Vụ 39 nạn nhân: Những giải pháp trước mắt

Nguyễn Anh Tuấn

10-11-2019

Người dân Hà Nội tưởng niệm 39 nạn nhân trong thảm nạn Essex, Anh quốc. Ảnh: Green trees

Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa về quốc tịch của 39 người xấu số bỏ mạng trong thùng xe container tới Anh.

Tất cả đều là người Việt, và đa số chỉ đang tuổi đôi mươi.

Thảm kịch này tô thêm một nét thật buồn lên bức tranh người Việt di cư vốn đã u ám lâu nay.

Lý do dòng người chọn lựa ra đi ngay cả khi biết là sẽ đối mặt với rủi ro hẳn rất đa dạng, từ nghèo đói, thất nghiệp, đến nhận thức hạn chế.

Mà những lý do này lại có nguồn gốc ở những vấn nạn lớn hơn từ kinh tế, chính trị, đến giáo dục, môi sinh. Tựu trung lại, đất nước chưa gieo được niềm tin và hi vọng cho người dân về một tương lai tươi sáng mà họ sẽ dự phần.

Giải quyết những vấn nạn này đòi hỏi những cải tổ căn cơ vốn cần nhiều thời gian, với mục tiêu biến Việt Nam thành một nơi đáng sống hơn, để không ai phải ra đi vì không thấy phần mình trong đất nước.

Tuy nhiên, không phải không có những giải pháp trước mắt giúp hạn chế những thảm kịch tương tự xảy ra:

Thông tin càng rộng rãi càng tốt về những rủi ro của di cư bất hợp pháp. Quyết định ra đi, xét đến cùng, vẫn là của mỗi cá nhân, nhưng ít nhất cá nhân đó và gia đình họ cũng có quyền được biết đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định (informed decision). Hình thức thông tin vừa phải hấp dẫn để có sức lan tỏa, vừa phải tập trung để nhắm đúng đối tượng.

Các thị trường XKLD hợp pháp như Nhật, Hàn, Đài Loan… phải trở nên hấp dẫn hơn. Mà muốn thế thì nhất định phải giảm chi phí tham gia XKLD bằng cách giám sát chặt chẽ các công ty XKLD. Bất kỳ công ty XKLD nào lạm thu đều phải bị bóc trần ra trước công luận và chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật để tạo dựng một môi trường XKLD lành mạnh hơn. Người lao động nhờ đó sẽ hưởng đầy đủ hơn thành quả lao động của mình, thay vì bị bóc lột để làm giàu cho môi giới như lâu nay.

Người tham gia XKLD hợp pháp cần được hỗ trợ nhiều hơn. Chẳng hạn, họ cần được cung cấp thông tin về quyền và tiêu chuẩn lao động mà họ được hưởng ở nước nhận lao động. Các kiến thức về pháp luật, văn hóa, phong tục, tập quán cũng rất cần thiết để họ có thể hội nhập tốt hơn và cảm thấy thời gian lao động xa xứ chẳng những không vô nghĩa mà còn giúp thăng tiến đời sống cá nhân.

Những giải pháp này kì thực gói gọn lại cũng chỉ là làm sao để các gia đình thấy con đường hợp pháp có phần hấp dẫn hơn so với bất hợp pháp, dựa trên cân nhắc chi phí – lợi ích (bất hợp pháp thì quá rủi ro trong khi hợp pháp thì hoá ra cũng không đến nỗi nào), để rồi có thể có một quyết định sáng suốt nhất có thể cho con em họ.

Tuy vậy, câu hỏi ở đây là ai sẽ làm tất cả những việc này, và làm một cách hiệu quả? Chính quyền với bộ máy quan liêu nhiều tầng nấc liệu có thể? Hay các đoàn thể nhà nước như Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…vốn đã xơ cứng vì bị hành chính hóa, chính trị hóa quá nặng nề?

Chỉ có các tổ chức dân sự tập hợp những con người thực sự quan tâm đến vấn đề này mới có hi vọng giải quyết nó. Số này thường không nhiều, song vì toàn tâm toàn ý nên họ có thể tạo ra sự thay đổi. Chính họ sẽ làm những thước phim sáng tạo nhất cảnh báo di cư bất hợp pháp nguy hiểm tới mức nào. Chính họ sẽ đến làng trên xóm dưới, gõ cửa từng nhà để cung cấp thông tin nhiều nhất có thể cho mỗi gia đình trước khi ra quyết định. Họ cũng sẽ bóc trần những công ty XKLD ăn trên mồ hôi nước mắt của người lao động. Cũng chính họ sẽ tổ chức những chương trình đào tạo ngắn ngày giúp các bạn trẻ biết được quyền lợi hợp pháp mà mình được hưởng khi lao động xứ người, những gì nên và không nên làm để hòa nhập tốt hơn. Từ đó, họ còn có thể thúc đẩy chính phủ nước gửi và nhận lao động ban hành những chính sách tốt hơn cho người lao động xuất khẩu.

Thế còn chính quyền có thể làm gì? Chính quyền không cần làm gì, chỉ cần đừng cản trở những nỗ lực dân sự kể trên là tốt lắm rồi. Duy trì thái độ nhẹ thì dè chừng, nặng thì thù địch với mọi nỗ lực dân sự ngoài vòng kiểm soát từ trước đến nay đã giết chết biết bao thiện chí, đi kèm là ý tưởng và nguồn lực, của người Việt muốn giúp người Việt.

Bởi vậy, ban hành và thực thi một đạo luật về quyền tự do hiệp hội theo chuẩn mực quốc tế là việc vô cùng đơn giản mà chính quyền có thể làm ngay để góp phần giải quyết những vấn đề xã hội mà bản thân chính quyền cũng không thể giải quyết nổi, chẳng hạn như thảm kịch vừa rồi.

Làm đi, đừng sợ.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “Tựu trung lại, đất nước chưa gieo được niềm tin và hi vọng cho người dân về một tương lai tươi sáng mà họ sẽ dự phần”.
    -Khi Dân Việt mất niềm tin vào Chính phủ thì việc đối xử với nhau giữa 02 bên như là những ng xa lạ, có lợi đôi bên thì 02 bên hợp tác, ko có lợi thì chia tay, bỏ nhau đi tìm đối tác khác có lợi hơn. Sống chung với nhau trong cùng 01 nhà mà như là ng dưng, 02 bên ko có tiếng nói chung vì Chính phủ quan tâm trước hết là Đảng, ko lo cho dân Việt, xã hội Việt tan nát là từ đây.

  2. Hey, tớ không chê bai ôn hòa, nhất là khi đảng Cộng sản ở Việt Nam xử dụng nó để yêu Trung Quốc . Có rất nhiều người xem đó là “hèn với giặc” nhưng tớ lại thấy nó rất ôn hòa & có học . Chiện người khác xem ôn hòa & có học là “hèn với giặc” là chiện của người khác, hổng phải tớ . Vả lại chó nó cũng biết dùng bạo lực là không tôn trọng pháp luật xã hội chủ nghĩa, không lẽ đảng Cộng sản ở Việt Nam không biết .

    Tớ chỉ so sánh hai thái độ, các tổ chức xã hội dân sự của Nguyễn Anh Tuấn đ/v Đảng, và thái độ của Đảng đ/v Đảng của Đảng, thấy giống y chang nhau . Théc méc của tớ là ai cọp bi ai, thế thui . Vấn đề ai cọp bi ai không đáng quan tâm nếu cho ra cùng 1 nghiệm tốt đẹp, phải thế không ?

    Vả lại, như chiên da tâm ní Mạc Văn Trang đã chứng minh, phản biện chính là yêu đấy . Nước mềnh đủ dân chủ để những ai yêu Đảng có thể dõng dạc nói lên tình yêu của mình . Théc méc của tớ là tại sao những người phản biện cứ ấp a ấp úng mãi thía ? Một phần trong họ đã từng yêu Đảng, phần còn lại đang học yêu Đảng . Đôi khi bị Đảng đục chỉ vì không (dám) nói ra mối tình câm nín của mình . Ngu ráng chịu, thats all i can say.

  3. Đấu tranh với chính quyền độc tài thời nay chí có hai cách: Ôn hòa và Bạo động.
    Xin nói ngay: Ôn hòa không phải là mềm yếu. Nếu có cuộc biểu tình 10 ngàn người (như cái hồi chống Luật Đặc Khi) vẫn là ôn hòa.

    Muỗi (tưởng là chỉ biết vo ve) đã nhiều lần chê bai cách ôn hòa.
    NHưng Muỗi chỉ sui mọi người bạo động (trước gươm súng CS), chứ chính nó thì giấu mặt (nick), chưa bao giờ đứng lên dẫn đầu cuộc đấu tranh bạo lực.
    CS chỉ cần có đấu tranh bạo lực để có cớ đàn áp. Nay CS cho tay sai kích động mọi người dùng bạo lực. Ruồi, Muỗi đều kích động bạo lực bằng cách chửi bới đích danh những người đấu tranh ôn hòa.

    Mong mọi người nhận ra bộ mặt thật của chúng

    • Xin nói ngay
      Cuộc biểu tình 10/6/2018 phản đối dự luật đặc khu đã có bao nhiêu người bị đàn áp ? Chưa nói đến những người bị bắt nguội và đã bị thủ tiêu.
      Nói vc chỉ cần đấu tranh bạo động là có cớ đàn áp. Vậy mấy trăm tù nhân lương tâm Việt Nam đang ở tù là họ bị bắt là do đấu tranh bạo động ?
      Họ bị đàn áp, bắt bớ, bỏ tù chỉ vì đăng bài ở facebook mà đầu sỏ cs đã cho là họ đang “xuyên tạc, nói xấu chế độ”. Vậy theo ý của Anh, đăng bài facebook là đấu tranh bạo động ?
      Vì đã tạo cớ cho cs ra tay đàn áp nên đã vào tù ngồi.
      Xúi dân đi biểu tình là xúi dân đi đấu với vc với bàn tay ko tất sắt. Biểu tình ôn hòa ko bị đàn áp chỉ là câu nói mị dân.

  4. “Thế còn chính quyền có thể làm gì? Chính quyền không cần làm gì”

    Rất đúng . Các tổ chức xã hội dân sự đang quảng cáo cho chính quyền bằng thứ bên này gọi là scare tactics. John McAfe muốn anti-virus của mình bán chạy kể về doomsday scenario khi toàn bộ máy tính trên thế giới bị shut down vì virus. Các tổ chức dân sự “làm những thước phim sáng tạo nhất cảnh báo di cư bất hợp pháp nguy hiểm tới mức nào” quảng cáo gián tiếp cho Đảng theo kiểu nếu bỏ Đảng sẽ tệ hơn là không bỏ Đảng . Đây có thể là 1 trong những biện pháp giành lấy lòng tin của Đảng để Đảng nghĩ lại mà công nhận các tổ chức xã hội dân sự, vốn không chống Đảng, mà chỉ “phản biện” ôn hòa . Theo Mạc Văn Trang, í là yêu Đảng .

    “từ trước đến nay đã giết chết biết bao thiện chí, đi kèm là ý tưởng và nguồn lực, của người Việt muốn giúp người Việt”

    Đúng thía . Đảng nên xét lại thái độ của mình đ/v các tổ chức xã hội dân sự . Họ trước giờ vẫn không chống đối Đảng, chắc vì không có nhu cầu chống đối . Ngược lại, còn nghĩ ra nhiều điều có lợi cho Đảng nữa . Đúng, không trực tiếp nên đôi khi khó thấy . Nhưng những thằng đần phản động như tớ mà còn thấy thì … Không lẽ Đảng không còn phân biệt ai là bạn ai là thù nữa hay sao ? Đúng, nếu còn Bác Hồ ở đây thì chúng nó đừng mong cựa quậy . Nhưng Đảng đã phản bội Bác Hồ, đổi mới từ đời tám hoánh nào rùi . Có đứa nào thật sự còn tin vào Bác Hồ nữa đâu ? Tụi hội cờ đỏ ghen tức nên gửi báo cáo láo lên trên thui, chứ thật ra tụi xã hội dân sự rất yêu Đảng .

    Kính mong Đảng bắn chết đứa nào cầm đèn chạy trước ô tô & sau đó, Đảng dùng đèn ô tô soi xét .

Comments are closed.