“Mày biết tao là ai không?”- Câu hỏi chưa bao giờ cũ?

Mạnh Quân

28-7-2019

Cách đây hơn 10 năm, đã từng viết một bài “đả” bà Liên, lúc đó là Tổng giám đốc Bảo hiểm AAA cũng về một vụ lộn xộn trên máy bay. Đại khái bà này có gì đó không hài lòng, chửi bới tiếp viên bằng ngôn ngữ chợ búa rất bẩn thỉu.

Câu đỡ bẩn thỉu nhất mà bà này ném vào mặt cô tiếp viên:- Mày biết tao là ai không?, cũng được ghi lại trong biên bản vụ việc, sau này, nó cứ như là một câu thành ngữ, lặp đi lặp lại, trong một bộ phận của người có của, có địa vị, mỗi khi họ đi lại đâu đó mà cảm thấy không được hài lòng hay bị đe dọa.

Hồi đó, cùng với bà Liên, nhớ là đã list ra một số trường hợp tương tự, phách lối, vô học khi đi máy bay. Như vụ một cán bộ cỡ khá bự của một cơ quan nhà nước “cướp” mất chỗ ngồi hạng C của một ngoại trưởng Bỉ, đẩy ông đó xuống ghế phổ thông. Để sau đó, ông này về nước, trả lời trên báo chí- một vụ khá mất mặt.

Cho đến hôm qua, lại có cái vụ ông Vũ Anh Cường, cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Đất Lành “thả dê” trên khoang hạng thương gia của Vietnam Airlines cũng lại xuất hiện câu nói ấy.

Đại để, Cường sau khi “sờ, nắn”, cô hành khách ngồi cạnh, bị tiếp viên, phi công yêu cầu xuống máy bay lại bật ra câu: ĐKM, Mày biết tao là ai không? Mày tin tao gọi sếp to xử hết chúng mày không?

Những cái trên được ghi trong biên bản. Nhưng diễn biến này có được nhiều người trên chuyến bay kể lại:

-Sau khi ông Cường nói câu trên, một khách nam hàng ghế trên chìa điện thoại xuống: “Điện thoại nè, ai gọi thì gọi đi, cho 5 phút”.

Vũ Anh Cường vẫn chưa chịu thôi, nói gì đó cũng khá tinh vi với ông kia, bác kia mới bảo: Tôi cho anh 30 giây, Gúc gồ tên tôi nhé: Trương ….

Sau đó VAC như tỉnh rượu, chịu ký vào biên bản và bị áp giải ra khỏi máy bay.

Không hiểu sao, máy bay, cũng có thể được coi là một địa điểm công cộng, với không gian chật hẹp lại luôn là nơi một số người tự có là có tiền, có thế lại thích thể hiện cái văn hóa của họ đến thế.

Mới thấy rằng, ở xứ ta, tiền bạc, sự giàu có khiến nhiều người nhanh chóng thay đổi về diện mạo, nhưng văn hóa thì lại không theo kịp họ. Cái câu “Mày biết tao là ai không?”, nó cứ xuất hiện đâu đó, liên tục, có lúc thành cả một câu chuyện cười trên báo chí nước ngoài, với tựa đề tương tự.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn. Vì thế cần phải thông cảm nếu đc mình hay cau có hoặc thư giản bàn tay (bàn tay trái) chút đỉnh. Bọn phản động hay làm lớn chuyện. Như chuyện đc Hữu Linh vậy thôi.
    Đề nghị phạt cảnh cáo 200 ngàn đồng VN.

  2. Tau bẹc bụi tau nhại nại nhời con Quyết tâm cướp hiếp” mày là hông fuc dân tẹc”

  3. Tau biết mày là BỌN SẢN VÔ LOÀI. CẢ LÒ SẢN NHÀ MÀY KO BỊ THẦN KINH THÌ TAU CHO VÀO LÒ HẾT.

  4. “Cái câu “Mày biết tao là ai không?”, nó cứ xuất hiện đâu đó, liên tục, có lúc thành cả một câu chuyện cười trên báo chí nước ngoài, với tựa đề tương tự.” (trích)
    Chắc là câu chuyện này mà tôi đã nghe cách đây vài năm. Chỉ có cái là nhân viên hàng không này là người nước ngoài và đang làm việc ở sân bay (chổ cổng đi).
    Chuyện như sau: Lúc đó vào giờ chuyến bay sắp khởi hành. Nhiều hành khách đang xếp hàng chờ giải quyết rắc rối hay có câu hỏi. Bỗng một ông mặc đồ “lớn” (veston) xấn tới trước quầy dịch vụ, nói với nhân viên rằng ông là một CEO có vấn đề cần giải quyết gấp (tôi vắt óc nghĩ nhưng không tìm được một hành khách nước nào NGOÀI những cán bộ gộc người Trung cộng, Bắc Hàn hoặc Việt Nam CS có thể hành động hồ đồ tự tung tự tác như thế, vì người ta thường là biết luật “first come, first served của các quầy dịch vụ phương tây).
    Cô tiếp viên có vẻ bực mình, nhưng lịch sự bảo ông khách “vui lòng xếp hàng”.
    Ông khách cao giọng “cô biết tôi là ai không?”
    Cô khách chộp ngay micro và nói cho cả phi trường cùng nghe: Chúng tôi hiện có một hành khách không còn biết mình là ai. Có ai vui lòng giúp ông nhớ lại xem ông là ai không ạ?
    Mọi người cười ồ. Ông khách nổi giận, chửi thề “ép u” (ĐM mày).
    Cô tiếp viên cũng không vừa “À, ông muốn cái đó thì cũng phải xếp hàng chờ đã nhé”

    • Cô tiếp viên ứng đối tài quá! Toàn ngành du lịch Việt Nam nên nghiên cứu những cách ứng xử như thế, vừa nhã nhặn vừa vui (đối với những người khác).

  5. Một bọn trọc phú vô học thời nay, đúng như nhà văn Hoàng Minh Tường đã viết trong tác phẩm “Thời của thánh thần” là thời buổi dòi bọ, cóc nhái lên làm người.

Comments are closed.