10-2-2018
Muốn comment dưới cái note tự bạch của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường bên facebook nhà văn Nguyễn Quang Lập mà nghĩ hay về đây viết để tránh ồn ào tranh cãi.
Xuyên suốt bài viết của ông Tường là lời phân trần việc ông không có mặt tại Huế trong sự kiện Mậu Thân 1968 như nhiều lời cáo buộc lâu nay, và ông thừa nhận ông đã không trung thực khi trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu do Mỹ sản xuất.
Việc thừa nhận mình không trung thực thật ra đã quá trễ khi suốt bao năm qua bao nhiêu thế hệ độc giả đã từng bị yêu thích những lời hay ý đẹp của ông qua các bài thơ, tản văn, bút ký… Nhưng thôi, chuyện cũng qua và ông thừa nhận mình khi biết “sắp về trời” vậy cũng có thể hiểu một thời người ta đã say mê và đứng về phía sự lừa dối thế nào.
Còn việc bây giờ ông mới lên tiếng để tự minh oan cho mình. Thật lòng tôi nghĩ nếu ông không thể trung thực được với lịch sử để thế hệ sau như chúng tôi được đọc – được học, thà rằng ông im lặng luôn như lâu nay, có khi tôi vẫn nghĩ về ông như một người cầm bút. Ông lên tiếng vì nỗi oan ức của ông, nỗi oan bị người ta nói không đúng (xuất phát từ chính việc làm của ông trong quá khứ), nhưng ông vẫn không nói một lời nào đối với nỗi oan của hàng ngàn mạng người bị dập vùi trong cái tết năm ấy. Ông chỉ dám nhắc tới một chút nhưng vẫn cố lôi “tội ác của Mỹ” vào để che chắn cho chính ông và đồng đội của ông.
Ông có thể bị oan về việc có mặt ở Huế trong sự kiện năm đó, nhưng với sự kiện Mậu Thân ông không phải là kẻ vô can. Với những người bị chết đầy oan khuất ông vẫn nợ họ một câu trả lời nếu ông tự coi mình là người cầm bút. Khi nào ông chưa nói được hết những sự thật khủng khiếp của cái sự kiện mà ông đã góp phần tích cực cả gián tiếp và trực tiếp thì mãi mãi tên ông vẫn bị nhắc tới với sự hằn học mỗi khi người ta nói về Mậu Thân.
____
Mời đọc lại: Lời cuối cho câu chuyện quá buồn — Lại chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường (TD).
Khuôn mặt của tên đồ tể chứ không phải là nhà văn có họ và tên thơ mộng của Huế!
Những gì HPNT nói, đã làm …khiến tôi từ chổ từng xem ông là 1 nhà văn hay, nay không còn kính trọng.
“Nhìn mặt mà bắt hình dong”.
Ông bà tổ tiên người Việt nói không sai, nhìn mà thấy rợn người.
Khuôn mặt của tên đồ tể chứ không phải nhà văn có cái tên thật thơ mộng của Huế !