5-8-2018
Một trong những điểm mới tích cực là Bộ luật tố tụng hình sự cho phép các nghi phạm được mời luật sư ngay từ sớm.
Trước đây theo luật cũ nhiều người gồm Giám đốc các doanh nghiệp, Giám đốc Ngân hàng và các nghi can hình sự nói chung, mặc dù chưa bị khởi tố nhưng thường hay bị cơ quan điều tra triệu tập làm việc.
Khi họ muốn mời luật sư tham gia cùng thì hay bị từ chối với lý do rằng luật sư bào chữa chỉ được tham gia khi đã khởi tố vụ án hoặc nghi phạm bị bắt giữ. Cho nên luật sư không được tham gia buổi làm việc và bị đuổi ra ngoài.
Điều này gây bất lợi lo lắng cho người bị triệu tập, bởi tại giai đoạn tiền tố tụng này cơ quan điều tra cũng thực hiện nhiều hoạt động kiểm tra xác minh không khác gì những hoạt động điều tra khi đã khởi tố vụ án rồi, ví như lấy lời khai, yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ, giám định chữ ký, đối chất…
Nay Bộ luật tố tụng hình sự mới có quy định người bị tình nghi phạm tội được quyền mời luật sư bảo vệ quyền lợi từ trước khi khởi tố vụ án, ngay khi nghi phạm bị triệu tập thì luật sư được tham gia làm việc cùng cơ quan điều tra.
Xử nặng bức cung
Luật hình sự mới có quan điểm rất rõ ràng về mức độ xử lý nghiêm đối với các hành vi bức cung.
Luật cũ năm 1999 quy định hình phạt đối với hành vi bức cung chỉ tối đa lên đến 10 năm tù, nhưng luật mới quy định hình phạt lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Điều này thể hiện quan điểm tiến bộ mới của các ban ngành, tôn trọng và thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. Đặc biệt là từ năm 2014 Quốc hội VN đã phê chuẩn tham gia Công ước quốc tế về chống tra tấn và đối xử tàn bạo.
Hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi bức cung là một thông điệp cảnh báo có tính răn đe để ngăn ngừa giảm thiểu các hành vi bức cung vốn rất phổ biến.
Củng cố bổ trợ cho quy định này luật mới còn quy định lắp đặt camera ghi âm ghi hình trong các phòng hỏi cung trên phạm vi cả nước để giám sát việc lấy cung. Đây là một tiến bộ thể hiện nỗ lực cải cách trong lĩnh vực tư pháp.
Quyền im lặng
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong quá trình soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự là quy định về quyền im lặng.
Song thay vì quy định trực diện dễ hiểu là bị can được quyền im lặng hoặc quyền từ chối trả lời câu hỏi, thì luật lại viết theo một cách thức trừu tượng là bị can được quyền trình bày lời khai, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Dẫu thế, quy định này là một điểm mới tiến bộ, mà nếu được thực thi nghiêm chỉnh cũng sẽ giúp tạo ra môi trường pháp lý bảo vệ tốt cho các quyền của bị can.
Cùng với đó Bộ luật hình sự cũng sửa đổi điều luật về tội danh từ chối khai báo.
Theo luật cũ thì hành vi từ chối khai báo có thể bị xử lý hình sự nhưng luật không phân định rõ chủ thể nào mà chỉ quy định chung chung là người nào từ chối khai báo thì đều bị xử lý. Theo đó điều luật để ngỏ khả năng xử lý cả bị can.
Tới nay Bộ luật hình sự mới đã phân định rõ theo đó chủ thể phạm tội này được làm rõ chỉ bao gồm người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật mà không bao gồm bị can bị cáo.
Sửa đổi này là một điểm tiến bộ cho thấy luật mới đã xác định rạch ròi củng cố trao quyền im lặng cho bị can bị cáo. Và xác định không coi là nghĩa vụ và không có chế tài đối với việc từ chối khai báo của bị can.
Ở Đức và các nước pháp quyền cao quyền của một công dân có luật sư bất kỳ lúc nào và trước khi lấy cung chả hạn chính quyền phải luôn nhắc công dân quyền này. Tuy nhiên nếu 1 nghi phạm trong 1 vụ hình sự được triệu tập đến hỏi cung (lấy lời khai) hay kể cả sau khi bị bắt ở đâu đó lấy lời khai ngay và có luật sư thì luật sư Đức cũng hầu như không tham dự các buổi lấy cung (có thể khác các nước như Mỹ) và nói với thân chủ „chớ khai điều gì“. Sau này luật sư dựa vào hồ sơ và bản cáo trạng để lập kế hoạch bảo vệ thân chủ. Xử nặng bức cung là 1 bước tiến bộ, nhưng điều quan trọng là lời khai của người bức cung phải được tôn trọng đúng mức, chứ không được coi trong trong quá khứ, khi nghi phạm đối mặt với nhân viên điều tra (cả kiểm sát viên) bị bức cung, thậm chí đánh đập dã man coi như thiếu nhân chứng thì đó là sự nhầm lẫn lớn. Nhân chứng khi đó chính là người bị bức cung, dù là 1 mình. Có thể giám định thương tích nếu bị đánh. Còn quan trọng người tố giác bị bức cung và khi thấy lời khai lo-gik, đáng tin cậy (về tâm lý cần hiểu hầu như không nghi phạm nào muốn gây thù oán với cán bộ điều tra, và vu oan thì có thể có nhưng xác xuất xảy ra cực kỳ thấp!) và lời khai của người bị tố cáo có mâu thuẫn … thì cán bộ điều tra và nhất là tòa thực ra có thể kết luận việc nhục hình bức cung – điều ở Việt Nam xử lý vấn đề này trong thời gian qua còn quá kém, khi nhân viên nhà nước che dấu cho nhau. Riêng quyền im lặng thì khỏi phải nói với các vụ án hình sự nước ngoài như Đức. Quyền đó được xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng. Chỉ có điều nếu bị cáo thành khẩn thì mới hy vọng giảm án, còn im lặng tốt hơn thì họ có thể im lặng mãi mãi nếu họ muốn.
Ở Đức và các nước pháp quyền cao quyền của một công dân có luật sư bất kỳ lúc nào và trước khi lấy cung chả hạn chính quyền phải luôn nhắc công dân quyền này. Tuy nhiên nếu 1 nghi phạm trong 1 vụ hình sự được triệu tập đến hỏi cung (lấy lời khai) hay kể cả sau khi bị bắt ở đâu đó lấy lời khai ngay và có luật sư thì luật sư Đức cũng hầu như không tham dự các buổi lấy cung (có thể khác các nước như Mỹ) và nói với thân chủ „chớ khai điều gì“. Sau này luật sư dựa vào hồ sơ và bản cáo trạng để lập kế hoạch bảo vệ thân chủ. Xử nặng bức cung là 1 bước tiến bộ, như điều quan trọng là lời khai của người bức cung phải được tôn trọng đúng mức, chứ không được coi trong trong quá khứ khi nghi phạm đối mặt với nhân viên điều tra (cả kiểm sát viên) bị bức cung, thậm chí đánh đập dã man coi như thiếu nhân chứng tì đó là sự nhầm lẫn lớn. Nhân chứng khi đó chính là người bị bức cung, dù là 1 mình. Có thể giám định thương tích nếu bị đánh. Còn quan trọng lấy lời khai thấy lời khai có lo-gik, đáng tin cậy (về tâm lý cần hiểu hầu như không nghi phạm nào muốn gây thù oán với cán bộ điều tra, và vu oan thì có thể có nhưng xác xuất xảy ra cực kỳ thấp!) và lời khai của người bị tố cáo có mâu thuẫn thì cán bộ điều tra và nhất là tòa thực ra có thể kết luận việc nhục hình bức cung – điều ở Việt Nam xử lý vấn đề này trong thờ gian qua còn quá kém, khi nhân viên nhà nước che dấu cho nhau. Riêng quyền im lặng thì khỏi phải nói với các vụ án hình sự nước ngoài như Đức. Quyền đó được xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng. Chỉ có điều nếu bị cáo thành khẩn thì mới hy vọng giảm án, còn im lặng tốt hơn thì họ có thể im lặng mãi mãi nếu họ muốn.