Don Fish, Bradley Keele và Hoàng Ngọc Nguyên
12-2-2018
Hôm nay là ngày 16-2, ngày đầu năm của Tết Nguyên đán, vốn chẳng xa lạ gì với những cựu chiến binh Mỹ đã cao niên, những người từng “tìm và diệt địch” là Việt Cộng ở nước Đông Dương này nhiều thập kỷ trước. Tết không nhằm một ngày nào cụ thể trong dương lịch. Ví dụ, năm nay, đó là ngày 16-2. Năm mươi năm trước, Tết bắt đầu ngày 30-1. Tại sao chúng ta nhớ những ngày này rõ ràng và chắc chắn đến thế?
Nửa thế kỷ trước, 1968 là năm tổng tấn công Tết Mậu Thân, một chiến dịch quân sự của Việt Cộng, tràn ngập khắp 31 thành phố và huyện của miền Nam Việt Nam với mục tiêu phĩnh phờ: người dân nổi dậy để lật đổ chế độ Sài Gòn. Âm mưu rất táo bạo nếu không ngu xuẩn, lý do là vẫn còn hơn nửa triệu quân Mỹ đóng trên “tiền đồn Thế giới Tự do” – từ căn cứ Khe Sanh có biên giới giáp với vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước thành hai miền Bắc và Nam theo Hiệp định Geneva 1953, đến mũi Cà Mau ở cực nam của Nam Việt Nam.
Hà Nội hẳn phải quá điên mới cho rằng mục tiêu đó có thể đạt được, hoặc quá mỵ dân nên nói với người dân miền Bắc họ có đủ sức để đạt được mục tiêu này, để mọi người sẵn sàng chết vì “sự nghiệp giải phóng” miền Nam. Nhưng người miền Nam thì không hề ngu như thế. Không nơi nào chúng ta thấy người dân nổi dậy. Họ chỉ bỏ chạy, hoặc đơn giản hơn, khóa chặt cửa nhà không cho ai xâm nhập. Điều đó rõ ràng là lý do chính khiến cho quân xâm lược thất vọng, giận dữ, điên cuồng, dẫn đến cuộc tàn sát diệt chủng không dưới 5.000 thường dân vô tội ở cố đô Huế khi lính miền Bắc phải rút lui sau gần một tháng chiến sự ác liệt, hậu quả là thành phố bị phá hủy nhưng địch chẳng giành được trái tim và tâm trí của ai. Chúng ta ở Hoa Kỳ từng nói nhiều về biến cố Mỹ Lai nhưng lại không quan tâm đúng mức đến sự tàn sát thường dân ở Huế.
Nhìn lại những năm dài đó, cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phơi bày những điều mà chỉ có những người tự bịt mắt vào lúc đó mới không thừa nhận và cho đến nay vẫn có thể bỏ qua: bản chất gian trá và sát nhân của cuộc chiến xâm lược của Việt Cộng. Phải thật ngây thơ lắm mới tin rằng chiến tranh ở miền Nam là do cuộc nổi dậy của người miền Nam, những người bất mãn với chế độ Sài Gòn được Mỹ ủng hộ vì “độc tài và áp bức”. Chỉ cần xét hai sự thật hiển nhiên này: Sau khi giành được chính quyền ở miền Bắc, Hà Nội chính thức áp đặt chế độ “vô sản chuyên chính”, hầu như ngay lập tức biến tất cả những người “có của” trong xã hội thành những người trắng tay, và nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu ở miền bắc quá tệ hại so với kinh tế ở miền Nam, một nền kinh tế đã phần nào được công nghiệp hóa và được thúc đẩy bởi viện trợ kinh tế Mỹ.
Về mặt lịch sử, năm 1967 là một năm tình hình khả quan cho cuộc chiến tranh chúng ta đang chiến đấu. Về mặt quân sự, đó là một năm rất khốc liệt nhưng chúng ta đã gây ra thương vong nặng nề cho kẻ thù đến mức chúng bắt đầu lo sợ chuyện sống còn. Về mặt kinh tế, nhờ viện trợ dồi dào của Mỹ (hai chương trình của Nhập cảng Thương mại hóa và Luật Công 480 Trợ cấp Thực phẩm tổng cộng lên đến 800 triệu Mỹ kim/năm), kinh tế Miền Nam đang được phục hồi. Về mặt chính trị, người dân đã đi bỏ phiếu cho Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam Cộng hòa (Quốc hội và Tổng thống). Có nhiều nghi ngờ về sự trung thực của các cuộc bầu cử này, nhưng những phần tử phản chiến ở Mỹ vào thời đó không hiểu một thực tế cơ bản: người dân miền Bắc hầu như không có nhận thức gì về những quyền cơ bản như tự do và dân chủ, trong khi những quyền này là ý thức phổ biến đối với người ở phía Nam.
Nếu cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân không xảy ra, câu chuyện về cuộc chiến có thể đã khác nhiều so với kết thúc bi thảm vào tháng 4 năm 1975. Làm thế nào chúng ta đã để biến cố này xảy ra? Nếu chúng ta nhìn thấy trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân của địch; nếu chúng ta không tin người Cộng sản nói chuyện ngưng bắn để người dân ăn Tết; nếu chúng ta không tin Cộng sản sẽ tập trung vào Khe Sanh trong âm mưu biến căn cứ này thành một Điện Biên Phủ; nếu chúng ta không tự mãn nghĩ rằng mình đang bất khả chiến bại về mặt quân sự, và kẻ thù chẳng làm gì được.
Đương nhiên cuộc tấn công Tết Mậu Tý là một thất bại quân sự nặng nề đối với kẻ thù. Các nhà sử học về chiến tranh đã đồng ý về điểm này, nhưng người ta cũng chỉ ra gót chân Achilles của chúng ta – chính phủ Sài Gòn và tổng tư lệnh chỉ huy chiến tranh Tướng William Westmoreland của Mỹ. Chúng ta đã bắt giữ hàng ngàn tù nhân chiến tranh trong một số trận đánh khắp đất nước, nhưng không thể thu thập thông tin từ kẻ thù về việc địch đã chuẩn bị kéo dài đến nửa năm cho cuộc tấn công này ở miền Nam. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã bay đến quê vợ để ăn mừng năm mới và chiến thắng bầu cử của ông! Việt Cộng đã tự do chuyển người và vũ khí vào một số thành phố để tấn công.
Tất cả bốn chúng tôi đều ở miền Nam trong thời gian đầy thử thách này. Don làm việc với một đơn vị Hải quân ở Bình Thủy, Cần Thơ (Quân khu 4); Bradley là thành viên của một đơn vị bộ binh đóng tại huyện Củ Chi (gần đường hầm nổi tiếng, Quân khu 3); Brown là thành viên của đội SEAL hoạt động tại Quân khu 1 (Đông Hà (Quảng Trị), Phú Vang (Huế) … và tôi là nhà báo của tờ Saigon Post, tờ báo tiếng Anh độc nhất của Sài Gòn trước khi nhập ngũ năm 1972 (Năm 1975, tôi “tình nguyện” đến trại tập trung như hàng chục ngàn lính khác và các quan chức của chế độ Sài Gòn cũ; chúng tôi tin rằng chương trình “cải huấn” này chỉ kéo dài 10 ngày. Mười ngày thành 2 năm đúng – trong trường hợp của tôi).
Trong hai năm 1968 và 1969, Cộng Sản đã gia tăng áp lực quân sự để giành lợi thế trong hòa đàm, nhưng chúng ta đã có thể nắm vững tình hình vào giữa năm 1969. Chúng ta giành được ưu thế khắp mọi nơi. Trên thực tế, địch hầu như hết hơi vì lực lượng du kích địa phương cạn kiệt trong khi quân Miền Bắc chưa huy động kịp để bù đắp tổn thất nhân lực ở miền Nam. Tình hình quân sự được cải thiện đến mức vào năm 1970, phía chúng ta đã tiến hành đánh vào vùng đầu não của địch trên nước láng giềng Campuchia – bộ tư lệnh chiến tranh Việt Cộng vẫn mượn đất Campuchia để trú ẩn. Năm 1971, Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc tấn công vào vùng Hạ Lào, nhưng kẻ thù dường như biết rõ trước khi Saigon bắt đầu chiến dịch.
Sau đợt đầu tiên của cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, Tổng thống Lyndon Johnson có thể mở rộng chiến tranh ra phía bắc như một chiến dịch trả đũa và khôi phục sự cân bằng. Hoặc, với thất bại quân sự to lớn của Việt Cộng, ông có thể chỉ cho người Mỹ thấy sự xảo quyệt và sát nhân của cộng sản Bắc Việt (tử vong do Tết Mậu Thân là 45.000 lính địch, 15.000 chiến sĩ Miền Nam và Đồng minh, và 15.000 thường dân, hàng chục ngàn thường dân và lính sĩ bị thương) và tăng cường các nỗ lực quân sự mà không cần phải nói về một sáng kiến hòa bình.
Nhưng ông đột nhiên rơi vào hố thẳm tuyệt vọng, tin rằng chiến tranh không thể nào thắng được, ông đã bị phản bội và cô lập. Ông đã bị ám ảnh trong nỗi sợ hãi ông đã hết thời gian (ông qua đời chưa đến năm năm sau, 64 tuổi), mất quần chúng (phong trào phản chiến) và cạn ngân quỹ chiến tranh (Chương trình Đại Xã hội -The Great Society- đã có ưu tiên cao hơn). Vì vậy mặc dù có chiến thắng quân sự, về mặt chính trị chúng ta đã rơi vào tay địch. Ngày 31-3, Tổng thống Johnson tuyên bố ông sẽ không tái tranh cử và sẵn sàng đàm phán với Hà Nội để tìm cách ra khỏi cuộc chiến. Trên thực tế, ông đã mở đường cho Richard Nixon thay ông tại Nhà Trắng với lời hứa mơ hồ về Việt Nam hóa chiến tranh. Chính căn bệnh vào giai đoạn cuối đã làm ông Johnson chẳng màng gì nữa đến tên tuổi, sự nghiệp chính trị và cam kết về chiến tranh Việt Nam của mình.
Nhưng đừng đổ lỗi tất cả cho Johnson. Năm 1968 là điểm giữa của cuộc chiến 15 năm – bắt đầu 7 năm trước và kết thúc 7 năm sau. Người Miền Nam – vì đó trước tiên là cuộc chiến của chúng ta – vẫn còn thời gian để lật ngược tình thế. Bất hạnh thay, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội. Chúng ta đã không nghiêm chỉnh suy ngẫm về giáo điều của Binh pháp Tôn Tử: “Biết người, biết ta. Trăm trận, trăm thắng”. “Ta” hay “người” ở đây còn bao gồm đồng minh quan trọng nhất là Mỹ. Ông Thiệu và người của ông không hiểu được “Tricky Dick”. Ông cũng không hiểu các giới hạn của siêu cường Mỹ. Đối với một cuộc chiến xa xôi như xung đột ở Việt Nam, không nhiều người Mỹ sẵn sàng hiểu tính chất của cuộc chiến để có thể cho nó thời gian, nhân lực và ngân quỹ. Đó là một sự thật quan trọng mà các nhà lãnh đạo của cả Mỹ và Việt Nam đã không chịu thấy để ứng phó.
Một nghĩa nào đó, chúng ta vẫn có thể tự hào về cuộc chiến tranh Việt Nam mà chúng ta đã thua cuộc. Do cuộc chiến tranh này, một vùng Đông Nam Á không cộng sản đã tồn tại và đẩy lùi sự đe dọa của chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng. Liên Xô đã phải trả giá cho sự hỗ trợ của Bắc Việt: siêu cường cộng sản này đã sụp đổ vào năm 1990. Người dân Việt Nam và thế giới nay không thể nhầm lẫn về bản chất độc tài, chuyên chế, áp bức, đàn áp của “chế độ dân chủ cộng hòa” của Hà Nội.
Thật đáng tiếc chúng tôi trước đây không biết được nhau để tạo thành một “mặt trận chung” vì chính nghĩa của chúng ta cách đây nửa thế kỷ. Nhưng năm mươi năm sau, chúng tôi, với tư cách là “bạn cùng lớp” của chương trình Tai Chi của Trung tâm Cao niên West Jordan (Utah), vẫn có thể dễ dàng chiếm được trái tim và tâm trí của nhau. Khi một cụ già khác hát trong khán phòng của trung tâm bài hát yêu thích của một thời “Where have all the flowers gone”, chúng tôi đều biết chính xác những người anh hung của một thời đã qua nay đã đi đâu.
____
Nguyên văn tiếng Anh:
Today is the first day of the Lunar New Year celebration, what the Vietnamese call Tet, which is not unfamiliar to elderly American war veterans who used to ‘search and destroy” the communists in this Indochinese country decades ago. Tet does not fall in any certain day in the Western calendar. This year, for instance, it’s the sixteenth of February. Fifty years ago, Tet began on the 30th of January. Why do we remember these days so distinctly and infallibly?
Half a century ago, 1968 was the year of the historical Tet offensive, the Viet Cong military campaign rampaging all over South Vietnam’s 31 cities and districts with a self-deceit objective: to stage a people’s uprising to overthrow the Saigon regime. The plot was daring if not silly as there were still more than half a million U.S. troops stationed in this “Free World outpost” – from Khe Sanh base bordering the seventeenth parallel which divided the country into the North and the South in accordance with the 1953 Geneva Accord, to Ca Mau, the southernmost tip of South Vietnam.
Ha Noi should be both stupid to believe that such an objective could be achieved and demagogic by talking its people in the north into believing it had the strength to achieve this goal so the people would be ready to die for the “liberation” of the South. But the South Vietnamese were not fools at all. Nowhere did we see an insurgency blooming. Instead, the people fled away, or simply locked their doors desperately to intruders. That obviously was the main reason behind the aggressors’ frustration and mad-like fury, leading to the genocidal massacre of no less than 5.000 innocent civilians in the former imperial city of Hue when the North Vietnamese had to pull out after a month of intense fighting, resulting in the destruction of the city but winning no hearts and minds. We in the United States used to talk a lot about the My Lai incident but failed to pay due attention to the Hue mass execution.
Looking back over these long years, the Tet offensive was an exposure of something that only self-blindfolded people at the time refused to acknowledge and at present may still ignore: the treacherous and murderous nature of the Viet Congs’ aggression. One should be very naïve to believe that the war in the south was the revolt of the South Vietnamese who were dissatisfied with the U.S.-backed Saigon regime for its “autocratic oppression” of the people. One should note only two facts to understand the truth: After gaining power in the north, Hanoi officially imposed “a proletarian dictatorship” regime which almost instantly turned all the haves in society into the have-nots, and the North Vietnamese impoverishing agricultural economy was far worse than that of the south, which was both half- industrialized and benefiting from American economic aid.
Historically, 1967 was a very good year for the war we were fighting. Militarily, it was a very fierce year but we were inflicting heavy casualties on the enemies to the extent they began fearing for their survival. Economically, owing much to massive American aid (under the two main programs of Commercial Import Program and Public Law 480 Food Aid). The south Vietnamese economy was reinvigorating. Politically, the South Vietnamese people were voting for the second republic of the Republic of Vietnam (The national Assembly and the Presidency). There were lots of doubts cast upon these polls, but many anti-war elements in the U.S. at the time did not understand a basic fact: the people in the north virtually had no idea about such fundamental civil rights as freedom and democracy, which these rights were common sense to those in the south.
What if?
Had the Tet offensive not happened, the story of the war could have been much different from the way it was from 1968 to the tragic end in April 1975. How would it have been prevented? If we had not failed to see the Tet offensive coming; if we hadn’t trusted the Communists to observe a Tet truce for the people to celebrate the New Year; if we had not believed that the Communists would focus on Khe Sanh to make it another Dien Bien Phu; if we had not complacently thought that we were militarily invincible, and there was nothing the enemy could do.
It was agreed that the Tet offensive was a devastating military defeat to the enemy. War historians have agreed upon this point, but it also showed where our Achilles heel was – the Saigon government and the U.S. war command of Gen. William Westmoreland. They had captured thousands of war prisoners in several battles throughout the country but could not gather any intelligence from the enemy about the half-a-year preparation for this offensive all over the south. Saigon’s newly-elected President General Nguyen Van Thieu in fact flew to the hometown of his wife to celebrate the New Year and his election victory! Viet Congs had freely moved their men and weapons into several cities for the offensive.
All four of us were in the South during this testing period. Don was with a Navy unit in Binh Thuy, Can Tho province (Military Zone 4); Bradley a member of an infantry unit stationed in Cu Chi district (near the famous tunnel, Military Zone 3); Brown a member of a SEAL team operating in Military Zone 1(Đông Hà (Quang Tri), Phú Vang (Hue)… and Hoang a journalist working with the Saigon Post, Saigon’s unique English language newspaper before he was drafted ino the Reserve Army in 1972 (In 1975, he “volunteered” to be imprisoned in a concentration camp because like tens of thousands of other soldiers and officials of the former Saigon regime, he believed that this “correctional education” program would last only ten days, which in fact turned out to be two years).
In the two years of 1968 and 1969, the Communists were exerting more military pressure in order to gain advantage on the “peace” table, but we could put them in control by mid-1969. Everywhere we had an upper hand over the enemy. In fact, they ran out of strength as local guerilla forces were exhausted while North Vietnamese troops were much slower to replenish the losses in the south. The military situation was improving to the extent that in 1970, the Allies launched an incursion into the neighboring Cambodia to attack into the hearts of the Viet Cong war command taking sanctuary in that country. In 1971 was the catastrophic southeastern Laos offensive of the Saigon regime because the enemy seemed to know well before the start of the campaign.
Following the first wave of the Tet offensive, President Lyndon Johnson could have expanded the war all out to the north as a retaliatory campaign and restored the balance. Or, in view of the Viet Congs’ military defeat, he would have pointed out to the American people the treacherousness and murderousness of the North Vietnamese communists (Death casualties of the Tet offensive amounted to 45.000 of their troops, 15.000 of South Vietnamese and the Allies, and 15,000 civilians; tens of thousands of civilians and soldiers wounded) and stepped up military efforts without having to talk about a peace initiative.
But he all of a sudden plunged into the depths of despair, believing that the war was unwinnable, and thinking that he was being betrayed and isolated. He was so obsessed with the fear that he was running out of time (he died less than five years later at the age of 64), popular support (the anti-war movement) and fund for the war (The Great Society had a much higher priority). So in spite of the fact that militarily we had an upper hand, politically we played irresponsibly into the enemy’s hands. On March 31, President Johnson announced that he would not seek re-election and was open to talks with Hanoi for a way out of the war. In fact, he paved the way for Richard Nixon to succeed him at the White House with the vague promise of ending the war by Vietnamizing it. It was his terminal illness which ended all he had cared about his political integrity and commitment about the Vietnam War.
But don’t put the blame of everything on Johnson. 1968 was the midpoint of the 15-year war – it began 7 years before and ended 7 years later. The South Vietnamese – because it was their war in the first place – still had time to turn the tide. Unfortunately, they missed their chance. The main reason was that they did not seriously contemplate on Sun Tzu’s teaching: ‘Know thy self; know thy enemy. A thousand battle, a thousand victories”. “Thy self” here includes the most vital American ally. Thieu and his men could not understand “Tricky Dick”. Thieu did not understand the limits of the American super power. For a distant and heinous war like the Vietnam conflict, not many Americans were willing to understand the noble cause of the United States to spare time, men and money. It was the crucial truth that the leaders of both America and Vietnam failed to be resigned to.
In a way, we still could be proud of the Vietnam War that we lost. Owing to this war, a non-Communist Southeast Asia survived the threat of Red China’s expansionism. The Soviet Union had to pay for its support of North Vietnam: the communist super power crumbled to collapse in 1990. The Vietnamese people and the world now could not be mistaken about the despotic, oppressive, suppressive nature of Hanoi’s “democratic republic”.
It was a pity that we did not know each other to form a “common front” for our cause half a century ago. But fifty years later, we, as “class mates” of this Tai Chi program of West Jordan Senior Center (Utah), still can easily win the hearts and minds of each other. When another elderly fellow sang in the auditorium of the center the favorite song of a time “Where have all the flowers gone”, we know exactly where all the heroes of a time past have gone.