Bản tin sáng 6-1-2018

Tin Trong Nước

Tin Biển Đông

TS Terry Buss, cựu cố vấn cho Ngân hàng Thế giới bàn về ông Trump và những mắc mứu ở Biển Đông. Một số điểm đáng chú ý ở đoạn đề cập về Biển Đông trong Chiến lược An ninh Quốc gia mới của Hoa Kỳ: “Nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông gây nguy hiểm cho dòng lưu chuyển tự do của thương mại”, “sự chế ngự của Trung Quốc có nguy cơ làm giảm chủ quyền của nhiều nước tại Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Theo TS Buss, mặc dù ông Trump có vẻ im lặng về chuyện Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, thực tế, Tổng thống Hoa Kỳ “suy nghĩ về Trung Quốc ở Biển Đông nghiêm túc hơn nhiều người nghĩ”. Bằng các khái niệm “Ấn Độ – Thái Bình Dương” và “tứ giác kim cương”, ông Trump đã đưa Ấn Độ, “một siêu cường đang nổi lên”, vào lộ trình ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc và nỗ lực hiện thực hóa tham vọng bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Trung Quốc triển khai thêm khí tài trên không: Hé lộ “quái vật” có thể giúp Trung Quốc thống trị Biển Đông. Đó là thủy phi cơ lớn nhất thế giới, chiếc AG600 Kunlong, còn gọi là “Rồng biển” mà Trung Quốc vừa cho bay thử nghiệm cuối tháng 12/2017.

RFA đưa tin: Trung Quốc sắp đưa thêm tàu chiến vào biển Đông và Ấn Độ Dương. Đó là “một khu trục hạm mới sắp được đưa vào hoạt động chính thức”“một tàu sân bay thứ ba đã bắt đầu được chế tạo”, do chính truyền thông Trung Quốc thừa nhận.

Dẫn nguồn từ Nhật báo Giải Phóng Quân Trung Hoa, khu trục hạm mới này “sẽ được trang bị các hệ thống hiện đại phòng không, chống tên lửa, chống hạm cũng như các loại vũ khí chống tàu ngầm”. Khu trục hạm này có thể tham gia đội hình tàu sân bay mà Bắc Kinh đang xây dựng.

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ở Hong Kong hôm 7/7/2017. Ảnh: RFA

Mời đọc lại: “Rồng nước” có thể giúp Trung Quốc thống trị Biển Đông như thế nào? (NI).

Chiến dịch “đốt lò” đầu năm 2018

Ban Nội chính Trung ương yêu cầu tiếp tục “nhặt củi cho vào lò”: Ðẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. Một số vụ đang lọt vào tầm ngắm của phe nhóm lò như, “dự án Tổng công ty Viễn thông MobiFone”, chuyện “cổ phần hóa cảng Quy Nhơn”. Trong thời gian tới, Ban Nội chính TƯ yêu cầu “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, nhất là các dự án đầu tư công”.

Thêm yếu tố hỗ trợ chiến dịch “đốt lò”: Bộ Chính trị phân cấp mạnh công tác cán bộ. Theo nội dung Quy định 105 của Bộ Chính trị “về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”, thẩm quyền quản lý cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ được “phân cấp mạnh hơn”. Nhiều chức lãnh đạo vốn do Bộ Chính trị quản lý và bổ nhiệm hiện được “chia” xuống cho Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.

Theo TS Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp cán bộ – Ban Tổ chức Trung ương, thay đổi như vậy để “làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của bốn chủ thể tham gia công tác bổ nhiệm, giới thiệu”. Nói cách khác, chuyện quy trách nhiệm sẽ dễ dàng hơn trong những trường hợp cán bộ thăng tiến “thần tốc” nhưng các cơ quan hữu trách vẫn tuyên bố “đúng quy trình”.

Tiếp tục chuyện “nâng đỡ không trong sáng”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố quyết định kỷ luật Phó chủ tịch Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn. Zing đưa tin, hôm qua, tại trụ sở Tỉnh uỷ Thanh Hoá, đoàn công tác của UBKTTƯ đã công bố quyết định “về kỷ luật lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa”. Theo nội dung của quyết định thi hành kỷ luật, ông Ngô Văn Tuấn sẽ bị “cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng”.

Mời đọc thêm: Năm 2018, nhiều vụ việc được Ban Nội chính Trung ương đẩy nhanh xử lý (VOV). – Công bố quyết định kỷ luật Phó Chủ tịch Thanh Hóa “nâng đỡ không trong sáng” bà Quỳnh Anh (ANTĐ). – Cấp dưới tham ô, sếp trưởng bỏ tiền tỷ khắc phục (VNN). – Phạt tù nguyên Kế toán trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Ba Đình (TTXVN). – Quà Tết, chờ xem! (LĐNA).

Chuyện “củi tẩm dầu” và bất ổn ngoại giao

Thời điểm xét xử Trịnh Xuân Thanh và đường dây “củi tẩm dầu” đã cận kề, nhà báo độc lập J.B Nguyễn Hữu Vinh nhìn lại cách hành xử của nhà nước pháp quyền XHCN. Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, rồi lên truyền hình “tự thú” với hy vọng nước Đức bỏ qua, nhưng nước Đức không bỏ qua, “cảnh sát Đức đã công bố lộ trình, thành phần và kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”.

Tác giả đặt câu hỏi: “Vậy Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đầu thú bằng cách nào? Bằng con đường nào? Chui dưới đất bằng đường hầm ma túy như ở Mexico sang Mỹ hay bay trên không trung như chim? Nếu Trịnh Xuân Thanh về bằng đường hàng không, qua cửa khẩu nào? Lực lượng cảnh sát, biên phòng và trăm ngàn thứ an ninh, công an khác nhau sao không phát hiện Trịnh Xuân Thanh để bắt giữ, giao nộp mà để anh ta ung dung về nhà nghỉ ngơi rồi đến ‘tự thú’?

BBC đưa tin: Việt Nam ‘chặn luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh’. Theo tin từ báo chí Đức, LS Petra Schlagenhauf của ông Trịnh Xuân Thanh đã bị giới chức Việt Nam “không cho nhập cảnh tại sân bay Nội Bài” ngày 4/1/2018. Chính phủ Đức cho biết họ đã triệu tập Đại sứ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao “trong ngày thứ Sáu để nói chuyện”. Báo Taz của Đức cho biết, bà Petra Schlagenhauf phải bay từ Hà Nội đến Thailand để quay về Berlin.

Lãnh đạo Việt Nam không chỉ cấm luật sư của ông Thanh nhập cảnh, mà còn cấm cửa báo chí quốc tế đến dự phiên tòa. Các quan chức Việt Nam cần hiểu rằng, lối thoát ngoại giao duy nhất là phiên xử ông Thanh phải diễn ra đúng chuẩn mực tố tụng quốc tế. Nghĩa là phiên tòa phải được xử công khai, minh bạch, cho phép các quan sát viên nước ngoài tham dự.

BBC
Bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đã lên máy bay rời Bangkok về Đức. Ảnh: BBC

Diễn biến “đúng quy trình”: Hai luật sư của Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút lui trước ngày mở tòa. Thông tin từ Công ty luật Viên An chiều 5/1/2018 cho biết: “Hai luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang và Lê Thị Bích Chi thuộc Công ty Viên An chính thức rút khỏi danh sách luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh”. Một luật sư nêu lý do rút lui, “không đủ thời gian thu thập và nghiên cứu hồ sơ tài liệu”.

Mời đọc thêm: Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam từ chối việc nhập cảnh đối với nữ luật sư Đức (Spiegel/ TD). – 44 luật sư tham gia phiên tòa xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh (TT). – Luật sư người Đức của Trịnh Xuân Thanh bị buộc rời khỏi Việt Nam (RFA). –  Hai luật sư của Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút lui trước ngày xét xử (VNF). – Luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh: “Tôi bị cấm nhập cảnh Việt Nam” (VOA).

“Củi mạ nhôm” trong lò

RFA bàn về chính trị và quyền lực kinh tế trong vụ Vũ “nhôm”. LS Vũ Đức Khanh ghi nhận một số điều khuất tất trong vụ Vũ “nhôm”, điển hình là khoảng thời gian từ ngày Vũ bị bắt giữ ở Singapore (28/12/2017) đến lúc Vũ được gặp luật sư (3/1/2018). Chính luật của Singapore quy định, “sau khi một đương sự nào đó bị bắt thì phải có quyền tiếp cận của luật sư liền”.

Trong khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh dẫn đến vụ bê bối ngoại giao giữa hai nước Việt – Đức, chuyến “về nước” của Vũ “nhôm” diễn ra “với hình thức hoàn toàn hợp pháp”. LS Khanh cho rằng, các lãnh đạo và an ninh Việt Nam đã học được “bài học liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh”, và lưu ý “giữa Singapore là Việt Nam là một mối quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao rất mật thiết”.

VOA đưa tin: Công An Việt Nam sẽ làm rõ vì sao Vũ “nhôm” có đến 3 hộ chiếu. Hộ chiếu nước ngoài của Vũ “nhôm” do “đảo quốc Antigua và Barbuda, ở phía đông biển Caribe, cấp”. VOA cho biết, đã liên lạc với Bộ Ngoại giao và Cơ quan Di trú Antigua và Barbuda “để xác nhận thông tin về hộ chiếu của ông Vũ nhưng chưa được hồi đáp”.

Mời đọc thêm: Bình phong (FB Phạm Xuân Cần/ TD). – Nguy cơ vào lò của thế lực “chống lưng” Vũ “nhôm”: Bắt Vũ Nhôm có thể sẽ tìm được ai lộ tin để bị can bỏ trốn? (KT). – Đại tá Lê Công Thạnh: Phải làm rõ ai giúp Vũ ‘nhôm’ bỏ trốn (Zing). – Phan Văn Anh Vũ bỏ trốn có bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự? (CATP). – ‘Cần sớm làm rõ những uẩn khúc trong vụ Vũ nhôm’ (Zing).

Quan chức chưa lộ

Facebooker Ngô Trường An viết: Vì chưa bị lộ. Khi các quan tham chưa bị lộ, họ ca ngợi đảng, ca ngợi chế độ, rao giảng đạo đức của đảng cầm quyền, nhồi sọ thế hệ trẻ, biến chúng nó thành công cụ để dễ sai khiến, dạy cho thanh niên Việt Nam rằng, “thanh niên có tâm là phải yêu chế độ, yêu nước là yêu CNXH?!

Thế nhưng, có ai trong số các quan tham kia yêu đảng, yêu CNXH? Bởi họ đã “mua nhà, mua đất, gởi con cháu, gởi tiền đô vào các nước tư bản tự do để sau khi nghỉ hưu hoặc bị lộ thì các người sẽ chạy qua đó. Trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Vũ Nhôm… Vừa qua là một ví dụ điển hình!” Tác giả kết luận: Chẳng có tên nào tốt cả! Chẳng qua là chưa bị lộ mà thôi!

Nỗ lực tuyên truyền

Yêu cầu tuyên truyền đầu năm: Nâng cao niềm tin, sự tự hào đối với mỗi người làm công tác Tuyên giáo. Ban Tuyên giáo Trung ương vừa tổ chức “Hội nghị tổng kết năm 2017, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018” ở Hà Nội. Ông Võ Văn Thưởng đặt ra yêu cầu “nâng cao niềm tin, sự tự hào đối với mỗi người làm công tác Tuyên giáo”.

Không lẽ chuyện đưa tin chậm về vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, Vũ “nhôm”, là “sự tự hào” của những người làm trong lĩnh vực tuyên truyền, thông tin, từ phía Nhà nước?

Mời đọc thêm: Ban Tuyên giáo Trung ương tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 (VTV). – Bám sát thực tiễn, chủ động tham mưu về công tác tuyên giáo (NLĐ). – Triển khai công tác dân vận năm 2018 (YB). – Hà Nội ký kết hợp tác với 2 cơ quan báo chí hàng đầu — Mỗi ban đảng Trung ương có không quá một tạp chí in, tiến tới hợp nhất, tự chủ tài chính (ANTĐ). – Chuyện khẩu hiệu (FB Nguyễn Thông/ TD). – Lại chuyện ‘cổng chào’ (Blog VOA/TD).

Đầu năm đi bán lúa giống

Theo báo Trí Thức Trẻ, Nhà nước sẽ bán tối đa 49% vốn tại Vinachem. Thông tin trong Quyết định 16, do Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký, cho biết: “Vốn điều lệ của Vinachem đến năm 2020 khoảng 20.000 tỷ đồng. Tập đoàn xây dựng kế hoạch… thực hiện cổ phần hoá công ty mẹ giai đoạn 2018 – 2019. Sau cổ phần hoá, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ”.

Mời đọc thêm: Vinachem buộc phải thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp (Zing). – IPO Lọc hóa dầu Bình Sơn: Cú hích cho cổ phần hóa, thoái vốn (TT). – Tái cơ cấu, tập đoàn Hóa chất Việt Nam thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp (TP).

Quan chức làm dự án

Lý do đá lát vỉa hè ‘tuổi thọ 70 năm’ vỡ nát khi vừa thi công‘Con ông cháu cha’ hưởng lợi từ lát đá vỉa hè. Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2017 của Sở Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP Hà Nội, thừa nhận: “Tôi biết có việc con ông cháu cha cung cấp vật liệu xây dựng để hưởng lợi. Bởi vậy cần phải làm rõ để xử lý nghiêm và công khai”.

Theo báo Dân Trí, đê “dát vàng” tan hoang: Không thể đổ lỗi cho bão! Đó là dự án củng cố, nâng cấp tuyến đê biển Lộc Hà, với tổng chiều dài 1,26km, “tổng vốn đầu tư là 89 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh”. Tuyến đê “dát vàng” vừa mới được nghiệm thu, bàn giao sử dụng cuối tháng 8, đầu tháng 9/2017 “thì đã bị xuống cấp trầm trọng”.

Về chuyện đê “dát vàng” mau hỏng, lãnh đạo… đổ thừa bão: “Dự án đê này bị hư hỏng một số vị trí là do cơn bão số 10 vừa qua… bão vượt cấp thì bất khả kháng”. Một cán bộ kỹ thuật phản biện: “Cái này là do nhiều yếu tố tạo nên chứ không thể đổ lỗi cho bão được. Có thể trong quá trình thi công anh không làm đúng thiết kế”.

Mời đọc thêm: Đá lát vỉa hè Hà Nội bị vỡ nát liên quan đến ‘con ông cháu cha’? (Zing). – Lát đá vỉa hè Hà Nội, có ‘con ông cháu cha’ thò tay trục lợi (TT). – Bốn đại dự án thua lỗ nghìn tỷ của Tập đoàn Hoá chất: Phải cắt lỗ mới được bán (DT). – Thủ tướng: ‘Sai phạm của Tập đoàn Cao su là một bài học’ (VNE).

Nhân quyền ở Việt Nam

RFA nhìn lại tình hình nhân quyền Việt Nam 2017. Phong trào đấu tranh của người Việt bước sang năm 2018 với nhiều tin buồn. “Trong năm 2017 đã có ít nhất 23 người hoạt động dân chủ nhân quyền bị bắt, bị trục xuất hoặc bị truy nã”. Cuối năm 2017, hệ thống tòa án Việt Nam xử tù một nhóm 5 người vì “tội” vinh danh cờ Việt Nam Cộng Hòa, nhóm bạo động 16 người của “Thủ tướng tự phong” Đào Minh Quân, nhóm 9 người rải truyền đơn ở Bình Định.

Theo tác giả, “bức tranh nhân quyền của Việt Nam không chỉ đơn thuần là con số những người bị bắt, bị kết án tù”, mà còn thể hiện ở quá trình “người dân bị tước đi từng phần quyền con người”. Trong khi Trung Quốc không ngừng gia tăng áp lực trên Biển Đông, “vài buổi tưởng niệm liệt sĩ chống Trung Quốc” đã diễn ra “trong không khí căng thẳng và nhiều người tiếp tục bị canh chặn”.

Cũng RFA, đưa tin: Cựu tù nhân lương tâm Vũ Hùng bị câu lưu. Lý do Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội bắt giữ thầy giáo Vũ Hùng là vì “ông Vũ Hùng ‘có hành vi gây rối trật tự công cộng’ theo điều 318 Bộ Luật Hình sự Việt Nam”. Đây là một “tội” rất thường được an ninh, công an tận dụng để đưa người đấu tranh về đồn.

RFA cũng đã liên lạc với điều tra viên tên Kim Minh Đức, là người “được nêu tên phụ lý vụ việc”, và cả Công an Quận Thanh Xuân, “nhưng không ai bắt máy”. Thầy giáo Hùng từng dạy môn Vật Lý tại trường Trung học Cơ sở Bích Hóa. Lý do vào tù lần thứ nhất, chỉ vì thầy Hùng “cho một đồng nghiệp cùng trường mượn xem một số sách về dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam”.

Thầy giáo Vũ Hùng
Thầy giáo Vũ Hùng. Ảnh: FB Tụ Tinh Thần/ RFA

Mời đọc thêm: Cần vạch rõ âm mưu bức hại cựu Tù nhân Lương tâm Nhà giáo Vũ Văn Hùng (FB Nguyễn Tường Thụy/ TD). – Tố tụng đối với người Việt Nam bị bắt cóc: Không báo chí, không luật sư (TAZ/TD).

Thêm một số tin trong nước: Tình hình tôn giáo tại Việt Nam năm 2017 (TD). – Thuế! (FB Ngô Nguyệt Hữu/ TD). Đối thoại chiến lược Việt Nam – Anh lần thứ 6 (VOV). – Trụ sở Grab ở Huế sẽ bị dẹp sau phản ánh của doanh nghiệp taxi  —  6,7 tấn đầu đạn, mảnh kim loại được thu gom sau vụ nổ ở Bắc Ninh (VNE). – Nơi xảy ra vụ nổ kinh hoàng: Làm giàu nhờ tên lửa, đầu đạn, xe tăng cũ (DT). – Bắc Ninh: Rợn người với kho “bom” thứ 2 cách vụ nổ kinh hoàng chỉ 500m. – BOT Cần Thơ-Phụng Hiệp: Tài xế dừng xe, đóng cửa, cương quyết không di chuyển (LĐ). Điểm mặt một “nhân vật” góp phần “bóp cổ” dân: Nhân vật của năm: quý ông BOT (TT). – Đà Nẵng: Khởi tố, bắt tạm giam nguyên hiệu trưởng “bỏ túi riêng” tiền ăn của trẻ (DT). – Phẫn nộ hiệu trưởng ăn chặn hàng trăm triệu tiền ăn của trẻ (KT).

Tin quốc tế

Tin nước Mỹ

Vấn đề đối ngoại của chính quyền Trump khiến Mỹ mất đi nhiều đồng minh. Trên VnExpress có bài: Pakistan tố cáo Mỹ ‘phản bội’ sau khi bị dừng viện trợ an ninhTheo bài viết, sau khi Mỹ quyết định dừng gói viện trợ an ninh trị giá hơn 255 triệu USD, Pakistan đã có những hành động “đáp trả” cụ thể.

Ngoại trưởng Pakistan, Khawaja Muhammad Asif cho rằng, Mỹ không phải bạn bè hay đồng minh gì cả, đối với Pakistan thì Mỹ là “một người bạn luôn phản bội“. Bộ Ngoại giao nước này cũng ra tuyên bố về việc Mỹ rút viện trợ là “những thời hạn tùy tiện, các tuyên bố đơn phương và việc thay đổi mục tiêu là phản tác dụng trong giải quyết các mối đe doạ chung“.

Cũng vấn đề đối ngoại của Mỹ, TT Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng,  “Công lý kiểu Mỹ” khiến cả thế giới lo lắngPhát biểu này được ông Erdogan đưa ra sau khi Mỹ đưa một quan chức ngân hàng Thổ vào danh sách “phạm tội giúp Iran lách cấm vận của Mỹ“.

Quan hệ Mỹ- Thổ gặp trục trặc trước khi Mỹ từ chối giao Giáo sĩ Fethullah Gulen cho Thổ Nhĩ Kỳ. Giáo sĩ Gulen là người bị Thổ, bị cho rằng đứng sau cuộc đảo chính tại quốc gia này.

Mời đọc thêm: TT Trump từng yêu cầu ông Sessions đừng rút khỏi cuộc điều tra Nga (NV). – Trump: Sách của Michael Wolff ‘đầy dối trá’ (BBC). – Tác giả sách cám ơn TT Trump ‘quảng cáo không công’ (NV).

Bá quyền của Trung Quốc

Báo Người Lao Động có bài phân tích chi tiết về “ván cờ”, cùng 2 đối thủ chơi cờ ở Pakistan với tựa đề: Cân não ở PakistanTrước việc Mỹ “chơi rắn” với Pakistan khi nước này ngưng viện trợ khoảng 900 triệu USD cho Islamabad, bài viết đưa ra những thiệt hại của Mỹ về vấn đề an ninh, chống khủng bố và đặc biệt là ván cờ địa chính trị với Trung Quốc.

Đối với Bắc Kinh, tác giả cho rằng “Trung Quốc có thể tận dụng bước đi này của Mỹ để thực hiện tham vọng của mình ở Pakistan“. Ngay sau khi Mỹ và Pakistan bất đồng, Trung Quốc nhảy vào ngay để mua chuộc và xoa dịu Islamabad, bằng cả các phát biểu mang tính chất ngoại giao cũng như các thương vụ cụ thể.

Ngân hàng Trung ương Pakistan thông báo sẽ dùng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các giao dịch song phương trong tương lai. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất ở Pakistan. Ván cờ này Trung Quốc đang chiếm ưu thế.

Cũng liên quan đến tham vọng bá quyền của Bắc Kinh, trang Viet Times có bài: Trung Quốc tính lập căn cứ hải quân ở Pakistan bao vây Ấn Độ?. Theo bài viết, lợi dụng mối quan hệ Mỹ-Pakistan rạn nứt, Bắc Kinh có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực biên giới Pakistan và Iran, đó là căn cứ quân sự ở cảng  Jiwani.

Vị trí cảng Jiwani. Nguồn: Viettimes

Với chiến lược này, Bắc Kinh sẽ có hệ thống các căn cứ quân sự từ Biển Đông, kéo dài đến tận châu Phi và kiểm soát tốt Ấn Độ Dương. Tham vọng bành trướng của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương luôn gặp một đối thủ khó chịu là Ấn Độ. Nếu có căn cứ ở Jiwani, Trung Quốc sẽ bao vây toàn bộ Ấn Độ và đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ trên biển.

Trong khi Trung Quốc đang ra sức “thôn tính thế giới” thì nội bộ của quốc gia này gặp khá nhiều vấn đề, đặc biệt là ở Hong Kong. Theo RFA, lãnh đạo tư pháp Hong Kong xin từ chức, đó là ông Rimsky Yuen, Bộ trưởng Tư pháp.

Theo bài viết, ông Rimsky 53 tuổi, là người có tư tưởng khá “thân Bắc Kinh” và chính ông là người đưa ra, cổ súy chương trình cải cách chính trị, châm ngòi cho phong trào Dù Vàng biểu tình nhiều tháng ở Hong Kong.  Rimsky đã từng bị hàng trăm luật sư phản đối vì nhiều chính sách “khom lưng” trước Bắc Kinh.

Mời đọc thêm: Mạng Alibaba bị chỉ trích vì tự tiện chia sẻ dữ liệu khách hàng (RFA).

Quan hệ Mỹ – Trung

Viet-studies có bài dịch của GS Graham Allison, đăng trên Foreign Affairs: Trung Quốc vs. Mỹ: Quản lý cuộc xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh. “Những rủi ro của chiếc bẫy Thucydides kết hợp với tính không tương hợp về văn minh giữa hai quốc gia càng làm cuộc tranh đua thêm trầm trọng và càng khó đạt tới một tình hữu nghị thật sự“.

Đó là những khác biệt sâu sắc giữa quan niệm của hai nước Mỹ – Trung Quốc về bản chất của nhà nước và nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn, “người Mỹ  coi nhà nước như là một ‘cái xấu cần thiết’ và tin rằng, nhà nước có khuynh hướng trở nên độc tài và lạm dụng quyền lực, một khuynh hướng đáng sợ và cần được chế ngự. Đối với người Trung Quốc, nhà nước là một ‘cái tốt cần thiết’, là trụ cột căn bản bảo đảm trật tự và ngăn ngừa hỗn loạn“.

Các vấn đề Trung Đông- Iran

Về tình hình Iran, VOA có bài viết Iran: Giáo sĩ kêu gọi phạt nặng các lãnh đạo biểu tình. Theo đó, giáo sĩ Ahmad Khatami nói: “Nhưng những thường dân Iran bị lừa gạt bởi những kẻ nổi loạn được Mỹ hậu thuẫn nên được xử lý theo tình thương xót của Hồi giáo”. Ông này cũng đòi hỏi giới chức Tehran “cứng rắn” với những người đã gây ra cuộc biểu tình.

Tình hình Trung Đông được TTXVN quan tâm với bài: Israel tiếp tục mở rộng các khu định cư tại Bờ Tây. Theo bài viết, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman “đã cho phép tiến hành các hoạt động mở rộng các khu định cư trên lãnh thổ Palestine“. Tác giả cũng cho biết thêm, có khoảng 900 ngôi nhà được Israel cấp phép xây dựng ở Bờ Tây và khoảng 600.000 người Israel đang định cư tại khu Bờ Tây và Bờ Đông trong 230 khu định cư.

Mời đọc thêm: Ván cờ quyền lực Trung Đông với những “con bài” của Mỹ (Viet Times). – Anh: Cuộc chiến chống phiến quân IS “bước sang giai đoạn mới”  —  Saudi Arabia cáo buộc Iran hỗ trợ Houthi tấn công bằng tên lửa  —  Giới chức Iran-Pakistan thảo luận đẩy mạnh hợp tác quốc phòng(TTXVN).

Tình hình Triều Tiên

Cả Nga và Trung Quốc ngày 5/1 đều lên tiếng hoan nghênh dấu hiệu tích cực trên bán đảo Triều TiênBộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, “Nga hy vọng xu hướng tích cực này sẽ được hiện thực hóa bằng những thỏa thuận cụ thể nhằm giải quyết tình hình trên bán đảo Triều Tiên“.

Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng cho biết “Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ những nỗ lực tích cực gần đây của Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm cải thiện mối quan hệ. Chúng tôi hi vọng cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục ủng hộ để tìm ra một biện pháp hiệu quả giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự tin tưởng và nối lại đối thoại”.

Trong khi hai “ông anh đỡ đầu” của Bắc Hàn đều đã lên tiếng ủng hộ các tiến bộ tích cực trên bán đảo Triều Tiên, phía Nga còn không quên “đá đểu” Mỹ khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hối thúc Mỹ không phá hỏng cơ hội đối thoại liên Triều.

Trong một diễn biến khác, mới đây Trung Quốc thông báo sẽ giới hạn xuất khẩu dầu mỏ cho Triều TiênTrước việc TT Mỹ tố cáo “bắt quả tang” Trung Quốc tuồn dầu cho Bắc Hàn, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ giới hạn các hành động dung túng Triều Tiên, gồm cả việc hạn chế xuất dầu mỏ cho Bình Nhưỡng.

Mời đọc thêm: Người Triều Tiên xuống đường ủng hộ bài phát biểu của Chủ tịch Kim (TP). – Số người đào tỵ Bắc Hàn giảm do bị kiểm soát chặt (RFA). – Trung Quốc cam kết nghiêm trị đối tượng vi phạm chế tài Triều Tiên (VOA).

Các tin quốc tế khácNhững “điểm nóng” bị bỏ quên (NLĐ). – Tân Tổng thống Zimbabwe bác khả năng thành lập chính phủ liên minh — Tiếp tục giam giữ cựu Phó Thủ hiến Catalonia — Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sang trang quan hệ với Đức (TTXVN). – Yemen đặt điều kiện đàm phán với Houthi (VOV).

Bình Luận từ Facebook