Những đứa trẻ không chịu lớn

FB Đỗ Cao Cường

9-12-2018

Mặc dù chưa thể khôi phục hàng nghìn số điện thoại đã mất, nhưng tôi vẫn còn kết bạn Zalo với ông chủ tịch quận Bình Tân cùng nhiều quan chức thành phố Hồ Chí Minh. Tôi định hỏi họ là việc phản đối, không mua vé của các tài xế tại trạm thu phí BOT An Sương – An Lạc có vi phạm pháp luật hay không? Căn cứ vào đâu để buộc tội họ? Còn hành động bảo kê, bao che cho những tên côn đồ tấn công họ thì gọi là hợp pháp?

Tuy nhiên, tôi chợt nhận ra rằng đáp án đã có ngay từ đầu, nó cũng từa tựa như câu trả lời của ông Lê Minh Nhựt (chủ tịch phường Bình Trị Đông A, cũng quận Bình Tân) dành cho tôi trong clip này:

– Dân bây giờ được làm chủ tột cùng của sự làm chủ.

Trong một số trường hợp, tôi phải nói dối mấy ông chủ tịch này là tôi đang thay mặt các sếp lớn của họ đi tìm củi đun, nhà hết củi rồi, một số lãnh đạo nghe được im lặng, một số khác mặt tái nhợt ra. Nhờ vậy tôi mới giúp được một số người dân, nhưng đó chỉ là một số…

Một số trong hàng vạn cánh rừng

Nhiều tài xế cho rằng trạm thu phí BOT An Sương – An Lạc đã thu phí quá hạn 31 tháng, 4 cây cầu sau này tự ý làm là để gia hạn thêm 16 năm thu phí, đội vốn nhằm hút máu dân nghèo, trong số đó có 2 cây cầu không hề thông qua đấu thầu, nhiều lái xe cũng quả quyết họ không đi lên cầu, cầu cũng không xây chỗ phải giải tỏa, đền bù, mà mức đầu tư lên tới 2.000 tỷ là sao?

Lẽ ra, cũng giống như việc tranh chấp đất giữa các bên, khi đang trong thời gian tranh chấp thì tất cả phải giữ nguyên hiện trạng, chờ kết luận, phán quyết của tòa án, thanh tra, kiểm toán độc lập…

Nhưng không, gần 1000 cơ quan báo chí không hề cử người đến lấy tin, phỏng vấn các tài xế, cho tới mãi sau này một số tờ báo lớn như báo Thanh niên mới viết bài gọi cánh lái xe là các đối tượng, quy kết và buộc tội họ còn nhanh hơn cả quan tòa.

Trong cái đêm mà nhiều thanh niên đổ ra đường cổ vũ cho bóng đá, có một số ít tài xế lam lũ bị đánh cho tơi tả ngay trạm thu phí An Sương – An Lạc, như trường hợp anh Lê Thái Hùng, vợ mới sinh con chưa đầy 3 tháng, mẹ già khắc khổ phải đi nuôi con tại bệnh viện… một lũ mang danh pháp luật, dân phòng, côn đồ đeo khẩu trang lẫn mặc sắc phục tấn công anh như quân thù quân hằn.

Trong số đó, có những kẻ đầu hai thứ tóc, có cháu gọi bằng ông rồi nhưng chỉ vì vài trăm bạc lẻ mà ra tay tấn công những tài xế vô tội, trong khi họ chỉ phản kháng trong sự ôn hòa, họ làm những gì mà pháp luật không cấm.

Đó là những kẻ ưa bạo lực khoác áo công lý, không khác gì những tên tay sai, nô lệ, khi vất cho chúng miếng xương, bảo chúng cắn ai thì chúng cắn, cắn nhầm người thì chúng chịu tội, còn thằng chủ vô can.

Đôi khi, nhìn chúng đáng thương như những đứa trẻ vậy, có tuổi rồi mà vẫn còn đòi sữa mẹ.

NHỮNG ĐỨA TRẺ KHÔNG CHỊU LỚNMặc dù chưa thể khôi phục hàng nghìn số điện thoại đã mất, nhưng tôi vẫn còn kết bạn Zalo với ông chủ tịch quận Bình Tân cùng nhiều quan chức thành phố Hồ Chí Minh. Tôi định hỏi họ là việc phản đối, không mua vé của các tài xế tại trạm thu phí BOT An Sương – An Lạc có vi phạm pháp luật hay không? căn cứ vào đâu để buộc tội họ? còn hành động bảo kê, bao che cho những tên côn đồ tấn công họ thì gọi là hợp pháp?Tuy nhiên, tôi chợt nhận ra rằng đáp án đã có ngay từ đầu, nó cũng từa tựa như câu trả lời của ông Lê Minh Nhựt (chủ tịch phường Bình Trị Đông A, cũng quận Bình Tân) dành cho tôi trong clip này:- Dân bây giờ được làm chủ tột cùng của sự làm chủ.Trong một số trường hợp, tôi phải nói dối mấy ông chủ tịch này là tôi đang thay mặt các sếp lớn của họ đi tìm củi đun, nhà hết củi rồi, một số lãnh đạo nghe được im lặng, một số khác mặt tái nhợt ra. Nhờ vậy tôi mới giúp được một số người dân, nhưng đó chỉ là một số…Một số trong hàng vạn cánh rừngNhiều tài xế cho rằng trạm thu phí BOT An Sương – An Lạc đã thu phí quá hạn 31 tháng, 4 cây cầu sau này tự ý làm là để gia hạn thêm 16 năm thu phí, đội vốn nhằm hút máu dân nghèo, trong số đó có 2 cây cầu không hề thông qua đấu thầu, nhiều lái xe cũng quả quyết họ không đi lên cầu, cầu cũng không xây chỗ phải giải tỏa, đền bù, mà mức đầu tư lên tới 2.000 tỷ là sao?Lẽ ra, cũng giống như việc tranh chấp đất giữa các bên, khi đang trong thời gian tranh chấp thì tất cả phải giữ nguyên hiện trạng, chờ kết luận, phán quyết của tòa án, thanh tra, kiểm toán độc lập…Nhưng không, gần 1000 cơ quan báo chí không hề cử người đến lấy tin, phỏng vấn các tài xế, cho tới mãi sau này một số tờ báo lớn như báo Thanh niên mới viết bài gọi cánh lái xe là các đối tượng, quy kết và buộc tội họ còn nhanh hơn cả quan tòa.Trong cái đêm mà nhiều thanh niên đổ ra đường cổ vũ cho bóng đá, có một số ít tài xế lam lũ bị đánh cho tơi tả ngay trạm thu phí An Sương – An Lạc, như trường hợp anh Lê Thái Hùng, vợ mới sinh con chưa đầy 3 tháng, mẹ già khắc khổ phải đi nuôi con tại bệnh viện… một lũ mang danh pháp luật, dân phòng, côn đồ đeo khẩu trang lẫn mặc sắc phục tấn công anh như quân thù quân hằn.Trong số đó, có những kẻ đầu hai thứ tóc, có cháu gọi bằng ông rồi nhưng chỉ vì vài trăm bạc lẻ mà ra tay tấn công những tài xế vô tội, trong khi họ chỉ phản kháng trong sự ôn hòa, họ làm những gì mà pháp luật không cấm.Đó là những kẻ ưa bạo lực khoác áo công lý, không khác gì những tên tay sai, nô lệ, khi vất cho chúng miếng xương, bảo chúng cắn ai thì chúng cắn, cắn nhầm người thì chúng chịu tội, còn thằng chủ sai khiến chúng thường vô can.

Publiée par Đỗ Cao Cường sur Dimanche 9 décembre 2018

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Đây là phụ lục của chương XII triều đại xuống hố cả lút. Cái ni phải hỏi tiên ông Lú, bang chủ cái bang ăn mày quốc tế, vơ vét quốc nội. Muốn bán nhà phải là chủ hộ, muốn bán nước phải là chủ tịch … ? Muốn đánh dân phải là côn đồ pha trộn côn an.

Comments are closed.