1-10-2018
Trong khoảng 24 giờ đồng hồ vừa qua, những người ủng hộ nhất thể hoá đang rất phấn khích, họ ca tụng những ưu việt của mô hình này, có người nâng lên thành tuyệt đối.
Nhưng mặt trái của nhất thể hoá là gì? Ngày 28-9-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập điều này với cử tri Hà Nội, khi phúc đáp những trăn trở về Hiến pháp 2013: “Cũng phải nói thật, đề phòng trường hợp quyền lực quá tập trung vào một người, xảy ra cái gì nếu tốt là phúc cho dân tộc, nhưng chẳng may nếu tính toán không kỹ thì để lại hậu quả”.
Nhớ câu nói của Tổng Bí thư, Sứt lại nhìn sang Trung Quốc với uy phong tuyệt đối của ông Tập Cận Bình. Những mệnh lệnh “đả hổ, diệt ruồi, săn cáo”, những vẽ vời “giấc mộng Trung Hoa”, rồi “vành đai, con đường”, rồi ghi tên mình vào điều lệ Đảng… Phải chăng tất cả đều là tuyệt nhiên đúng?
Sứt e rằng, dấu ấn Tập Cận Bình để lại trong thời đại của ông ta, bên cạnh công lao hiển phách, thì sẽ để lại những di doạ không thể coi thường về sau. Tập đả hổ diệt ruồi, đúng. Nhưng Tập dường như đã “chỉ định thầu” cho cả một ê kíp lãnh đạo thân cận ông ta lên nắm quyền hành, có những nhân vật lên nhanh như tên lửa. Tập đã bỏ ngoài tai lời dặn dò của tiền nhân “giấu mình chờ thời”, tưởng tượng ra một Trung Hoa vô đối trên hành tinh… Trong thời đại của Tập, thậm chí nhiều người không còn nhớ Thủ tướng Trung Quốc đương nhiệm là ai.
Vậy, trong một thể chế nhất nguyên, thì phải làm gì để hoá giải nỗi lo nhất thể. Theo thiển ý của Sứt, cần thực hiện bằng được mấy vấn đề sau:
1/ Mở rộng dân chủ trong đảng. Thực hiện cơ chế đại hội trực tiếp bầu Tổng Bí thư, Bí thư cấp uỷ, trên cơ sở tranh cử rộng rãi.
2/ Sửa đổi điều lệ đảng, thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực; UBKTTW độc lập, người đứng đầu cq này được bầu trực tiếp tại đại hội; quy định rõ các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chấp hành TW, Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, UBKTTW.
3/ Sửa đổi Hiếp pháp, xây dựng một Quốc hội mạnh mẽ, thực quyền, hoạt động thường xuyên và chuyên nghiệp.
Viết đến đây, Sứt nhớ câu nói của người xưa, rằng “một nước không thể có hai vua” (nhiều vua thì càng loạn). Sứt ủng hộ nhất thể hoá, nhưng phải là nhất thể hoá đi cùng với việc hoá giải nỗi lo lạm quyền, lộng quyền. Phải có mô hình thể chế chuẩn, từ đó lựa chọn con người; không thể làm điều trái ngược, là từ con người cụ thể để vẽ ra mô hình thể chế.
Dân chủ nếu được gieo trồng, chăm sóc tốt, thì sẽ đâm chồi nảy lộc tươi xanh, vượng khí sẽ giúp cho đất nước hùng dũng sang trọng vững bền.
Sao Sứt cứ viết như một người có quyền tham luận ở Hội Nghị TƯ 8 vậy?
Việc đảng, đáng làm.
Chúng ta muốn thế này hay thế lhacs cũng chẳng được.
Ngay trong chúng ta cũng “chín người, mười ý” cơ mà.
Cứ mặc mẹ chúng nó. Ta chỉ nhìn rồi khen hay chửi. Thế thôi