15-2-2018
Chị chấp nhận từ bỏ công việc phóng viên của các báo Nhà nước để “xuống đường” vì chủ quyền biển đảo của tổ quốc.
Chị từ bỏ định cư ở Hoa Kỳ để trở về sát cánh cùng anh em tranh đấu tại quê hương.
Đôi chân chị lành lặn đã trở nên hoang phế vì chịu những đòn thù tàn độc….
Vì “sự dũng cảm không mệt mỏi khi theo đuổi một sự thay đổi dân chủ cho đất nước của mình, bất chấp sự sách nhiễu và khủng bố”, chị đã được tổ chức People In Need đã trao giải thưởng quốc tế Homo Homini.
—
GIẢI HOMO HOMINI 2017 SẼ ĐƯỢC TRAO CHO MỘT BLOGGER VIỆT NAM BỊ NGƯỢC ĐÃI
Pra-ha, ngày 13/02/2018.
“Bạn không được sợ” – Phạm Đoan Trang nói. Cô là người sẽ được trao giải Homo Homini vì lòng can đảm khi theo đuổi một cách không mệt mỏi cuộc đấu tranh dân chủ ở nước mình, bất chấp mọi sách nhiễu và ngược đãi. Trên blog cá nhân, Trang nói nhiều về những bất công mà chế độ cộng sản tạo ra, và cô cố gắng giải thích cho những đồng bào Việt Nam của mình rằng họ cũng có quyền đứng lên chống lại áp bức. Bất chấp việc liên tục bị cả bộ máy nhà nước đe doạ vì những hành động của mình, Trang không mất tinh thần. Cô phải bỏ trốn, nhưng cô vẫn không ngừng viết. Cuốn sách xuất bản gần đây của cô – cuốn thứ 9 mà cô từng viết – nói về dân chủ, và nó bị nghiêm cấm ở Việt Nam.
Phạm Đoan Trang là một trong những gương mặt hàng đầu trong giới đấu tranh ở Việt Nam đương đại. Cô chỉ thuần tuý dùng ngôn từ để chống lại tình trạng mất tự do, nạn tham nhũng và gia đình trị ở chế độ cộng sản. Truyền thông độc lập không tồn tại ở Việt Nam, do đó các bài viết của cô – bình luật về tình hình đất nước và phê phán chính quyền hiện nay – được đăng tải trên hai kênh khác nhau: faebook cá nhân của cô với 40.000 người theo dõi, và blog, mà lượng view xấp xỉ 20.000 một ngày. Cuốn sách cô xuất bản chui gần đây – Chính trị bình dân – đưa ra và giải thích những khái niệm chính trị căn bản nhất. Mặc dù nó bị cấm lưu hành ở Việt Nam, nhưng Trang hy vọng Internet sẽ giúp truyền bá nội dung của nó tới càng nhiều người càng tốt.
“Sẽ tốt hơn nếu chúng ta được sống ở một thế giới mà những giải thưởng như thế này không tồn tại nữa” – Phạm Đoan Trang nói về giải Homo Homini mà People in Need trao hàng năm cho những cá nhân đã có đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy nhân quyền, dân chủ và tìm giải pháp ôn hoà cho xung đột chính trị. “Đó là một thế giới nơi chúng ta không còn phải nói về vi phạm nhân quyền, bởi vì những chuyện như thế không xảy ra nữa. Song, thế giới đó không phải là thế giới hiện nay chúng ta đang sống, và đó là lý do vì sao tôi cần sự hỗ trợ của các bạn, cộng đồng quốc tế. Trong ngắn hạn thì chỉ khi đó, áp lực lên chính quyền Việt Nam mới có đủ sức mạnh và đem lại một sự thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn”.
Homo Homini là giải thưởng quốc tế đầu tiên mà Phạm Đoan Trang được trao.
Nhà nước Việt Nam đàn áp tự do ngôn luận
Theo một tổ chức rất có uy tín quốc tế, Freedom House (Ngôi nhà tự do), Việt Nam đứng thứ 5 từ dưới lên trong danh sách những quốc gia ít tự do nhất thế giới. Phóng viên không biên giới – tổ chức phi chính phủ của Pháp – cũng xếp Việt Nam thứ 175 trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí. Và theo tổ chức Human Rights Watch (Giám sát nhân quyền), tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang “xấu đi rõ nét”.
Việc đi bỏ phiếu bầu Quốc hội – cơ quan lập pháp của chính quyền – là nghĩa vụ, và không có lựa chọn thực sự. Ứng viên độc lập nhất thiết phải được sự chuẩn y của Đảng Cộng sản, vốn dĩ nắm cả ba nhánh quyền lực: tư pháp, lập pháp, hành pháp. Tự do tôn giáo bị hạn chế một cách ngặt nghèo, biểu tình ôn hoà bị đàn áp bằng vũ lực, và báo chí thì chịu sự kiểm soát của nhà nước.
Án tử hình vẫn còn được sử dụng ở Việt Nam, và nó gây ra một mối đe doạ ngay cả với những người bất đồng chính kiến. Các nhà hoạt động nhân quyền thường xuyên bị bỏ tù vì những cáo buộc mơ hồ, như “tuyên truyền chống nhà nước” hay “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”.
Ngay cả một chút xíu công kích chính quyền thôi cũng bị đàn áp nặng nề, như những gì người ta chứng kiến đặc biệt trong năm qua. Chẳng hạn, vào đầu tháng 2, Hoàng Đức Bình, một nhà hoạt động trẻ và là người Công giáo, bị kết án 14 năm tù vì đã quay video livestream một cuộc biểu tình của ngư dân Việt Nam tại một khu vực bị thảm hoạ môi trường. Anh bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”. Vào tháng 7 năm ngoái, blogger nổi tiếng Mẹ Nấm, được biết đến trên tầm quốc tế với cái tên “Mother Mushroom”, bị kết án 10 năm tù vì những bài viết phản biện trên facebook cá nhân và trên blog của chị, có tham chiếu đến các nguồn quốc tế.
Theo Dự án 88 – một hệ thống cơ sở dữ liệu trên mạng theo dõi tình hình áp bức về chính trị – thì hiện có 107 tù nhân chính trị ở Việt Nam. Nhiều người khác bị bắt chưa xét xử và 26 người nữa bị bỏ tù không theo quy trình tố tụng chuẩn mực. Trong số này có uật sư Nguyễn Văn Đài, bị bắt giam từ năm 2015; một cuộc biểu tình ủng hộ ông do cộng đồng người Việt ở Séc tổ chức đã diễn ra trước cổng đại sứ quán Việt Nam ở Pra-ha năm ngoái.
“Tình hình đã xấu đi đáng kể. Hơn 20 người bị bắt chỉ vòng năm ngoái – vì những bài viết đăng tải trên blog cá nhân hoặc vì những dòng trạng thái trên facebook. Chúng ta có thể nói rằng đây là những nỗ lực có chủ ý và có hệ thống nhằm dập tắt mọi tiếng nói phản biện” – bà
Sylva Horáková, giám đốc Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ của People in Need, nói. “Rất khó mà theo đuổi các giá trị dân chủ và bảo vệ nhân quyền trong một môi trường như vậy. Trang không từ bỏ các nỗ lực của mình và đó là lý do tại sao cô ấy xứng đáng nhận sự ủng hộ tuyệt đối của chúng ta”.
“Tôi chẳng sợ” – Trang nói. Bản thân cô cũng từng bị công an đánh vài lần, còn bạn bè thì bị bỏ tù nhiều năm. “Nếu sợ, bạn đừng nên làm gì cả. Nhưng nếu bạn đã làm thì đừng sợ”.
Giải Homo Homini được trao từ những năm 1990, và theo truyền thống, giải được trao tại lễ khai mạc Liên hoan Phim Tài liệu Nhân quyền One World (Một thế giới). Năm nay, giải được trao ngày 5/3 tại Prague Crossroads.
Nhờ có Phạm Đoan Trang, thế giới mới biết VN vẫn còn có những người dũng cảm, chứ không phải chỉ toàn là những người bị bị loài Ác qủy cướp mất nhân phẩm, linh hồn, bị chúng tẩy não thành loài “chỉ biết còn Đảng, còn mình”.
Cảm ơn chị!