26-7-2018
Cách đây mấy hôm, đọc trên tường nhà bạn Lâm Nguyễn một status nói về chuyện giáo dục cho con bài học trung thực, nhân vụ nâng điểm thi ở Hà Giang. Tôi rất đồng tình và đồng cảm!
Hiện nay, trên mạng đang có một số ý kiến cho rằng xét về mặt nhân văn, không nên nêu tên họ đích danh để làm tổn thương những học sinh được nâng điểm trong vụ việc vừa diễn ra ở Hà Giang cũng như một số tỉnh khác. Và rằng các em chỉ là nạn nhân do việc làm sai trái của người lớn!
Tôi thì lại nghĩ khác! Các học sinh này khi học tới lớp 12 có nghĩa là đều đã ở độ tuổi 17-18 (chưa kể các thí sinh tự do có lẽ còn lớn tuổi hơn!). Ở tuổi đó, các em đã đủ khả năng nhận thức mọi chuyện đúng, sai và khó mà tin rằng các em không thể hiểu được vì sao mình không làm được bài (hoặc làm không tốt) mà vẫn đạt được điểm cao? Đặc biệt, có em khi nhờ được nâng điểm mà đậu thủ khoa còn lên báo chia sẻ “bí quyết” làm bài thi của mình. Không hiểu sao tôi cứ rùng mình nổi da gà khi nghĩ đến chuyện các học sinh này có thể trở thành những người nắm quyền lực trong tương lai!
Đã quá ngao ngán một thế hệ lãnh đạo dốt nát, lừa dối rồi và bây giờ chẳng lẽ đất nước này, dân tộc này lại tiếp tục phải chịu đựng hậu duệ của họ với những con người được đào tạo gian trá từ khi còn “ngồi trên ghế nhà trường XHCN” như vậy sao? Ngay cả trong trường hợp không làm lãnh đạo, nhưng với năng lực được làm giả kiểu đó, và với phẩm chất què quặt như thế, những học sinh này liệu có đóng góp được gì cho xã hội tương lai hay lại chỉ góp phần làm cho nó tiếp tục tha hóa? Vì thế, hãy để cho các em ấy phải trả giá khi muốn thành đạt bằng sự không trung thực và thiếu công bằng, chứ không phải bằng những nỗ lực tự bản thân.
Nếu còn gì có thể góp ý cho bộ trưởng Bộ GD-ĐT (và hy vọng được quan tâm), tôi chỉ muốn đề nghị rằng thay vì cứ lo chạy theo việc cải tiến thi cử, hoặc thí điểm hết đề án nọ đến dự án kia, xin hãy tập trung vào việc, làm sao dạy đạo đức có hiệu quả cho học sinh! Đó là một “sứ mệnh” khẩn thiết vào lúc này!
Đất nước ra nông nỗi như ngày nay chính là vì trong suốt nhiều năm qua, người ta chỉ lo tuyên truyền, dạy dỗ phẩm chất cách mạng chứ chẳng bận tâm đến việc giáo dục phẩm chất con người. Những thế hệ quan chức biến chất, giả dối, tham lam, vô trách nhiệm, thiếu tự trọng… là sản phẩm tất yếu của một nền giáo dục chuộng hình thức, không thực chất và từ lâu đã “lệch chuẩn” với thế giới.
Bao nhiêu tiền của đổ ra cho các chương trình cải cách GD, bao nhiêu kế hoạch hoành tráng đào tạo tiến sĩ ở “tầm vóc quốc gia”, bao nhiêu huy chương, thành tích đi thi đấu giải nọ giải kia ở xứ người… rốt cục cũng đều không thể thực hiện nổi cái mục tiêu sơ đẳng nhất của giáo dục, đó là DẠY LÀM NGƯỜI cho học sinh.
Còn đây là chuyện ở xứ giãy chết. Gần 15 năm về trước, khi tiến hành cải cách giáo dục, Bộ Giáo dục Ontario (Canada) đã nhận thấy yêu cầu phải thay đổi phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông. Họ xác định không thể giáo dục những phẩm chất tốt đẹp bằng việc rao giảng những bài học lý thuyết mà phải dạy cho các em hiểu và hình thành các tính cách cần thiết bằng những hành động cụ thể. Mà những hành động ấy phải được thể hiện hàng ngày ở trường học, thông qua các hoạt động và hành vi cá nhân của mỗi học sinh.
Bên cạnh đó, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý hoặc nhân viên trong trường… đều phải là những tấm gương để học sinh nhìn vào đó và làm theo. Ở phạm vi rộng hơn, Bộ Giáo dục cũng yêu cầu gia đình phải hợp tác với nhà trường để cùng tham gia vào việc giáo dục tính cách cho học sinh khi ở nhà, thông qua hình ảnh và thái độ ứng xử của các bậc phụ huynh để “làm mẫu”. Và thế là chương trình Phát triển tính cách (Character Development), hay còn gọi là “Giáo dục tính cách” (Character Education) ra đời.
Đây không phải là một chương trình cộng thêm như kiểu các chương trình giáo dục kỹ năng đang thực hiện trong các trường công lập ở VN hiện nay. Lại càng không phải là một môn học như môn Đạo đức hay Giáo dục công dân của ta. Bộ Giáo dục Ontario yêu cầu phải giáo dục cho học sinh nhận thức và phát triển 10 tính cách cơ bản trong suốt 10 tháng của mỗi năm học bằng những hành động cụ thể và có hiệu quả. Đó là những tính cách được xem là cần thiết phải có ở mỗi công dân trong thời đại ngày nay.
Dựa trên yêu cầu của Bộ Giáo dục, mỗi hội đồng giáo dục địa phương (District School Board) và mỗi trường lại tự xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục tính cách theo cách riêng của mình. Ví dụ ở hệ thống Trường quốc tế Canada (CISS), với sự tư vấn của đối tác tại Ontario là Hội đồng Giáo dục vùng Niagara (DSBN) và nay là Hội đồng Giáo dục thành phố Toronto (TDSB), chương trình này được mang tên là Giáo dục tính cách bằng hành động (Character Education in Action).
10 tính cách được đưa vào giáo dục cho học sinh bao gồm: Sự Tôn trọng (Respect); Tinh thần trách nhiệm (Responsibility); Lòng Dũng cảm (Courage); Sự Chính trực (Integrity); Sự Kiên nhẫn (Perseverance); Sự Quan tâm (Caring); Tinh thần Lạc quan (Optimism); Tinh thần hợp tác (Cooperation); Thái độ Hoà bình (Peacemaking); Lòng Biết ơn (Gratitude).
Trong suốt 10 tháng của mỗi năm học, các tính cách sẽ được khám phá thông qua các hoạt động chính khóa đa dạng trong lớp học, đáp ứng được nhu cầu của từng cấp lớp, theo từng độ tuổi và được điều chỉnh phù hợp về văn hóa. Điều đáng học hỏi ở đây là các giáo viên Canada đã giáo dục học sinh hình thành tính cách bằng một tư duy rất thực tế và khoa học. Không có việc rao giảng theo kiểu nhồi nhét kiến thức về đạo đức và bổn phận công dân.
Rõ ràng là để giúp một đứa trẻ hình thành nên các tính cách tốt, điều đầu tiên là phải giúp nó nhận thức được tính cách đó là gì và tại sao lại cần phải có? Tiếp theo, bắt đầu giúp trẻ rèn luyện và phát triển tính cách. Mà cả hai bước này đều phải thể hiện bằng những hoạt động hàng ngày, để đứa trẻ đi từ HIỂU đến LÀM THEO, tức là từ NHẬN THỨC đến HÀNH VI và từ đó hình thành THÓI QUEN. Thói quen tốt sẽ tạo nên tính cách tốt. Tư duy này rất đúng theo triết lý của câu ngạn ngữ quen thuộc: “Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động gặt thói quen; Gieo thói quen gặt tính cách; Gieo tính cách gặt số phận”.
“Giáo dục tính cách bằng hành động” là thế! Cũng bởi vậy mà những người lớn ở trường học (giáo viên, nhân viên) và ở nhà (cha mẹ, ông bà, họ hàng…) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ hình thành các tính cách tốt. Nếu đứa trẻ lại may mắn được sống trong một xã hội văn minh, nhân bản, kỷ cương nghiêm túc thì những tính cách đó lại càng được bồi đắp, như những hạt mầm được gieo trồng trong môi trường thuận lợi để phát triển mạnh mẽ thành cây.
Nhìn lại ở VN. Trẻ em sẽ lớn lên như thế nào khi ngay từ lúc còn nhỏ đã thường xuyên phải chứng kiến nhiều điều bất công, giả dối trong xã hội xung quanh? Các em sẽ học được gì ở trường khi biết cả thầy cô mình cũng có thể làm những việc gian lận, khuất tất, hoàn toàn không xứng đáng với tư cách người thầy? Và các em làm sao có thể trở thành những con người ngay thẳng, chính trực khi hàng ngày cứ đối diện với “tấm gương mờ” là các bậc cha mẹ luôn cho rằng tiền và quyền sẽ mua được tất cả?
Ở CISS của tôi, thỉnh thoảng trong những sự kiện lớn hay Ngày Mở (Open Day), các thầy cô hay đặt các huy hiệu tính cách trong những cái khay để làm quà tặng cho học sinh. 10 tính cách là 10 màu khác nhau. Em nào thích tính cách nào nhất thì cứ việc chọn lựa… Đôi khi, nhìn vào các “khay đựng tính cách” tôi hay lẩn thẩn nghĩ nếu tặng cho các quan chức của xứ mình những tính cách nào họ đang thiếu, có lẽ hai tính cách “đắt hàng” nhất sẽ là Tinh thần trách nhiệm và Sự Chính trực.
Theo dõi những tin tức mới nhất về diễn biến xử lý vụ nâng điểm thi ở Hà Giang, Sơn La và các tỉnh khác, tôi đồ chừng mọi việc cuối cùng chắc cũng “hoá bùn” như bao vụ tiêu cực khác! Đành chỉ biết thở dài và ngồi mơ về một tương lai mà khi đó, các vị “đầy tớ nhân dân” sẽ được giáo dục tính cách đàng hoàng trước lúc lên làm quan, chứ không phải như bây giờ…
Lũ cẩu quan ‘vô sản lưu manh’ thì dù có chữ sờ sờ trước mặt chúng cũng không hiểu nộ dung là gì –Trường nào lại không treo bảng “Tiên học Lễ- Hậu học Văn”?
Văn chính là những kiến thức hữu dụng trong đời ( Toán, Lý, Hóa, Sinh vật , Đại lý…và Ngoại ngữ làm nền tảng để tự nghiên cứu KH-KT và Sáng tạo ) – Còn “Lễ” chính là ‘bài học làm người’ đấy thôi !
Con người ta từ nhỏ đã học cách sống với một ‘Tâm hồn Cao thượng’ , nghĩ đến người nhiều hơn nghĩ cho mình . Biết phải sống thế nào với cha, mẹ, anh chị em trong nhà- với bạn bè, với thầy cô giáo chốn học đường…Biết tôn trọng sự mất mát, thua thiệt , ly tan….Biết tôn kính chứ phông phải quy lụy hèn hạ, biết yêu thương nhưng tỉnh táo và thực tế, biết sống can đảm mà không phải hung dữ ,liều lĩnh. Và trên hết, kẻ ấy dần dần trưởng thành , không cần ai dạy bảo mà rồi sẽ biết yêu Tổ Quốc mình bằng chính những cảm xúc cao quý sâu sắt nhất trong tim mình về đồng bào, về cuộc sống nơi thành thị, chốn nông thôn, nơi thiên nhiên hoang dã… vv. Tất cả ngày xưa ‘gói trọn’ vào một chữ Lễ cần phải học .
Các trường trung/ tiểu học đưa ra các nội quy , đi sâu vào dạy cách sống & ứng xử trong cộng đồng, chú trọng rèn luyện gìn giữ nhân phẩm ( hơn là những ‘quy định XHCN , vừa chi tiết vụn vặt, vừa thiếu nền tảng , theo kiểu …trại lính, chỉ lo rèn luyện sự vâng phục: chẳng hạn như ‘không được đi học trễ’ ) – Như ở Mỹ họ dạy học trò tự áp dụng bảng nội qui bảy điểm thật hay :
– Phải tôn trọng người khác (respect others).
– Không được dùng những lời làm tổn thương người khác (no hurtful words)
– Không được chửi thề (no bad words)
– Không được la lớn tiếng (no screeming)
– Không được lên giọng (no raising voice)
– Không được đụng tới thân thể hay tài sản của người khác (keep your hands for yourself)
– Luôn luôn tươi cười (smile)
…..
Túm lại , vì sâu và rộng nhưng lại quá ‘gọn’ , chỉ nói trong một chữ, nên lắm người dù không hề biết ‘Lễ’ ấy là gì ! Cũng như không đủ kiến thức và kinh nghiệm để hiểu nó bằng cái nhìn của thời đại. ( khi không hiểu nổi thì… dễ nhất là ‘ta’ cứ sống theo thói quen bầy đàn, kiểu‘Bài Phong đả Thực’ gì đó mà gào lên phỉ bang, góp tay triệt phá …cho thế là hợp thời là hiện đại …).
Có thể thấy, giả sử chữ ‘Lễ’ có khoảng mười ‘mức độ’, thì các quốc gia văn minh , tiến bộ trên thế giới, đã ráng theo đuổi được đến sáu bảy phần- thế nhưng đã trở thành những xã hội phồn vinh, đạo đức‘đáng sống’ như thế – Huống gì một đất nước bị bọn Thổ phỉ đặo tặc cai trị bằng bạo lực và dối trá. Những thằng thủ lĩnh đại ca láu cá, tìm cách vay mượn cái tiếng ‘Duy Vật Biện trứng’ để hô hào triệt bỏ nó ? – Thế nhưng cũng rất hiếm hoi có người đủ khả năng ấy ! Vì ngày nay, có lẽ mọi người đã biết loại Cẩu quan Sửu nhi có trình độ ‘tư duy lý luận’ ra sao rồi ? Chúng đánh vần chưa thông thì làm sao mà ‘vanh vách giảng thuyết “Triết học Duy vật Biện trứng’ ?
Một thằng an cắp vô học, thì chỉ ráng nhớ thuộc lòng, nhưng nó hiểu thế đ.éo nào được các vần đề học thuật sâu xa ấy ? Chẳng những loại ‘Cẩu quan Nguyễn tường Tô’ – mà chính bọn ‘đảng viên đồng bọn’ Cẩu hiệu trưởng Sầm Đứt Xương các loại đang được chủ trương cài cấm, cơ cấu làm…’Cai ngục’ trong ngành GD XHCN cũng thế…Bọn lưu manh ấy mà còn ngồi đó – lì lợm vô sỉ bất chấp nhục nhã như những Nhạ, những K.Tiến…thì chắc chắn ,không một cải cách tiến bộ nào có thể xuất hiện ! Đơn giản là vì chúng sống bản năng , chỉ gồm có thủ đoạn , bạo lực và lòng tham/ dâm khổng lồ trong lòng – nhưng hầu như hoàn toàn ‘vô học bất thuật’ , không có chút tri thức nào để có thể hiểu điều người ta nói !
Sống theo bản năng và ‘lệnh Trên’, nên chúng tự hào cho rằng, không cần đến các thứ khác nữa ! Đối diện với bọn trẻ trâu lưu manh thế nào thì đối diện với lũ cẩu quan cũng phải hiểu chúng như thế – Vì vậy, những ai nhận ra vấn đề thì hãy cùng đứng lên cất tiếng cứu lấy chính mình và dân tộc, nắm lấy, tự quyết định lấy tương lai của chính mình.
Không nên dành thêm, dù chỉ vài phút ,để tiếp tục lập lại sai lầm do nghĩ rằng, bọn Việt cộng có thể hiểu nổi những điều Thiệt-Hơn , về chính sách ‘ích nước lợi dân’ , về ‘’Đạo lý tình người’, về ‘Khoa học kỹ thuật’, …vv
Nhân chuyện giáo dục, tớ vừa đọc được 1 văn bản thấm đẫm tình thầy trò xã hội chủ nghĩa giữa học trò Kiều Mai Sơn & người thầy đáng kính Nguyễn Văn Hoàn
http://www.viet-studies.net/KieuMaiSon_v_NguyenHueChi.html
Đọc được câu này
“Còn những nội dung khác thầy Hoàn chia sẻ và nhận xét về Phạm Quỳnh – Nam Phong tạp chí, về Luận văn Nhã Thuyên, về bài viết Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ… song không nằm trong phạm vi trao đổi của bài viết này”
Mong Kiều Mai Sơn cho mọi người được biết những ý kiến quý báu, rất đáng trân trọng của 1 người thầy làm rạng rỡ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa như thầy Nguyễn Văn Hoàn về những vấn đề trên .
Với kinh nghiệm bao nhiêu năm dạy học, không biết thầy Nguyễn Văn Hoàn đã cho ra lò bao nhiêu Kiều Mai Sơn ? Nước Việt Nam cần lắm những người thầy như ô Nguyễn Văn Hoàn, vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cần lắm rất nhiều người như Kiều Mai Sơn .
tất cả những thất bại của VN đều do độc tài đảng trị mà ra. Biết bao ý kiến về Bô Xít Tây nguyên về nhiệt điện Vĩnh Tân, về nhà máy thép.. về đê ngăn mặn ở DB sông Cữu Long…mà nhà nước có nghe đâu. Kỳ thi 2 trong một tốn bao giấy mực tâm huyết của những nhà sư phạm trí thức phân tích can ngăn mà nhà nước có nghe đâu.
Tất cả sự trì trệ kéo lui đất nước này, làm hèn hạ người dân Việt là hậu quả tất yếu của chế độ vừa ngu dốt vừa cửa quyền vừa không có tinh thần dân tộc. Đụng đâu sai đó, đụng chổ nào cũng thối tha mục ruổng. Khổ nạn cho dân VN.