19-8-2019
Vũ Khắc Ngọc là tên một thầy giáo phổ thông dạy môn hoá học đột nhiên rực sáng trên Facebook Việt Nam mấy hôm nay. Đang từ một điển hình anh hùng chống tiêu cực, được báo đài khắp nơi phỏng vấn về việc phanh phui gian lận điểm thi ở Hà Giang, thầy Vũ Khắc Ngọc lại trở thành tâm điểm công kích của nhiều bạn đọc facebook, vốn là những người đang ủng hộ thầy trong việc chống tiêu cực trong giáo dục.
Nguyên do chuyện này chính là việc thầy Ngọc đã viết một status như sau: “…Các thanh niên Hong Kong đang tự phá huỷ nồi cơm của chính mình, dưới sự kích động từ bên ngoài. Rất nhiều bên ở Việt Nam cũng đang theo dõi sát sao những diễn biến này vì nó mang theo rất nhiều bài học“.
Trong các bình luận tiếp theo, thầy Ngọc tiếp tục trình bày về bài học mà thầy rút ra, trong đó có đoạn: “Trong bất kể cuộc Cách mạng màu nào, lực lượng kích động bao giờ cũng là Luật sư/ Nhà báo, còn lực lượng xuống đường hăng hái nhất bao giờ cũng là thanh niên/ sinh viên và người nghèo...” Hết trích.
Trước hết, tôi xin cảm ơn thầy Ngọc, vì thầy đã dũng cảm nói ra suy nghĩ của mình, không vòng vo, không né tránh. Thầy đã làm tốt việc này còn hơn rất nhiều vị quan chức quyền quan chức trọng khác, rất lo cho nồi cơm của mình, nhưng không dám thẳng thắn phát biểu mạnh mẽ như vậy.
Là con người, thầy Ngọc hay bất cứ ai trong chúng ta đều có nhu cầu sinh tồn. Vì thế việc nghĩ đến nồi cơm, nghĩ đến lợi ích của mình là điều hoàn toàn chính đáng. Không chỉ có thầy Ngọc, trước đây đã có thầy giáo đại tá Trần Đăng Thanh là người từng được nổi tiếng vì lên bục giảng, răn dạy 300 hiệu trưởng các trường đại học khu vực Hà Nội phải biết nghĩ đến cái sổ hưu.
Thế nhưng, thưa thầy Ngọc, thưa quý vị, con người chúng ta khác con vật ở chỗ ngoài những nhu cầu để sinh tồn, theo tháp nhu cầu Maslow đã được nghiên cứu, thì chúng ta còn có những nhu cầu cao hơn. Ấy là việc được xã hội ghi nhận, được đề cao, được yêu thương. Muốn đạt được những điều cao quý đó, không cách nào khác, con người chúng ta đôi khi phải từ bỏ, phải hi sinh những nhu cầu tầm thường mang tính động vật của bản thân, để hành động vì cộng đồng, vì người khác.
Nhìn lại lịch sử Hong Kong, nếu như không có 100 năm là thuộc địa Anh, không có 100 năm được hưởng một nền pháp trị tân tiến chuẩn mực, không có 100 năm được tự do sáng tạo, làm ăn, buôn bán… liệu người Hong Kong có được mức thu nhập và đời sống cao nhất nhì thế giới như hiện nay không?
Nồi cơm của người Hong Kong đang đầy hơn của tôi, của thầy Ngọc, hay của đa số người dân Việt Nam rất nhiều đấy ạ. Chính vì thế, khi đảng cộng sản Trung Quốc thò bàn tay lông lá của mình vào mảnh đất Hong Kong, can thiệp từ chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hoá Hong Kong, những người yêu tự do Hong Kong đã xuống đường để bảo vệ một nền văn minh vào loại bậc nhất khu vực Châu Á này. Họ từ bỏ công việc mưu sinh, từ bỏ sự an toàn bản thân, từ bỏ nồi cơm của mình… để đấu tranh giữ lấy nồi cơm của thế hệ người Hong Kong tương lai. Đó chẳng phải là điều cao quý nhất của một đời người hay sao?
Tôi chắc thầy Ngọc đã từng có cảm giác rất tự hào sung sướng khi thầy được xã hội ghi nhận và tôn vinh vì chống tiêu cực thi cử tại Hà Giang. Nhưng qua sự việc này tôi mong thầy Ngọc hãy bình tâm lại một chút, tìm hiểu thêm những kiến thức ngoài nhà trường về chính trị, lịch sử và văn hoá của thế giới. Thầy Ngọc có thể là người rất có kiến thức trong chuyên môn hoá học, nhưng những điều thầy vừa phát biểu trên facebook tôi e là hơi hồ đồ, nóng nảy.
Chúng ta chỉ sinh một lần trên đời này, với tư cách là con người. Con người ta chỉ trở nên vĩ đại khi những điều họ cho đi còn lớn hơn những điều họ có. Hãy sống sao cho xứng đáng. Đừng nhăm nhăm chỉ nghĩ đến mỗi nồi cơm, thầy Vũ Khắc Ngọc ạ.
Yêu thương thầy!
Nếu bạn làm ra chiếc điện thoại, thì nó có thể có mã sỗ giúp bạn điều khiển các thông số bởi một phần mềm cho dù ngồi ở rất xa.
Từ đầu tháng Hai đến giữa tháng Tám năm 2019, FACEBOOK Vịt nôm kiểm duyệt và phá huỷ toàn bộ TRANG FACBOOK cá nhân của tôi đến 3 LẦN !!!!
Lương Y Việt Kiều
*********************
http://www.hanoiparis.com/img_actu/287.jpg
* Để tưởng nhớ Cố Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội (1)Paris .. ..
Thầy thuốc gốc Việt về cội nguồn
Chiến luỹ (2) chống dịch khi nguy khốn
Pasteur Yersin, Anh bước theo
Nha Trang (3) Tình Nhân Loại gởi hồn
Y khoa chẳng còn biên giới nữa
Lương y Anh giữ tình cố thôn
Bác sĩ Pháp (4): Ngọn cờ Nhân đạo
Chống SARS bỏ mình ghi nhớ ơn
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=23&idactu=287
1. Bác sĩ Nguyễn Hữu Bội là bác sĩ gây mê hồi sức người Pháp gốc Việt làm việc ở Bệnh viện Việt — Pháp, đã qua đời vì bệnh SARS hồi 15 giờ ngày 12.04.2003. Ông Nguyễn Hữu Bội đến Việt Nam hôm 26–2 và tử vong sau hơn nửa tháng phải thở máy và liên tục trong tình trạng bệnh rất nặng.
2. Bệnh viện Việt — Pháp: Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 29.5.2003, Chủ tịch Thượng viện Pháp ông Chiristian Poncelet — trao tặng Huy chương Vàng vì lòng dũng cảm và sự tận tuỵ của nước Cộng hoà Pháp cho tập thể nhân viên y tế Bệnh viện Việt — Pháp
3. Alexandre Yersin — nhà bác học người Pháp, sinh năm 1863, Thụy Sĩ. Làm việc ở Việt Nam nhiều năm, mất ở Nha Trang năm 1943. Yersin không màng đến danh vọng và cuộc sống phù hoa, ông là một nhà thám hiểm vĩ đại và một nhà khoa học thực thụ, luôn tìm kiếm cái mới. Nǎm 1988, sau khi tốt nghiệp trường y Paris, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu của bác sĩ Louis Pasteur. Alexandre Yersin còn là một bác sĩ chuyên về vi trùng học, được đào tạo theo truyền thống của Pasteur — người thầy của ông. Sau đó, bác sĩ Yersin trở nên nổi tiếng qua nhiều công trình tiên phong do nhóm nghiên cứu của Pasteur tiến hành. Niềm say mê du lịch đã đưa ông tới Việt Nam.
Tháng 7.1891, khi tới thám hiểm những cao nguyên ở Việt Nam, ông đã phát hiện ra Đà Lạt. Mặc dù Yersin yêu Đà Lạt, ngôi nhà của ông lại nằm ở Nha Trang. Tại Nha Trang, Yersin đã xây dựng nên Viện Pasteur, mang tên người thầy của ông. Alexandre Yersin cũng là người gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt nam, từ đây người ta sản xuất ra quinin.
Năm 26 tuổi, Alexandre Yersin viết cho mẹ: «Con rất vui thú khi tiếp chuyện nhũng người đến hỏi ý kiến nhưng con không muốn hành nghề bác sĩ, nghĩa là con không bao giờ có thể đòi hỏi bệnh nhân trả công khi săn sóc cho họ. Con xem ngành y như là một thiên chức, tương tự vai trò của mục sư. Đòi tiền công săn sóc bệnh nhân, như có phần nào nói với người ấy: tiền hay cuộc sống! Con biết không phải tất cả các đồng nghiệp của con đều chia sẻ những ý nghĩ này, song đấy vẫn là những điều con nghĩ và sẽ khó lòng mà từ bỏ chúng».
Khoảng 10 năm cuối đời, Yersin ít đi xa. Phần lớn thời giờ ông ở Viện Pasteur Nha Trang, ở xóm Cồn, ở Suối Dầu, ông có dịp gần gũi hơn với người dân. Cộng đồng ngư dân xung quanh xem ông Năm là ân nhân, là vị thần hộ mạng cho họ qua các công việc của ông như: bác sĩ chẩn trị, dược sĩ ban thuốc, nhà từ thiện, nhà giáo dục, người chở che.. .. Dân địa phương thân mật gọi ngôi nhà của ông là Lầu Ông Nam hay Tháp Ngà. Yersin mất ngày 1–3–1943, thọ 80 tuổi. Ngôi mộ cách thành phố Nha Trang khoảng 20km.
4. French Doctors rất nổi tiếng trong hoạt động nhân đạo trên toàn thế giớị Médecins Sans Frontière (Doctors Without Borders — Y Sĩ Không Biên Giới) được Giải Nobel Hòa Bình 1999. Ngoài ra còn có Médecins du Monde (World’s Doctors — Y Sĩ Thế Giới)
BẤM VÀO ĐÂY
https://vimeo.com/149555947
xem phóng sự về CUỘC ĐỜI NGOẠI HẠNG của
VỊ BÁC SĨ NGƯỜI PHÁP CUỐI CÙNG Jacques Berès – Le dernier French Doctor
Frère Jacques : Người Anh cả khả kính của Nhân loại
******************************************
https://www.youtube.com/watch?v=zFMhleUDFk4
4th Geneva Summit: Dr. Jacques Beres, war surgeon
Nửa Thế kỷ Nhà giải phẫu Chiến tranh
Đi qua bao vùng Trái Đất Mẹ tan tành !
Người Anh Cả khả kính của Nhân loại
Frère Jacques vì Tình thương trong sáng tinh anh
Dáng Anh đứng xuyên Thế kỷ 20 cùng 21
Một Tâm hồn Cao thượng Cao đẹp thiên thanh
Từ giã Đại gia đình cùng nghề hái ra bạc
Đồng sáng lập ”Bác sĩ không Biên giới” (1) – Anh,
Ngoài vòng Danh vọng tính toán chính trị
Bước vào NGÀN chiến trường khói lửa máu tanh
Về Paris quyên tiền bằng hữu mua thuốc
https://www.youtube.com/watch?v=F5AFv5M14Eo
Jacques Bérès participe à la manifestation de solidarité
avec la Révolution syrienne à Paris
Lại hành trang trở lại nạn nhân chờ Anh
Đi vào chiến trận bom đạn thấy phải tránh
Thần Chết cũng sợ nể Tấm lòng chân thành
Nửa Thế kỷ Nhà giải phẫu băng Trái đất Mẹ
Cứu hàng vạn sinh mệnh vô tội Bậc Tinh anh
Từ Chiến tranh Việt Nam đến Syria đang nóng
Vì một Tình yêu Nhân loại trung thành
Frère Jacques từ Thời Chiến tranh Lạnh
Đến Thời Toàn cầu hóa thật mong manh
Nhưng Anh biểu tượng Bất tử trong sáng
Chứng minh Tình Người bất diệt Sử Xanh
TỶ LƯƠNG DÂN
http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=80&idpoeme=11238
(1) ”Médecins sans Frontières”
https://www.youtube.com/watch?v=KF3RqQjPQmA
Syrie: le médecin et humanitaire Jacques Bérès de retour de Homs
Sinh năm 1941, Jacques Bérès đã khám phá ngành Giải phẫu
Chiến tranh tại Việt Nam năm 1967 và bị Vịt cộng bắn bể bụng
suýt chết tại Sài Gòn trong cuộc Tổng công kích Mậu Thân
Với túi xách tay dụng cụ y học trên vai, vị Bác sĩ Pháp khả kính
này đi khắp Trái đất nơi nào có Chiến tranh đau khổ hay thiên
tai để cứu mạng bao nạn nhân vô tội đa phần trẻ em cụ già
Vị Bác sĩ Pháp nhân đạo tình nguyện tự nguyện đi khắp Hành
tinh từ Việt Nam qua Liberia, Bangladesh, Tchad, Congo,
Tchétchénie, Rwanda, Irak, Sierra Leone, Liban, Palestine
Chẳng màng nghĩ đến quê nhà Paris quên cả các bệnh nhân
Pháp ngay cả bị thương trúng đạn tại Việt Nam đến gần suýt
chết
« Face au danger, il est d’un grand calme, presque détaché
Đối diện với hiểm nguy, anh ta hoàn toàn trầm tĩnh gần như
chẳng để ý đến », như Bác sĩ Bernard Guillon làm việc thiện
nguyện bên cạnh ông tại Dải Gaza nơi Trung Đông
Cũng nên nhớ Nhà Hoạt động Nhân đạo Jacques Bérès đồng
sáng lập Cơ quan Thiện nguyện Médecins du Monde – Bác sĩ
Thế giới và Médecins sans Frontières – Bác sĩ không Biên giới
từng nhận Giải Nobel Hòa Bình cao quý cả Thế giới biết đến
qua tên gọi thân thương ‘French Doctors’
BẤM VÀO ĐÂY
https://vimeo.com/149555947
xem phóng sự về CUỘC ĐỜI NGOẠI HẠNG của
VỊ BÁC SĨ NGƯỜI PHÁP CUỐI CÙNG Jacques Berès – Le dernier French Doctor
Jacques Berès, chirurgien de guerre, co-fondateur et
ancien président de MSF et de Médecins du Monde, se
confie dans un portrait réalisé à l’occasion de ses derniers
voyages en Syrie.
Production CAPA pour Envoyé Spécial / France 2
Thầy Vũ Khắc Ngọc viết:
1/“Các thanh niên Hong Kong đang tự phá huỷ nồi cơm của chính mình”.
-Thầy Ngọc qui chụp: “Các thanh niên Hong Kong đang tự phá huỷ nồi cơm của chính mình” là ko đúng, ng dân HK ko “phá hủy nồi cơm của chính mình” mà họ muốn giữ “nồi cơm của chính mình” ko bị CSTQ “phá hủy”. Ng dân HK có bộ óc suy nghĩ xa hơn bộ óc của ta vì ta chỉ thấy trước mắt rồi qui chụp, Ng dân HK còn suy nghĩ về tương lai HK sau này, nên việc làm hôm nay của họ là muốn “nồi cơm của chính mình” sau này phải tốt hơn hôm nay.
2/”Trong bất kể cuộc Cách mạng màu nào, lực lượng kích động bao giờ cũng là Luật sư/ Nhà báo”.
-Lại 01 kiểu tuyên truyền qui chụp. Dân số hiện tại của Hồng Kông là 7.497.724 ng và ngày cao điểm biểu tình ước tính có gần 2 triệu ng tham dự, chiếm 25% dân số Hồng Kông. Giả thiết ta cho thầy Ngọc viết là đúng thì ta phải công nhận, ko biết lực lượng “Luật sư/ Nhà báo” nào quá giỏi, quá tuyệt vời mà huy động dc 25% dân số HK. Nếu so sánh dân số VN 96.208.984 ng thì 25% là 24.052.246 ng, một con số trong mơ. Ko lẽ trình độ dân trí HK dễ bị “kích động” vậy sao thầy Ngọc?
3/”còn lực lượng xuống đường hăng hái nhất bao giờ cũng là thanh niên/ sinh viên và người nghèo…”.
-Thực tế, thành phần biểu tình ngoài học sinh, sinh viên còn có phụ huynh, giáo viên, luật sư, doanh gia, bác sĩ, y tá, tài xế, nhân viên vp,….. Việc so sánh thành phần nào hăng hái, hăng hái nhất là ko nên vì nó mang tính cách chia rẽ ng dân HK, mà chia rẽ ko tạo thành sức mạnh đưa đến thành công.
Ko trách thầy Vũ Khắc Ngọc, do thầy cũng chỉ là sản phẩm của nền giáo dục ko tôn trọng sự thực. Rất mong muốn chúng ta mỗi ngày, trước khi làm việc gì hãy suy nghĩ, nếu nó ko đóng góp dc chút ít gì điều tốt cho cộng đồng thì nó cũng ko nên làm điều xấu cho cộng đồng.
“bảo vệ đảng, bảo vệ cơ chế cùng với cái ghế và cái sổ hưu” là một phạm trù của triết học Mác-Lênin, hình thành và triển khai trong hoàn cảnh, sự nghiệp cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến đến chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam.
Trong hoàn cảnh một số người, phạm trù này được thể hiện ra thành sự nghiệp bảo vệ cái nồi cơm. Nhưng phạm trù này có giá trị triết học, là cơ sở lý luận, có thể lý giải được rất nhiều hiện tượng kinh tế chính trị xã hội, từ cấp độ xã hội, xuyên suốt đến tổ chức cũng như cá nhân ở nước ta, từ tổng – chủ tiệm nước đến cán bộ làng xã, đực lẫn cái, như từ đồng chí Cả Tọng, Tiện Nhân đến Kim Ngân , Kim Tiền.
Nó kết hợp hài hoà được mục tiêu, sư sống còn của đảng với lợi ích cá nhân, gia đình của cán bộ các cấp trong đảng và nhà nước.
Để thoát cộng, phạm trù này phải được nghiên cứu và hoá giải sao cho có tình có lý, có luôn cả compensation, nếu nói theo kiểu Mỹ.
Than ôi ! Đúng là thầy giáo XHCN.nên mới chỉ trích (ở tầm rất thấp) tinh thần
đấu tranh của người dân HongKong khao khát tự do và dân chủ đích thực ? Kẻ
này chắc quen ăn BÁNH VẼ của chế độ chăng ? Hay thích làm chim trong lồng ?
“…Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những phường giá áo túi cơm xá gì… ! “