28-1-2019
Tại phiên tòa hôm nay, Vũ nhôm khai: “Khi tình trạng trộm cướp, mất an ninh trật tự xảy ra tại TP.HCM, lãnh đạo Bộ gọi xem thế nào thì bị cáo đã hỗ trợ 150 môtô tuần tra cho TP.HCM, 50 môtô tuần tra cho Đà Nẵng, 2 tỷ đồng cho văn phòng Bộ. Khi có thiên tai, lãnh đạo Bộ thương dân, thương người gọi thì bị cáo lập tức đáp ứng, tất cả đều có chứng từ đầy đủ. Ngoài ra, khi Chủ tịch UBND Đà Nẵng xin hỗ trợ 100 tỷ lắp camera giám sát, bị cáo cũng đồng ý mà không hề đặt vấn đề xin dự án khác” (theo Zing.vn).
Đó là số tiền cá nhân của Vũ nhôm “đóng góp” cho các cơ quan công quyền mà anh ta khoe trước tòa. Nếu chuyện đó là có thật, mà tôi tin là có thật, thì Bộ Công an và chính quyền TP. Đà Nẵng đúng là các tổ chức quá bầy hầy. Toàn bộ phương tiện phục vụ cho công vụ đều là tiền từ ngân sách, tức là tiền thuế của người dân, ngân sách có tới đâu thì làm tới đó chứ. Chẳng có một quốc gia văn minh pháp quyền nào trên thế giới quyên góp tiền của tư nhân để trang bị phương tiện cho hoạt động công vụ cả.
Hãy nhớ lại một câu chuyện tại Hà Nội giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Khi Chính phủ của Tổng thống Mỹ Bill Clinton bị đóng cửa (giống như Chính phủ của Tổng thống Donald Trump bị đóng cửa một phần bây giờ), Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đến hạn phải trả hơn 1000 đô la tiền điện cho Điện lực Hà Nội nhưng do Chính phủ Mỹ đóng cửa nên chưa có tiền trả đúng hạn.
Khoản tiền bé tí kia bất kỳ một nhân viên sứ quán nào cũng có thể cho Sứ quán mượn để trả, nhưng không, luật của người ta không cho phép làm điều đó. Bởi vậy mà báo chí ta hồi ấy đã đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ phải chính thức đề nghị với Bộ Ngoại giao ta xin Chính phủ Việt Nam giúp đỡ cho Sứ quán Mỹ được chậm trả hơn 1000 đô la tiền điện nói trên cho đến khi Chính phủ Mỹ mở cửa trở lại.
Xin không bình luận gì thêm. Quyên góp tiền từ những người tử tế cho hoạt động công vụ cũng là không được phép, huống hồ giờ thì Vũ nhôm lộ nguyên hình là “xã hội đen” đội lốt sĩ quan tình báo. Nghĩ mà ngán ngẫm cho nền công vụ nước nhà.
Ông Vũ Nhôm khai như thế là để trả đủa những kẻ nhận hối lộ khéo mà không bảo vệ ông , trở mặt với ông khi ông sa cơ thất thế. Vũ Nhôm biết tỏng là sau khi nhận tiền hổ trợ cho công ích không biên lai, không người làm chứng thì tiền có thể tự do chạy vào túi của ai đó. Còn tiền cho công ích thì đã có dân đóng thuế lo.
Bây giờ đến thăm một công viên, một thắng cảnh tôi ngán ngẩm nhất khi nhìn thấy những cây xanh gắn tên quan chức đã tặng nó. Điều này nói lên sự phô trương lòng tốt của quan chức nào đó mà cũng tai hại cho cây xanh vì mai kia khi quan chức lộ diện là người không tốt ta phải gỡ bảng hay chặt hạ cây xanh vô tội ư? Tôi biết quan chức đứng đắn không muốn điều này nhưng địa phương đã làm thế vì tinh thần nịnh cấp trên đã ăn sâu và tinh thần có quan lớn đến thăm cũng đã ăn sâu.
Tôi cũng không vui khi bước chân vào chùa thấy vườn , sân chùa nguy nga với hàng chục ghế đá có in tên các nhà buôn đã tặng nó. Điều này là nhà giàu mượn tiền để khoe công đức. Nhà chùa là nơi bỏ tham sân si sao lại nhận những tặng vật của những kẻ thiếu cái tâm rộng lượng, chỉ muốn cửa Phật phải quảng cáo cho mình?
Cái đầu lãnh đạo còn nghĩ bán vé số ,bán trà đá thu nhập cao thì làm sao không xin tiền tội phạm.? Có khi láy tiền ấy làm rồi lại khai thực chi để ngân sách thanh toán mà đút túi…