Phụng sự là phụng sự ai?

Trung Bảo

2-8-2019

Cho tới tận bây giờ báo Tuổi Trẻ vẫn chưa có bất kỳ bài viết nào thể hiện thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Asanzo. Chưa có ai bỏ tiền ra mua và sử dụng các sản phẩm của công ty này được nói ra trải nghiệm sử dụng của mình trên mặt báo. Đánh một doanh nghiệp tan tành, tự kết án, nhưng không cho ai lên tiếng ngược lại. Liệu như vậy có đảm bảo tính công chính của báo chí?

Đừng tưởng mọi chuyện xuất phát bởi người tiêu dùng. Mọi chuyện xuất phát từ những chằng chéo bên trong nội bộ hải quan. Tháng 4.2018, khi hải quan phát hiện công ty Sa Huỳnh nhập sản phẩm thương hiệu Asanzo từ TQ, họ nghĩ rằng đã lần ra đầu dây dẫn đến công ty Asanzo. Các phóng viên của Tuổi Trẻ vào cuộc từ thời điểm đó.

Loạt bài phóng sự điều tra về công ty Asanzo khởi đi từ đó, bắt đầu ở cảng Cát Lái. Không có sự hỗ trợ của lực lượng hải quan thì lấy đâu ra việc nắm rõ đường đi nước bước từng container hàng như bài viết thể hiện.

Điều thấy rõ là các phóng viên tham gia loạt bài này dường như không nắm được các vấn đề về kinh tế – sản xuất. Do đó, những gì họ phản ánh trên mặt báo theo kiểu “tôi thấy nó sai” chứ không phải “theo luật nó sai”. Điều đáng nói về khía cạnh nghiệp vụ đó là các ban bệ ở nhà lại để thông qua những bài viết này đi kèm với những lời kết án thay toà. Không biết, loạt bài trên có được đem ra tham vấn các luật sư trước khi đăng tải? Nếu có, tại sao bây giờ đơn kiện của Asanzo đều nêu đúng vào các điểm này.

Một chi tiết mà đơn kiện này nhắc đến đó là đại diện công ty Asanzo liên tục 7 lần phản hồi đến báo TT về loạt bài. Thế nhưng “nói đi” mà không cho người ta “nói lại”. Rồi muốn “nói lại” thì phải làm theo kế hoạch “Xử lý khủng hoảng truyền thông” do chính một phóng viên trong nhóm thực hiện gửi đến. Muốn được nói thì phải nói theo ý muốn của những kẻ có quyền ở báo Tuổi Trẻ, phải nhận sai, và quan trọng là chỉ được nói với báo Tuổi Trẻ mà thôi.

Việc nói ấy có miễn phí như quy định của Báo chí? Và có thật một cá nhân có thể chi phối được việc này? Bạn thử tự đưa ra câu trả lời.

Đó là lý do người tiêu dùng chưa được phép xuất hiện trên báo TT. Sự thật còn đang được nhào nặn để cho ra một thứ như ý muốn để “phụng sự bạn đọc”.

Lý lẽ mà những ai bênh vực Tuổi Trẻ trong những ngày này còn có thể sử dụng đó là “Vân Trường có sai cá nhân nhưng không thay đổi được việc Asanzo gian dối”.

Có gian dối hay không thì đành phải chờ đợi 1 tháng nữa để xem kết luận của cơ quan hữu trách. Nhưng, làm sao có thể tin được một loạt bài viết ra và kết án người khác bởi những kẻ không có được sự chính trực như Vân Trường? Cũng đừng cố tách cá nhân Vân Trường ra khỏi tập thể báo Tuổi Trẻ. Nếu loạt bài này mà “thắng lợi” thì liệu tập thể báo Tuổi Trẻ có nhường hết vinh quang ấy cho cá nhân Vân Trường? Hay lại đi ra đường hất mặt lên nhìn những đồng nghiệp khác dưới mắt như cách họ tự hão “phóng viên Tuổi Trẻ” như lâu nay.

“Phụng sự bạn đọc” hay phụng sự ai? Dường như câu slogan này được viết ra trong lúc phê cần. 

PHỤNG SỰ LÀ PHỤNG SỰ AI?Cho tới tận bây giờ báo Tuổi Trẻ vẫn chưa có bất kỳ bài viết nào thể hiện thái độ của người tiêu dùng đối với các sản phẩm Asanzo. Chưa có ai bỏ tiền ra mua và sử dụng các sản phẩm của công ty này được nói ra trải nghiệm sử dụng của mình trên mặt báo. Đánh một doanh nghiệp tan tành, tự kết án, nhưng không cho ai lên tiếng ngược lại. Liệu như vậy có đảm bảo tính công chính của báo chí?Đừng tưởng mọi chuyện xuất phát bởi người tiêu dùng. Mọi chuyện xuất phát từ những chằng chéo bên trong nội bộ hải quan. Tháng 4.2018, khi hải quan phát hiện công ty Sa Huỳnh nhập sản phẩm thương hiệu Asanzo từ TQ, họ nghĩ rằng đã lần ra đầu dây dẫn đến công ty Asanzo. Các phóng viên của Tuổi Trẻ vào cuộc từ thời điểm đó. Loạt bài phóng sự điều tra về công ty Asanzo khởi đi từ đó, bắt đầu ở cảng Cát Lái. Không có sự hỗ trợ của lực lượng hải quan thì lấy đâu ra việc nắm rõ đường đi nước bước từng container hàng như bài viết thể hiện. Điều thấy rõ là các phóng viên tham gia loạt bài này dường như không nắm được các vấn đề về kinh tế – sản xuất. Do đó, những gì họ phản ánh trên mặt báo theo kiểu “tôi thấy nó sai” chứ không phải “theo luật nó sai”. Điều đáng nói về khía cạnh nghiệp vụ đó là các ban bệ ở nhà lại để thông qua những bài viết này đi kèm với những lời kết án thay toà. Không biết, loạt bài trên có được đem ra tham vấn các luật sư trước khi đăng tải? Nếu có, tại sao bây giờ đơn kiện của Asanzo đều nêu đúng vào các điểm này. Một chi tiết mà đơn kiện này nhắc đến đó là đại diện công ty Asanzo liên tục 7 lần phản hồi đến báo TT về loạt bài. Thế nhưng “nói đi” mà không cho người ta “nói lại”. Rồi muốn “nói lại” thì phải làm theo kế hoạch “Xử lý khủng hoảng truyền thông” do chính một phóng viên trong nhóm thực hiện gửi đến. Muốn được nói thì phải nói theo ý muốn của những kẻ có quyền ở báo Tuổi Trẻ, phải nhận sai, và quan trọng là chỉ được nói với báo Tuổi Trẻ mà thôi. Việc nói ấy có miễn phí như quy định của Báo chí? Và có thật một cá nhân có thể chi phối được việc này? Bạn thử tự đưa ra câu trả lời.Đó là lý do người tiêu dùng chưa được phép xuất hiện trên báo TT. Sự thật còn đang được nhào nặn để cho ra một thứ như ý muốn để “phụng sự bạn đọc”. Lý lẽ mà những ai bênh vực Tuổi Trẻ trong những ngày này còn có thể sử dụng đó là “Vân Trường có sai cá nhân nhưng không thay đổi được việc Asanzo gian dối”. Có gian dối hay không thì đành phải chờ đợi 1 tháng nữa để xem kết luận của cơ quan hữu trách. Nhưng, làm sao có thể tin được một loạt bài viết ra và kết án người khác bởi những kẻ không có được sự chính trực như Vân Trường? Cũng đừng cố tách cá nhân Vân Trường ra khỏi tập thể báo Tuổi Trẻ. Nếu loạt bài này mà “thắng lợi” thì liệu tập thể báo Tuổi Trẻ có nhường hết vinh quang ấy cho cá nhân Vân Trường? Hay lại đi ra đường hất mặt lên nhìn những đồng nghiệp khác dưới mắt như cách họ tự hão “phóng viên Tuổi Trẻ” như lâu nay.“Phụng sự bạn đọc” hay phụng sự ai? Dường như câu slogan này được viết ra trong lúc phê cần. Trung Bảo#2#asanzo#tuoitre

Posted by Bao Trung Nguyen on Thursday, August 1, 2019

Bình Luận từ Facebook