Bản tin ngày 6-10-2018

Liên minh Dân tộc VN Tự quyết: Gần 60 năm tù, 15 năm quản chế

Hôm qua 5/10, trong một phiên tòa ở TPHCM kéo dài chỉ hơn 4 tiếng, năm thành viên của nhóm Liên ninh Dân tộc Việt Nam Tự quyết đã bị lãnh án tổng cộng 57 năm tù, 15 năm quản chế, theo điều 79, tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Năm thành viên đó là ông Lưu Văn Vịnh 15 năm tù; Nguyễn Quốc Hoàn 13 năm; Nguyễn Văn Đức Độ 11 năm; Từ Công Nghĩa 10 năm; và Phan Trung 8 năm tù. Ngoài ra mỗi người đều nhận thêm án 3 năm quản chế.

LS Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư bào chữa tại phiên tòa, cho biết: “Ngay trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, ông Lưu Văn Vịnh đã chủ động cướp lời chủ tọa, phản đối phiên tòa. Ông Nguyễn Quốc Hoàn từ chối luật sư do tòa án chỉ định. Trong quá trình xét hỏi, các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ giữ thái độ bất hợp tác và tiếp tục khẳng định mình vô tội. Các ông Nguyễn Quốc Hoàn, Từ Công Nghĩa đồng loạt phản cung, không thừa nhận các lời khai tại cơ quan điều tra và cho rằng bị ép cung”.

Ông Lưu Văn Vịnh tại phiên tòa. Ảnh trên mạng

BBC có bài: Việt Nam: Năm người bị tù vì tội ‘lật đổ chính quyền’. LS Mạnh cho biết, theo cáo trạng, ông Vịnh là Chủ tịch Liên minh Dân tộc Việt Nam và ông Nguyễn Quốc Hoàn khai là cố vấn thân cận của ông Vịnh. Cáo trạng nói, ông Hoàn khai đã giúp ông Vịnh soạn cương lĩnh, điều lệ, giấy mời họp, lời hiệu triệu, nhưng tại tòa, ông Hoàn đã phản cung, phủ nhận hoàn toàn các lời khai trong cáo trạng: “Ông nói đã bị ép cung. Thậm chí cán bộ điều tra đã viết sẵn lời khai và bắt ông ký“.

Tổ chức Ân xá Quốc tế có bài: Việt Nam: Không ngừng đàn áp tự do ngôn luận khi thêm năm người nữa bị bỏ tù. Ông Minar Pimple, Giám đốc cấp cao về Hoạt động Toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói: “Phán quyết tàn nhẫn và vô lý này rõ ràng là nhằm bóp nghẹt quyền của người dân được nói lên suy nghĩ của họ. Những người này phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện“.

Mười ba người đã bị bỏ tù chỉ trong vòng năm tuần qua vì ‘các tội’ như viết blog, sử dụng Facebook và theo đuổi các mục đích hòa bình khác. Tình trạng leo thang này thật đáng quan ngại. Những phán quyết và các án tù này đều cần phải bị hủy bỏ ngay lập tức, cũng như các bản án áp đặt với hơn một trăm tù nhân lương tâm khác đang mòn mỏi trong các nhà tù của Việt Nam”.

Cũng tin nhân quyền, Facebooker Huynh Nghia đưa tin, tù nhân lương tâm Vương Văn Thả đã được chuyển về trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương kể từ ngày 4/10/2018. Sinh viên Trần Hoàng Phúc cũng đang bị giữ giam ở đây, với án 6 năm tù, 4 năm quản chế.

Ông Thả là tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang. Tháng 5/2017, ông cùng với con trai là Vương Thanh Thuận và hai cháu song sinh là Nguyễn Nhật Trường và Nguyễn Văn Thượng, bị bắt, vì đã treo cờ vàng của Việt Nam Cộng hòa. Tháng 1/2018, ông bị xử 12 năm tù giam, tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Mời đọc thêm: Thêm năm tiếng nói đối lập bị án tù nặng (RFA). – Ông Lưu Văn Vịnh bị CS tuyên án 15 năm tù vì tội ‘lật đổ chính quyền’ (NV). Báo “lề phải”: 15 năm tù cho ‘lãnh tụ’ liên minh đòi đa nguyên, đa đảng (VNN). – Nhóm “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” lãnh án nặng (SGGP). – Gần 60 năm tù cho các bị cáo hoạt động nhằm lật đổ chính quyền (VOV).

Tiếp tục bàn về “nhất thể hóa”

BBC có bài: Hội nghị 8 ‘thay đổi cấu trúc quyền lực’ ở Việt Nam. GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, bình luận trên BBC rằng, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngồi ghế Chủ tịch nước sẽ làm yếu hệ thống kiểm tra, cân bằng phi chính thức trong đảng. Ông Thayer nói: “Tân Tổng Bí thư-Chủ tịch nước sẽ có cơ hội lớn để đưa đệ tử vào các vị trí quan trọng của chính phủ, quân đội, tạo ra mạng lưới những người trung thành“.

BBC có video của các nhà bình luận gồm: GS Nguyễn Đình Cống và TS Đinh Hoàng Thắng từ Hà Nội; GS Nguyễn Mạnh Hùng và GS Ngô Vĩnh Long từ Hoa Kỳ; nhà báo Trần Quốc Quân từ Balan và nhà báo Thùy Linh từ Bangkok, tham gia bình luận sự kiện “nhất thể hóa”:

Mời đọc thêm: Việt Nam: Nhất thể hóa sẽ khác Trung Quốc? (BBC). – Bốn lý do để Tổng bí thư làm Chủ tịch nước (VNN). – ‘Lãnh đạo Đảng đứng đầu Nhà nước là mô hình có nhiều điểm thuận lợi’ (VNE).

Cựu Thượng tá công an hiếp dâm cháu Giám đốc Sở Tư pháp?

Cập nhật thêm thông tin vụ ông Phạm Văn Lam, cựu thượng tá công an, phó Phòng Cảnh sát kinh tế, cùng những người đàn ông khác hiếp dâm tập thể nữ sinh lớp 9 ở Thái Bình. Cư dân mạng cho biết, bé gái nạn nhân là cháu gái của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình, nên cựu thượng tá công an mới bị bắt.

Facebooker Hai Lúa đưa tin: “Sự việc im lặng cho đến nay mới được phép công bố chi tiết rộng rãi với dư luận. Chắc là những kẻ gây án đã không lường được gia thế hay tiếng nói của vị quan về hưu vẫn còn trọng lượng nên chạy án không thành chăng?

Báo Người Lao Động có bài: Cựu thượng tá cùng 3 chủ doanh nghiệp thay nhau giở trò đồi bại với nữ sinh lớp 9. Bài báo cho biết, ngoài cựu thượng tá Phạm Văn Lam, còn có ba nhân vật khác là Phạm Như Hiển (tên khác là Phạm Như Kiểm), là bố nuôi của bé gái và Từ Minh Tuyên, cùng Phạm Đức Việt, đã tham gia hiếp dâm tập thể bé gái sinh năm 2004.

Mời đọc thêm: Ngạc nhiên vì Phó phòng Cảnh sát bị khởi tố do xâm hại nữ sinh (KT). – Vụ xâm hại tập thể bé gái ở Thái Bình: Khởi tố, tạm giam một cựu trung tá công an (SGGP).

Yên Bái: Cấm đưa thông tin tiêu cực về khu vực Nà Kèn lên Facebook

Cuối tháng 9 vừa qua, người dân ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, đã tập họp phản đối Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K, thăm dò khoáng sản ở huyện này, do lo ngại ô nhiễm môi trường. Hai bên xảy ra xô xát, công an và bảo vệ của công ty này đã dùng dùi cui, súng ống trấn áp dân. Người dân bắt giữ một cán bộ Ban Tuyên giáo huyện ủy, thông tin này được loan tải trên mạng xã hội, chính quyền huyện Lục Yên ra công văn, cấm người dân đưa tin lên mạng.

Báo Dân Trí đưa tin: Yên Bái: Cấm đưa thông tin tiêu cực về “điểm nóng” khoáng sản Nà Kèn lên Facebook (?!). Bài báo có đoạn: “UBND huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) vừa có công văn cấm người dân đưa thông tin tiêu cực về ‘điểm nóng’ khoáng sản tại khu vực Nà Kèn nằm trên địa bàn 2 xã Lâm Thượng và xã Khai Trung…

Các trường hợp chia sẻ, bình luận tiêu cực về các nội dung liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản ở khu vực núi Nà Kèn trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… phải được báo cáo bằng văn bản về UBND huyện trước 15h hàng ngày“.

Vài tiếng sau, bài báo đã được Dân Trí đổi tiêu đề thành: Tổng hợp thông tin tiêu cực về “điểm nóng” khoáng sản Nà Kèn trên Facebook. Một số nội dung quan trọng trong bài cũng đã bị cắt bỏ. Không rõ báo Dân Trí tự kiểm duyệt hay bị tuyên giáo “thổi còi”. Hiện có vài trang mạng đã lưu lại nội dung chưa bị “kiểm duyệt” của bài báo.

Ảnh chụp bài báo Dân Trí với cái tựa cũ đã được nhiều người share qua Facebook

Mời đọc thêm: Quan huyện ở Yên Bái cấm loan ‘tin tiêu cực’ về Nà Kèn trên mạng xã hội (NV). – Yên Bái tạm dừng hoạt động 1 doanh nghiệp thăm dò khoáng sản (VOV). Mời đọc lại: Người dân giữ cán bộ vì việc khai thác đá gây ảnh hưởng đến đời sống (PL Plus). – Vì sao người dân Nà Kèn bức xúc khi doanh nghiệp thăm dò mỏ đá hoa trắng? (NNVN).

***

Tin giáo dục: Hiệu trưởng được bổ nhiệm thần tốc là em gái Trưởng phòng Nội vụ (GDVN). – Thầy giáo nghi bị tâm thần, không chịu đi chữa (ĐV). – Quảng Ninh phạt nặng những cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu  —  Phạt dạy thêm bằng tiền chỉ hạn chế được kiểu dạy thêm kiểu…cò con (GDVN). – Cần thay đổi việc dạy và học ra sao khi Hà Nội công bố phương án thi vào lớp 10? (LĐ). – Ðề án sữa học đường: ‘Chẳng ai dại làm điều gì khuất tất’ (TP).

***

Thêm một số tin: Những “bí mật” của Vũ “nhôm” ở bán đảo Sơn Trà đang dần hé lộ (NLĐ). – Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ 2 dự án tại Bán đảo Sơn Trà lên Cơ quan điều tra (RFA). – Yêu cầu điều tra việc cán bộ chuyển nhượng trái phép đất quốc phòng tại Hải Phòng (RFA). – Từ chức là văn hóa, chứ không phải có chuyện xấu mới xin nghỉ làm (GDVN).

Ký ức về những đợt đánh tư sản dưới trướng Đỗ Mười (RFA). – Bạn có muốn xem gameshow về Tập Cận Bình? (BBC).  – Hàn Quốc bỏ tù cựu Tổng thống Lee 15 năm về tội tham nhũng (VOA). – Giám đốc Interpol người TQ ‘mất tích’ khi về thăm quê (BBC). – Việt Nam tịch thu 8 tấn ngà voi, vẩy tê tê nhập từ Nigeria (VOA). – Hơn 165.000 người bị phát hiện ung thư tại Việt Nam trong năm 2018Nhà mồ Ba Chúc, tội ác của ai? — Thủ tướng Slovakia bác bỏ yêu cầu bãi chức Bộ trưởng Nội vụ liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh (RFA). – Trẻ em Việt Nam và nỗi lo sợ biến đổi khí hậu (BBC).

Bình Luận từ Facebook