9-10-2019
Cái app AirVisual đo ô nhiễm không khí là một app được quốc tế công nhận. Nó bị report biến mất tại Việt Nam nhờ “công lao” kêu gọi của một anh thợ dạy có hơn 350.000 follows. Sự kiện này được báo quốc tế đưa tin.
Anh thợ dạy sau đó đã xin lỗi và lượng follows giảm gần phân nửa. Song khôi phục lại thì AirVisual, theo quan sát cá nhân tôi, đã mất kha khá dữ liệu. Và một số điểm đặt máy đo có thể đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” về sắc màu cảnh báo.
Tôi sẽ kể vài cách để thao túng số liệu để đánh lừa nhân dân những dạng về cảnh báo ô nhiễm. Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về những hình thái phá hoại kiểu này.
Một máy đo không khí cần được đặt nơi khô ráo, chí ít là không có nước mưa vì rất dễ hỏng cảm biến đo bụi. Nhưng cái hộp (hay căn phòng) chứa nó phải có đối lưu không khí thì cảm biến mới biết mức độ bụi mịn trong không khí ra sao.
Chỉ cần đóng cái hộp khít hơn thì không khí đi qua khó hơn, cảm biến sẽ báo thấp hơn thực tế ngoài trời. Chiêu này rất dễ áp dụng nếu có một tổ chức sở hữu máy đo đủ lớn thì sẽ tương đối “pha loãng” mức cảnh báo ô nhiễm.
Lỡ thô bỉ hơn thì ngắt điện các điểm đo “không ngoan”. Tuy nhiên, chỉ cần cách thứ nhất được áp dụng tại nơi mua máy bằng thuế dân đã đủ khốn khổ nhân dân lắm rồi.
Cao cấp hơn, sẽ đầu tư một hệ thống mang tính tư nhân hay nhà nước. Máy của người ta, hệ thống phần mềm không phải của mình. Người ta muốn số nào thì “xào” số ấy thôi. Hình thái tốt nhất là tư nhân bắt tay Nhà nước qua một hình thái hợp tác mang tên “ngoan thì gì cũng có”. Ngân sách cứ rót đều hoặc các công ty nguồn thải ô nhiễm tài trợ. Thật nhất cử kinh doanh và lưỡng tiện lừa dân lẫn lãnh đạo.
Từ “tiện” tôi dùng ở đây nên hiểu là hạ tiện mới chính xác!
Cái khác biệt của các hệ thống (không chỉ đo không khí) cơ bản nằm ở 2 câu hỏi:
1- Nó thuộc chuẩn nào? Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc thì OK. Còn lại thì xem xét.
2- Nó có bị thao túng không? Như đã nói ở trên, hễ bị thao túng, thì tốt nhất là tháo tung.
Nhưng tôi cũng đoan chắc nhân dân sẽ không khờ khạo mãi để bị lừa mãi. Khi niềm tin về ô nhiễm đã ở bờ vực phá sản thì người thông minh sẽ đi tìm giải pháp còn kẻ ác sẽ che giấu thông tin hay trở thành công cụ cho kẻ ác hơn. Còn lũ ngu xuẩn sẽ tin lời những kê ác để chọc thủng mắt mình, giữ niềm tin sắt son không có ánh mặt trời.
Nhưng nào chỉ bây giờ và nào chỉ tại đất nước này, Nhân – Quả vẫn cứ khách quan tồn tại. Tác động đến xung quanh bằng tâm thế yêu thương sẽ được đáp lại bằng thương yêu, tạo ô nhiễm và che giấu nó thì hãy nhớ sẽ có ngày trả giá.
Những kẻ từng chửi dân chúng là bần nông ngu học thường hay “quên” tổ tông họ cũng từng làm nông suốt mấy ngàn năm. Đến cội nguồn còn không nhớ thì chúng sẵn sàng bán bất cứ ai được giá, kể cả là bạn bè hay đồng chí. Đi theo chúng, phải vứt tim vứt não để nói lời quàng xiên, làm chuyện thất đức. Và cùng chúng trả giá một ngày nào đó như là tất yếu.
Nên tôi cũng thẳng thắn nhắn gửi các học phiệt nhung nhúc ở thủ đô điều này: Thao túng số liệu không còn dễ ăn đâu! Và làm ơn bỏ cái trò vô minh tấn công cá nhân kiểu “Dân khối C biết gì về khoa học mà bàn?”
P/s: Cái clip này ghi hình ảnh máy đo tự chế đo bụi PM2.5 lẫn PM1.0 của dân khối C – Mai Quốc Ấn (các apps chưa tích hợp đo bụi 1.0 và 0.3). Tự học và chịu học nghiêm túc là ra hết! Sắp tới sẽ xong đo bụi PM0.3 rồi đi đăng ký cho bọn học phiệt hết xạo quần. Mình dân chơi mà! Hehe…
“TỰ CHỌC MÙ MẮT”Cái app AirVisual đo ô nhiễm không khí là một app được quốc tế công nhận. Nó bị report biến mất tại Việt Nam nhờ “công lao” kêu gọi của một anh thợ dạy có hơn 350.000 follows. Sự kiện này được báo quốc tế đưa tin.Anh thợ dạy sau đó đã xin lỗi và lượng follows giảm gần phân nửa. Song khôi phục lại thì AirVisual, theo quan sát cá nhân tôi, đã mất kha khá dữ liệu. Và một số điểm đặt máy đo có thể đã “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” về sắc màu cảnh báo.Tôi sẽ kể vài cách để thao túng số liệu để đánh lừa nhân dân những dạng về cảnh báo ô nhiễm. Hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về những hình thái phá hoại kiểu này.Một máy đo không khí cần được đặt nơi khô ráo, chí ít là không có nước mưa vì rất dễ hỏng cảm biến đo bụi. Nhưng cái hộp (hay căn phòng) chứa nó phải có đối lưu không khí thì cảm biến mới biết mức độ bụi mịn trong không khí ra sao.Chỉ cần đóng cái hộp khít hơn thì không khí đi qua khó hơn, cảm biến sẽ báo thấp hơn thực tế ngoài trời. Chiêu này rất dễ áp dụng nếu có một tổ chức sở hữu máy đo đủ lớn thì sẽ tương đối “pha loãng” mức cảnh báo ô nhiễm.Lỡ thô bỉ hơn thì ngắt điện các điểm đo “không ngoan”. Tuy nhiên, chỉ cần cách thứ nhất được áp dụng tại nơi mua máy bằng thuế dân đã đủ khốn khổ nhân dân lắm rồi.Cao cấp hơn, sẽ đầu tư một hệ thống mang tính tư nhân hay nhà nước. Máy của người ta, hệ thống phần mềm không phải của mình. Người ta muốn số nào thì “xào” số ấy thôi. Hình thái tốt nhất là tư nhân bắt tay Nhà nước qua một hình thái hợp tác mang tên “ngoan thì gì cũng có”. Ngân sách cứ rót đều hoặc các công ty nguồn thải ô nhiễm tài trợ. Thật nhất cử kinh doanh và lưỡng tiện lừa dân lẫn lãnh đạo. Từ “tiện” tôi dùng ở đây nên hiểu là hạ tiện mới chính xác!Cái khác biệt của các hệ thống (không chỉ đo không khí) cơ bản nằm ở 2 câu hỏi: 1- Nó thuộc chuẩn nào? Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc thì ok. Còn lại thì xem xét.2-Nó có bị thao túng không? Như đã nói ở trên, hễ bị thao túng, thì tốt nhất là tháo tung.Nhưng tôi cũng đoan chắc nhân dân sẽ không khờ khạo mãi để bị lừa mãi. Khi niềm tin về ô nhiễm đã ở bờ vực phá sản thì người thông minh sẽ đi tìm giải pháp còn kẻ ác sẽ che giấu thông tin hay trở thành công cụ cho kẻ ác hơn. Còn lũ ngu xuẩn sẽ tin lời những kê ác để chọc thủng mắt mình, giữ niềm tin sắt son không có ánh mặt trời.Nhưng nào chỉ bây giờ và nào chỉ tại đất nước này, Nhân – Quả vẫn cứ khách quan tồn tại. Tác động đến xung quanh bằng tâm thế yêu thương sẽ được đáp lại bằng thương yêu, tạo ô nhiễm và che giấu nó thì hãy nhớ sẽ có ngày trả giá.Những kẻ từng chửi dân chúng là bần nông ngu học thường hay “quên” tổ tông họ cũng từng làm nông suốt mấy ngàn năm. Đến cội nguồn còn không nhớ thì chúng sẵn sàng bán bất cứ ai được giá, kể cả là bạn bè hay đồng chí. Đi theo chúng, phải vứt tim vứt não để nói lời quàng xiên, làm chuyện thất đức. Và cùng chúng trả giá một ngày nào đó như là tất yếu.Nên tôi cũng thẳng thắn nhắn gửi các học phiệt nhung nhúc ở thủ đô điều này: Thao túng số liệu không còn dễ ăn đâu! Và làm ơn bỏ cái trò vô minh tấn công cá nhân kiểu “Dân khối C biết gì về khoa học mà bàn?” P/s: Cái clip này ghi hình ảnh máy đo tự chế đo bụi PM2.5 lẫn PM1.0 của dân khối C Mai Quốc Ấn (các apps chưa tích hợp đo bụi 1.0 và 0.3). Tự học và chịu học nghiêm túc là ra hết! Sắp tới sẽ xong đo bụi PM0.3 rồi đi đăng ký cho bọn học phiệt hết xạo quần. Mình dân chơi mà! Hehe
Posted by Quốc Ấn Mai on Tuesday, October 8, 2019