Công đoàn lấy tiền làm gì?

FB Hirota Fushihara

1-5-2018

Ảnh: Báo TTO

Theo khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012, điều 4 và 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, thì doanh nghiệp, không phân biệt doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, phải đóng phí cho công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Công đoàn là tổ chức tự nguyện của người lao động, nếu người lao động cần tổ chức công đoàn thì chính công đoàn cơ sở đó thu phí hoạt động từ thành viên người lao động là đủ.

Đằng này, công đoàn cấp trên yêu cầu doanh nghiệp trả phí công đoàn ngay cả khi những người lao động không có ý định thành lập công đoàn tại cơ sở. Đặc biệt, xin thưa rằng tôi chưa thấy công đoàn cấp trên làm gì thực chất lẫn cả hình thức gì có ý nghĩa cho từng doanh nghiệp.

Hệ thống công đoàn lấy 2% quỹ lương của toàn bộ người lao động, một khoản tiền khổng lồ nếu tính tổng cộng. Vậy thì hệ thống công đoàn trách nhiệm giải trình cách tiêu tiền với xã hội, ít nhất là với những người trả tiền. Vậy các bạn có biết họ giải trình cho xã hội bằng cách nào? Giải trình đó có minh bạch và thuyết phục hay không?

Qua đó, chúng ta có thể hiểu rằng hệ thống công đoàn của Việt Nam không hẳn là tổ chức tự nguyên của người lao động trừ sự tồn tại của tổ chức công đoàn tại cơ sở.

Trong đàm phán TPP 11 hồi trước, Việt Nam là quốc gia duy nhất yêu cầu hoãn áp dụng các qui phạm liên quan đến giải quyết tranh chấp lao động trong đó có vấn đề phải cho phếp thành lập công đoàn “tư nhân”. Nhưng cuối cung điều khoản đó chưa được hoãn như Việt Nam đã mong muốn.

Bộ trưởng Công Thương đã từng nói “Khi đó chúng ta cương quyết rằng với trình độ của Việt Nam, quy trình làm luật ở Việt Nam thì cần thời gian nhất định để thực thi. Đàm phán diễn ra rất căng thẳng nhưng cuối cùng các nội dung trong chương lao động chúng ta đã được lợi thế ở mức cao hơn cả TPP”.

Không biết rằng việc cứ biện minh hoặc đồ lỗi dựa theo trình độ, năng lực của chính mình để không làm, hoặc chưa làm những việc phải làm, có phải là chiến thuật truyền thống của Việt Nam hay không. Nhưng rõ ràng, chiến thuật này sẽ không còn hiệu lực với hệ thống công đoàn hiện hành của Việt Nam. Báo Tuổi Trẻ đã nói là “Tháo gỡ ‘căng thẳng’ công đoàn”. Nhưng thực tế, sự căng thẳng này không những chưa được tháo gỡ mà chưa rõ lộ trình giải quyết để tháo gỡ.

Nếu hệ thống công đoàn cụ thể là Tổng liên đoàn Lao động không hoàn thành được trách nhiệm giải trình về việc lấy 2% quỹ lương của toàn bộ người lao động như đã trình bày ở trên. Hệ thống công đoàn “nhà nước” hiện nay nên sớm chuẩn bị lộ trình hội nhập quốc tế như TPP11 yêu cầu, nhường lại vị trí của mình cho các tổ chức công đoàn độc lập khác để Việt Nam sớm được công nhận là quốc gia phổ thông trong định hướng kinh tế hội nhập quốc tế.

Nhân dịp ngày lao động quốc tế.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. – Công đoàn (nhà nuớc) lấy tiền của doanh nghiệp để làm gì?
    – Đấy là tiền bảo kê cho doanh nghiệp! Cho doanh nghiệp tha hồ bóc lột công nhân VN.
    Các doanh nghiệp ở VN nên nộp cho họ, 2% qũy lương của công nhân là qúa rẻ!
    Công đoàn sẽ “tổ chức” cho công nhân đi làm chăm chỉ, không đòi tăng lương, hay giảm giờ làm. Công đoàn sẽ can thiệp để chính quyền điều công an, côn đồ đến tân nhà công nhân, bóp chết từ trong trứng mầm mống bãi công, biểu tình!

  2. Trả lời ông Trần Đình Tình: Chỉ có một cách duy nhất, đó là ông nghỉ việc.

Comments are closed.