10-7-2019
Bệnh ảo tưởng là một căn bệnh nặng ở nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong. Cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “Đi tắt đón đầu”, “Tiến thẳng lên CNXH không qua TBCN”.
Biện hộ cho con số 58,7 tỷ USD, liên quan đến ước lượng 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/giờ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Tổng giám đốc công ty tư vấn TEDI Phạm Hữu Sơn nêu ra mấy điểm dưới đây (Vnexpress 09/7/2019):
“Chi phí xây lắp đường sắt tốc độ 200 km/h giảm so với đường sắt tốc độ 350 km/h là 10%; chi phí thiết bị giảm 26%; các hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị phụ trợ có mức đầu tư cơ bản như nhau. Do đó, không thể có việc tổng mức đầu tư giảm hơn một nửa nếu xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ 200 km/h thay vì 350 km/h.
“Chúng tôi đã tính toán rất chi tiết các số liệu với nhiều phương án chạy tàu tốc độ khác nhau, không thể có số liệu chênh lệch kinh khủng như vậy”.
“Ông Phạm Hữu Sơn nói, trong quy hoạch mạng lưới giao thông tầm nhìn đến 2050, đường sắt tốc độ cao cần đảm nhiệm vận tải hành khách khối lượng lớn mà ngành hàng không và đường bộ không thể đáp ứng. Đường sắt tốc độ cao phù hợp cho các quãng đường từ 300 đến 800km; nếu tàu Bắc Nam chạy tốc độ 200 km/h thì sẽ không thể cạnh tranh được với hàng không và các phương tiện khác.”
“Ông Sơn nhấn mạnh, công nghệ chạy tàu tốc độ cao được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất là “động lực phân tán” tương tự tàu Shinkansen của Nhật Bản. Đây là xu thế được nhiều nước áp dụng. Nếu chọn tàu tốc độ 200 km/h sẽ đi ngược lại xu thế thế giới và nhiều thiết bị cho loại tàu này đã không còn sản xuất.”
TEDI là công ty tư vấn về đường sắt Bắc – Nam của Bộ GTVT. Mọi chiến lược phát triển đường sắt Bắc – Nam của Bộ GTVT đều dựa vào TEDI. Ý kiến của TEDI ở một chừng mực nhất định thể hiện ý kiến của Bô GTVT. Vì thế không thể không phản biện quan điểm của TEDI. Qua phát biểu của ông TGĐ TEDI cho thấy Bộ GTVT có những cách nhìn chưa đúng sau đây.
I. VI PHẠM TIÊN ĐỀ
Vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách là hai chức năng quan trọng của giao thông đường sắt. Ở nhiều tuyến đường, vận tải hàng hóa còn được ưu tiên hơn vận tải hành khách.
Với đường sắt sắt Bắc – Nam của Việt Nam, mang tính cột sống duy nhất kéo dài suốt đất nước qua hầu hết các tỉnh thành quan trọng, thì ưu tiên vận chuyển hàng hóa không thể kém ưu tiên vận tải hành khách. Bởi vậy, mọi tốc độ, 200km, 350 km, 500 km… thì phải chuyên chở được hàng hóa. Đây là điều kiện tiên quyết.
Cho nên, tuyến đường 350km hiện nay của Bộ GTVT đề xuất, không chuyên chở được hàng hóa, thì bị loại hoàn toàn ra khỏi mọi xem xét. Đơn giản như trong toán học là vi phạm tiên đề.
II. NHỮNG SAI NHẦM CƠ BẢN
1. Do tính cột sống nối hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, thì giao thông giữa các tỉnh thành mới là quan trọng số 1, chứ không chỉ là giao thông giữa 2 địa điểm Hà Nội và TP HCM. Lượng hành khách và hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh lớn hơn nhiều lần so với tuyến trực tiếp hà Nội – TP HCM.
Chẳng hạn, với tốc độ 200km/h, tuyến Hà Nội – Vinh chỉ mất 1h30 phút, Thanh Hóa – Vinh mất 45 phút, Vinh – Đồng Hới mất 1h. Tương tự TP HCM – Phan Thiết mất 1h. Phan Thiết – Nha trang mất 1h… Nghĩa là thời gian đi lại giữa các tỉnh ngắn và vô cùng thuận lợi.
Bởi thế lấy Hà Nội – TP HCM để so sánh với thời gian máy bay rồi khẳng định không cạnh tranh được với máy bay là một lầm lẫn ấu trĩ.
2. Các chủng loại giao thông là song hành cùng nhau, bổ sung cho nhau, chứ không phải loại trừ nhau. Lấy mục đích xây đường sắt 350km/h để cạnh tranh với máy bay, bóp chết vận tải hàng không là không thực tế , trái với biện chứng, và tự trở thành mù quáng.
3. Vận tải hàng hóa mới là ưu điểm vô đối của tốc độ 200km/h mà Bộ GTVT cố tình bỏ qua.
4. Nói rằng thiết bị tàu hỏa đường sắt 200km/h đã ngừng sản xuất là hồ đồ. Hãy tìm hiểu lại đường sắt thế giới. Nói dùng tốc độ 200km/h là “đi ngược với xu thế thế giới” là sai. Các hệ thống đường sắt là cùng song hành. Đường sắt cao tốc 350 – 500km/h chỉ chiếm một tỷ phần rất nhỏ. Chưa nước nào chỉ có mỗi đường sắt tốc độ cao trên 350 km/h, mà bỏ đi toàn bộ hệ thống đường sắt tốc độ dưới 350km/h, bỏ đi hệ thống đường sắt chở hàng.
5. Không có hành khách. Với tàu tốc độ 350km/h lưu lượng hành khách rất ít, do giá vé cao. Dẫn đến còn lâu mới thu hồi vốn.
6. Thời gian xây dựng kéo dài. Chắc chắn tuyến đường tốc độ 350km/h do giá thành đắt, không thể dễ dàng huy động nguồn vốn, nên sẽ kéo dài đến 20 -30 năm và còn lâu hơn nữa.
7. Kéo theo gánh nặng nợ nần. Tổng vốn đầu tư 58,7 tỷ là quá sức đối với nền kinh tế Việt Nam. Tập trung nguồn lực lớn như vậy, việt Nam sẽ lún sâu vào gánh nợ, không còn nguồn lực dành cho các đầu tư khác. Chưa nói đến đội vốn, hiệu quả kém, chậm khai thác, và lâu hoàn vốn.
8. Ảo tưởng. Bệnh ảo tưởng là một căn bệnh nặng ở nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong. Cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “Đi tắt đón đầu”, “Tiến thẳng lên CNXH không qua TBCN”.
Hệ thống tàu tốc độ 200km/h cả Âu – Mỹ sở hữu đã hơn nửa thế kỷ rồi mà Việt Nam còn mơ vẫn chưa được. Huống chi, có ai ngờ còn có những ông ảo tưởng hơn ngồi ở bộ GTVT mơ luôn lên trời xanh – lại mơ ngay làm đường sắt 350km/h, không chỉ bán cả gia tài mà còn thế chấp cả tài nguyên đi vay tiền mà mua mà xây cho bằng được, dẫu chỉ một đoạn, dẫu kéo dài cả mấy chục năm. Đó là tai họa lớn cho đất nước.
III. TỔNG MỨC XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT BẮC – NAM TỐC ĐỘ 200km/h KHÔNG QUÁ 20 TỶ USD
Mức đầu tư 26 tỷ USD cho đường sắt Hà Nội – Sài Gòn tốc độ 200km/h của Bộ KH&ĐT là vẫn còn cao. Hãy cho các công ty tư nhân Việt Nam tính toán đầu tư thì con số sẽ về dưới 20 tỷ USD.
IV. THỜI GIAN XÂY DỰNG 10 NĂM
Bất cứ công trình kinh tế nào, thì thời gian xây dựng càng nhanh càng tốt, càng sớm đưa vào khai thác càng có lợi. Với tổng số vốn đầu tư không đến 20 tỷ đô la, với một ban điều hành giỏi, thời gian xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200km/h sẽ không vượt quá 10 năm.
Đừng để cho TEDI mà để cho các công ty tư nhân Việt Nam xây dựng, thì chắc chắn giá thành dưới 20 tỷ đô la và thời gian xây dựng dưới 10 năm.
Bộ GTVT là một trong những Bộ hoang phí ngân khố quốc gia nhiều nhất. Hơn thế nữa, cũng là một trong những Bộ bắt người dân phải gánh chịu những chi phí vô lý vì sự quản lý yếu kém trong sự lộng hành thao túng của các nhóm lợi ích.
Đường sắt Bắc – Nam mà do Bộ GTVT điều hành xây dựng thì giá thành sẽ ở trên mây, mà chất lượng thì ở mức tai họa. Đường sắt Cát Linh – Hà Đông còn là minh chứng lù lù trong nhiều thập kỷ nữa.
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc hãy chọn theo hướng cho các công ty tư nhân Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng đường sắt Hà Nội – Sài Gòn tốc độ 200km/h, dưới sự thiết kế, tư vấn và giám sát của các công ty Âu – Mỹ – Nhật.
Đừng đi theo ông Nguyễn Văn Thể.
họ không ngu dốt và không ảo tưởng nhưng họ tham lam vô độ. họ chọn làm theo phuong án cò lợi ich nhóm của họ ất chấp thiệt hại và thất bại khủng khịếp cho người dân.
Đất nước chúng ta có nhu cầu giao thông từng đoạn ngắn nối liền các tỉnh miền trung chứ đâu phải chỉ có nhu cầu đi từ Hà Nội vào TPHCM. Nếu chỉ đi từ HN vào TPHCM thì 350 km h sẽ không cạnh tranh nổi với máy bay về giá vé lẫn thời gian.
nguoi dân ngày ngày ăn khoai mì chỉ mong có cơm trắng mà ăn lại có lệnh phải ăn hamburger, ăn phở thay cơm. Chúng tôi chỉ cần xe lửa bình thường nhưng toilet sạch hơn, giá vé rẻ hơn.
với mức đầu tư khủng như thế thì giá vé không rẻ và chắc chắn bị lỗ vì ế khách. Người dân nghèo đành chọn xe đò, người giàu chọn máy bay.
VN mình đang chịu hậu quả của tình trạng hồng mà không chuyên.
nguoi không biết một nốt nhạc được bổ nhiệm làm nhạc trưởng
người chăm chăm vơ vét vào túi riêng lại được giao giử kho tiền của dân.
Làm kinh tế mà tư tưởng bao cấp, cứ nghĩ rằng nhà nước cho cái gì người dân phải nhận cái đó không cần tính toán lỗ lời, thất bại hay thành công, có phù hợp với nhu cầu xã hội hay không.
người dân vô cùng mất niềm tin khi ông Nhạ, ông Thể vẫn yên vị trên những chiếc ghế quan trọng liên quan đến đời sống của họ. Bó tay.
Bình luận:KHÔNG PHẢI VÌ HỌ KHÔNG BIẾT.MÀ TẤT CẢ LÀ VÌ LỢI ÍCH NHÓM THÔI.TỬ HÌNH BỌN ĐÓ CHÚNG MỚI SỢ.
Nói thẳng thừng thì không phải “bệnh ảo tưởng” mà là cực kỳ NGU DỐT
nhưng tưởng mình thông minh hơn người !
Có chăng là hơn người ta về những mánh khoé gian manh bịp bợm ?
-Dự án có vốn đầu tư rất lớn mà Bộ GTVT chỉ có 02 PA là quá ít. PA1: 24,7+33,98=58,68 tỷ USD; PA2: 41,98+17,11=59,09 tỷ USD. Thông thường ít nhất phải có 03 PA với 03 mức giá & thời gian khác nhau (như đấu thầu lựa chọn 03 đơn vị).
-PA2 đưa ra là cho có, vì ko ai bỏ tiền đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng toàn tuyến theo tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao đảm bảo tốc độ thiết kế 350km/h nhưng mua sắm đoàn tàu diesel để khai thác trên toàn tuyến với vận tốc khai thác tối đa 150km/h. Rồi dự kiến từ năm 2032 đến 2050, mua sắm đoàn tàu tốc độ cao thay thế tầu diezel để khai thác trên toàn tuyến đảm bảo tốc độ thiết kế 350km/h.
-Ngày 25 tháng 7 năm 2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2017/NĐ-CP về Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Căn cứ theo Nghị định thì đây là lần đầu tiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phản biện lại trên báo chí về Dự án của các Bộ, ban ngành. Làm đúng chức năng phản biện thì các Bộ, ban ngành khi lập Dự án phải cẩn thận hơn, phải đạt tiêu chí khả thi, hiệu quả, phù hợp với nguồn lực đất nc hiện có & sẽ có trong tương lai. Dự án bỏ tiền ra thì phải đánh giá dc hiệu quả của Dựa án để tiền phải sinh ra tiền cho đất nc, ko phải chỉ bày ra làm để tiền vào túi lợi ích nhóm. Rồi khi Dự án kéo dài ko đưa vào vận hành dc (chỗ nào cũng làm mà ko chỗ nào xong) hay có đưa vào khai thác thì vận hành ko hiệu quả. Mọi lỗ lã, thất thoát lại đổ vào đầu dân Việt (ko lẽ lò đốt đến 2050 chưa tắt).