm thi ở Sơn La: Thêm 3 đảng viên bị kỷ luật, theo báo Dân Việt. Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã quyết định xử lý kỷ luật cảnh cáo ông Trần Văn Phúc, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Cò Nòi và bà Nguyễn Thị Dung, Bí thư Chi bộ, Phó Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Hát Lót. Còn Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Sơn La cũng kỷ luật cảnh cáo với bà Nguyễn Thị Hương, Chi ủy viên Chi bộ 1, Đảng ủy Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La.
Mời đọc thêm: Hà Nội sẽ dành 3000 chỉ tiêu biên chế để giải quyết hết số giáo viên hợp đồng? — Toàn cảnh xét thăng hạng viên chức ngành giáo dục (GDVN). – Chủ tịch tỉnh nghe giáo viên mầm non ‘kể khó’ (TP). – Xã hội hóa giáo dục phải trở nên bắt buộc, chứ không nên dừng ở khuyến khích — Thầy Hiệu trưởng quyết định cho 22 học sinh lưu ban, không để ngồi nhầm lớp (GDVN). – Cô Trị “chuyên trị” học trò (DT). – Tự chủ đại học phải bắt đầu từ tự chủ tư duy (phần 1) (GDVN). – “Là người dân tộc thiểu số vẫn phải đi học để có…chứng chỉ tiếng dân tộc” (DT).
***
Chính trường Mỹ: Ngày sóng gió nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump (VNN). – Dòng tweet của ông Trump rung chấn phiên điều trần luận tội (BBC). – Tổng thống Trump bấp bênh hơn nữa trước phiên điều trần sắp tới (NLĐ). – Luận tội ông Trump: Nữ Trợ lý Phó Tổng thống làm chứng (TĐ). – Luận tội Tổng thống Trump: nhận định bất ngờ từ cố vấn Phó Tổng thống Pence về điện đàm Trump-Zelensky (TQ).
– Viên chức Ngân sách: Quyết định đóng băng viện trợ Ukraine rất bất thường — TT Trump ân xá cho hai sĩ quan quân đội và khôi phục cấp bậc cho một đặc nhiệm SEAL (Cali Today). – Tổng thống Trump đột ngột kiểm tra sức khỏe trong 2 tiếng (Tin Tức). – Kiểm tra sức khỏe định kỳ, ông Trump vẫn ‘tràn trề năng lượng‘ (TT).
***
Thêm một số tin: Ở xứ sở bào ngư Bạch Long Vĩ (TT). – Bộ trưởng Bộ Tài chính: Thu ngân sách từ dầu thô giảm là tín hiệu mừng! (DT). – Chất lượng lao động thấp, nền kinh tế không thể bứt phá (GDVN). – Xăm mình hành hung, khủng bố đòi nợ thuê, cấm hay để? (TT). – Cuốn sổ cho mượn tiền không có cột lãi suất, ngày trả của bà tổ trưởng (TT). – Nghi hít khí độc, hàng loạt công nhân công ty giày da xỉu tại chỗ (TT).