Xu hướng quản lý quay trở lại thời bao cấp của Chính phủ

FB Nguyễn Tuấn Anh

13-12-2018

1- Doanh nghiệp:

Năm 2008, ta có 800.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong khi đó, con số ấy ở năm 2017, tức là 10 năm sau, chỉ còn lại 561 064 (số liệu của tổng cục thống kê).

Quy mô doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nhỏ, số doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh, chiếm trên 98% tổng số doanh nghiệp. Trong số doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh nghiệp siêu nhỏ là chủ yếu, chiếm đến 74-75%.

2- Bộ máy quản lý nhà nước:

Mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 39-NQ/TW (ngày 17-4-2015) của Bộ Chính trị, mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000 người mới theo tiến độ.

Nhưng thực tế ngược lại, không giảm được mà còn tăng thêm 96.000 người. Càng tiết giảm, biên chế càng tăng nhanh.

Một con số đáng sợ khi so sánh với các quốc gia khác về tỉ lệ công chức/1000 dân.

Việt Nam là 43 người chưa kể quân đội và công an, trong khi nhiều nước đã tính cả quân đội, công an như Philipines là 1.000 dân mới có 13 viên chức; Ấn Độ có 16 người; Indonesia 17 người; Singapore có 25 người.

Cũng một con số khác không khỏi giật mình. Chúng ta hiện có đến 30 bộ và cơ quan ngang bộ trong khi ở Nhật Bản con số này chỉ là 11, Singapore là 15, Trung Quốc 20. So với các nước châu Âu thì Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều.

Chỉ sau 2 năm bộ máy phình ra như vậy, chi thường xuyên tăng lên 16,25%.

Chi thường xuyên, chi trả nợ cả gốc lẫn lãi tăng lên thì chi đầu tư phát triển tất yếu phải giảm xuống.

Hiện nay chi đầu tư của Nhà nước chủ yếu dựa vào vốn vay nước ngoài, tức là không vay được, sẽ không có thêm sân bay, đường sắt, không có thêm việc làm, không có thêm doanh nghiệp,… nói chung, không có phát triển.

(Lược trích Vietnamnet)

—————————

Như vậy, 2 chính sách: tăng số lượng việc làm, doanh nghiệp và giảm biên chế quản lý nhà nước tới nay, phá sản hoàn toàn.

Dường như Chính phủ có xu hướng điều hành quay trở về thời kỳ bao cấp: bộ máy tăng 96.000 người hưởng lương từ ngân sách, trong khi doanh nghiệp tư nhân và việc làm giảm trầm trọng.

Việc làm của khối nhân sự nhà nước tăng thêm này là các giấy phép con, sự nhũng nhiễu, chân trong chân ngoài, sân sau. Tham nhũng và tiêu cực cũng từ đó mà ra. Họ không làm như vậy thì đói. Họ làm thì sự mất đoàn kết, xung đột với doanh nghiệp nảy sinh là điều tất yếu.

Hệ luỵ thảm thương hơn cho nền kinh tế là nó kìm hãm, lấn át khối doanh nghiệp, bằng tư duy cổ hủ và lạc hậu sẵn có cộng thêm sự tư lợi cho bản thân, họ bóp chết khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhiều triển vọng.

Chính phủ dường như hoàn toàn bất lực trước điều này.

Đây là một bước đi quay trở lại thời kỳ kinh tế kế hoạch vô cùng nguy hiểm. Chúng ta tụt hậu là ở chỗ ấy, khi không khuyến khích được người dân trực tiếp làm kinh tế, tạo ra của cải vật chất mà chỉ chăm chăm khuyến khích quản trị với lý thuyết suông.

Thời đại công nghiệp 4.0, muốn một cuộc sống ổn định, an phận thì không bao giờ có sự phát triển. Tệ hại hơn, dần dần, nó sẽ tụt hậu, kể cả về tri thức.

Thêm 96 ngàn công chức tức là thêm 96 ngàn người Việt đã chọn kiểu sống như thời bao cấp, vậy mà những người điều hành chính phủ vẫn vô tư, chưa nhận ra được điều tệ hại dẫn tới sự tụt hậu ghê gớm ấy.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Trích: “Thêm 96 ngàn công chức tức là thêm 96 ngàn người Việt đã chọn kiểu sống như thời bao cấp, vậy mà những người điều hành chính phủ vẫn vô tư, chưa nhận ra được điều tệ hại dẫn tới sự tụt hậu ghê gớm ấy”.

    Tác gỉả gọi cuộc sống của các công chức hiện nay là cuộc sống theo “kiểu sống như thời bao cấp” là hoàn toàn sai. Họ không ngu nên họ đã chọn việc làm công chức, cũng là họ đã chọn đứng về phía “lề phải”, lề của giai cấp thống trị, giai cấp “chỉ biết còn Đảng, còn mình”, được “ngồi mát ăn bát vàng” trên đầu nhân dân VN. công chức làm gì có nhiều quyền lực như hiện nay, được ăn cướp, ăn cắp nhiều như hiện nay?
    – Thời bao cấp trước đây, tỷ lệ công chức cao hơn bây giờ. Và “kiểu sống” của họ là kiểu sống của những ngừơi ăn xin, những nô lệ, con tin trong tay của Đảng CSVN.
    Với tỷ lệ 43 công chức “quản lý” 1000 dân thì Đảng CSVN mới tạm yên tâm, VN mới có “ổn định chính trị”. Nay tác gỉa lại dọa Đảng, cứ có nhiều công chức là “chưa nhận ra được điều tệ hại dẫn tới sự tụt hậu ghê gớm”, là tác gỉa chưa hiểu CN Marx- Lenin, chưa hiểu tại sao giai cấp thống trị lại đang “tự đào mồ chôn” chúng.
    Mong sao “điều tệ hại” đến sớm, với lũ lợn CSVN!

Comments are closed.