14-3-2018
Tháng 5 năm ngoái mình có đặt nghi vấn Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói dối Quốc Hội về những gì ông ấy thực sự làm được trong việc hợp tác với Google và Facebook để kiểm soát nội dung trên mạng xã hội.
Ông Tuấn trong một thời gian dài cũng tỏ ra cứng rắn quá mức cần thiết với báo chí trong nước với hàng loạt án phạt đối với nhà báo, cá biệt còn có một số vụ ông đình bản cả tờ báo.
Hai năm qua từ sau Đại hội Đảng, ông Tuấn tự mô tả như một tướng tiên phong trên mặt trận tư tưởng, trong thì khua đao trấn áp báo chí, ngoài lại múa kiếm kiềm toả mạng xã hội. Thật khó tìm được gương mặt nào sáng giá hơn đi vào Bộ Chính trị với vị trí Trưởng Ban Tuyên giáo và rồi sau đó có thể là Tổng Bí thư.
Nhưng giờ hoá ra ông Tuấn lại dính líu tới vụ AVG – một sai phạm về tiền bạc.
Thật đúng như người ta nói, dưới chế độ độc đoán, những tay tỏ ra bảo thủ nhất chính là những kẻ cơ hội nhất.
Những người này, khi tự chọn cho mình quan điểm cứng rắn và bảo thủ, họ luôn ở thế phê phán bất kỳ ai trong nội bộ có dấu hiệu cải cách, trong khi họ hiếm khi bị tấn công vì sự bảo thủ, cứng rắn và giáo điều của họ. Họ luôn trong vùng an toàn.
Và hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như Bộ trưởng Tuấn ở đây, lựa chọn quan điểm bảo thủ đó còn giúp che mờ đi các sai phạm khác liên quan tới tiền bạc.
Vậy thì gợi ý ở đây là, nếu thấy lãnh đạo nào tỏ ra quá cứng rắn và bảo thủ, hãy coi chừng, rất có thể người đó đang cố tình đánh lạc hướng dư luận khỏi những sai phạm về tiền bạc của mình.
“Thật đúng như người ta nói, dưới chế độ độc đoán, những tay tỏ ra bảo thủ nhất chính là những kẻ cơ hội nhất”.
Nôn na dễ hiểu là những thằng ăn cắp, cơ hội, thực dụng là những kẻ muốn trở thành đảng viên CSVN nhất, chúng là những kẻ yêu đảng độc tài, yêu chế độ độc đảng nhất.
Không cần ai tẩy não cho chúng, mà lúc nào chúng cũng tự nhủ lòng là phải “chỉ biết còn đảng, còn mình”, chúng là những thằng bảo thủ, bảo hoàng hơn cả vua.
Đảng không chọn chúng làm tuyên giáo, thì còn chọn ai???