Hiện tượng thái tử đỏ: Đâu là tính chính danh của quyền lực?

FB Trương Nhân Tuấn

19-12-2017

Ảnh: internet

Quyền lực trong xã hội con người, từ cổ đại đến nay, đều đặt nền tảng trên quan niệm “chính danh – légitime”. Không có chính danh thì nói không ai nghe.

Quyền lực (power – pouvoir) ở đây được hiểu như là “quyền lực chính trị”. Tức là “thẩm quyền” áp đặt những nguyên tắc luật lệ mà mọi người trong xã hội (thuộc một vùng lãnh thổ nhứt định) phải tuân thủ.

Tính “chính danh” trong chính trị hiện đại có thể được hiểu như là việc “hợp pháp” hay “hợp hiến”.

(Légitime – nguyên thủy bắt nguồn từ Latin “legitimus”, có nghĩa là “xác định bằng luật”, “phù hợp với luật lệ”).

Thí dụ về tính “chính danh” của “con thú đầu đàn” trong xã hội loài thú và người “thủ lĩnh” xã hội sơ khai.

Trong một đàn chim hay một bầy sư tử… luôn có một con đầu đàn. Tất cả những con thú trong bầy đều phục tùng quyết định của con thú đầu đàn. Tính “chính danh” của con thú đầu đàn là sức mạnh, là sự khôn ngoan và kinh nghiệm.

Con sư tử đầu đàn là con thú có sức mạnh vượt trội. Nó có khả năng thiết lập trật tự trong đàn cũng như khả năng bảo vệ an ninh cho cả bầy trước sự tấn công của các con thú khác.

Con chim đầu đàn là con chim khôn ngoan và có kinh nghiệm nhứt trong đàn. Con chim này có khả năng dẫn dắt cả đàn đến vùng nắng ấm, có nhiều mồi ngon, cả bầy được sống trường tồn và sung túc.

Xã hội loài người cũng tương tự như vậy.

Lúc còn sơ khai, con người đã biết sống tụ tập thành bầy đàn, sử dụng sức mạnh và trí khôn tập thể để chống chõi với thiên nhiên để “sinh tồn”. Trong nhóm luôn có một người đứng đầu mạnh nhứt, hay tinh khôn nhứt, dẫn dắt cả nhóm. Văn minh hơn một chút, con người biết “tổ chức”, bộ lạc được thành lập. Trong bộ lạc có một người ‘thủ lĩnh” để coi ngó mọi sinh hoạt trong bộ lạc. Tất cả thành viên trong bộ lạc đều tuân thủ mệnh lệnh của người thủ lĩnh.

Quan niệm về “quyền lực” được khai sinh. Người thủ lĩnh, con chim đầu đàn, con thú đầu bầy… là đại diện (thể hiện) cho “quyền lực” trong (xã hội) bầy đàn đó.

Tính “chính danh” của “quyền lực” trong các xã hội này là “sức mạnh”, “kinh nghiệm” và sự “tinh khôn”.

Con người ngày càng văn minh hơn, quan niệm về “vương quốc”, sau đó là “quốc gia” được thành hình. Một “quốc gia” thông thường bao gồm một nhóm dân tộc có cùng “nguồn gốc” như ngôn ngữ, màu da, huyết thống… có cùng một “lịch sử” và chia sẻ một “văn hóa” chung. Cốt lõi cho sự “trường tồn” của quốc gia là phương cách (mô hinh) “tổ chức quốc gia” mà trong đó cách thức “tuyển chọn” người thủ lĩnh (người lãnh đạo) nắm “quyền lực quốc gia” là yếu tố quan trọng hơn hết.

Dưới thời “phong kiến” đế quyền, ông vua (hoàng đế) là vị “chủ tể”. Lãnh thổ là của vua. Tất cả dân chúng trong vương quốc cũng thuộc về ông vua, gọi là “thần dân”. Các quan trong triều đều do vua “sắc phong”. Mọi “quyền lực” trong quốc gia đều thuộc về vị “chủ tể” là ông vua. Ông vua thể hiện cho lãnh thổ, vừa dại diện cho thần dân… Nói theo ngôn ngữ hiện đại, ông Vua vì vậy nắm “chủ quyền” của quốc gia.

Tính “chính danh” của ông vua, quan điểm Đông phương ông vua có “mạng trời”, “thế thiên hành đạo”.

Ông vua chết đi, con của ông vua, gọi là thái tử, được “nối ngôi”. Ông con lên nối ông cha trở thành “vua”. Sự liên tục quốc gia vì vậy được thể hiện mà không ai dị nghị.

Dĩ nhiên cho tới khi “mệnh trời đã hết”.

Theo quan điểm Đông phương, “mệnh trời đã hết” được báo hiệu bằng thiên tai như bão lụt, hán hán, bệnh dịch… liên tục nhiều năm, gây nạn đói kém… Giặc giã nổi lên chống lại ông vua. Kẻ nào thắng, lật đổ ông vua, vỗ ngực xưng hoàng đế thế thiên hành đạo. (Dĩ nhiên không quên nhổ cỏ tận gốc bằng cách tru di tam tộc giòng họ vua trước để tránh việc quang phục). Cứ như vậy mà quốc gia tiếp nối.

Cho tới thời cận đại. Người dân trong quốc gia không chịu đựng được những thói xa hoa phung phí của giới hoàng gia cũng như những áp bức đến từ thành phần quan lại. Sự nghèo khổ cùng cực khiến họ nổi dậy làm “cách mạng” lật đổ chế độ vương quyền. Hệ quả là “ngai vàng phải trả lại cho nhân dân”.

Từ đó quan niệm “mọi quyền lực trong quốc gia” thuộc về “nhân dân” được thành hình. Nhân dân là “chủ tể”. “Chủ quyền” của quốc gia thuộc về nhân dân. Chế độ “cộng hòa” được ra đời.

Người “thủ lĩnh” không còn là người có “thiên mệnh”, hay là người “có sức mạnh”. Quyền lực trong quốc gia được phân bổ cho những người “lãnh đạo”, bằng các thể thức “dân chủ” là “bầu cử”.

Quyền lực của (những) người lãnh đạo được giới hạn trong một khoản thời gian, gọi là “nhiệm kỳ”.

Tính “chính danh” của người lãnh đạo là sự “thắng cử”. Người nào được nhiều “phiếu bầu”, người đó “thắng cử”.

Trở lại tình trạng VN hiện thời, các “thái tử đỏ” được “đảng” trao phó “quyền lực”.

Nhìn lại những sự kiện con ông này, cháu ông kia… quyền lực quốc gia được ban phát một cách tùy tiện trong hàng ngũ con ông cháu cha. Quyền hành của các ông hoàng đỏ này bị thách thức. Một chế độ nhìn nhận là “dân chủ”, “cộng hòa”… thì dứt khoát không thể có việc kế thừa quyền lực.

Nguyên tắc của mọi chế độ dân chủ (dân chủ tự do hay dân chủ tập trung) là việc phân bổ quyền hành trong bộ máy nhà nước phải đến từ nhân dân, thể hiện qua các cuộc bầu cử.

Tính chính danh của “quyền lực” được bảo đảm bằng sự trung thực của kết quả các cuộc bầu cử.

Quyền lực của các thái tử đỏ này vì vậy không có chính danh.
Nhân dân nào đã bầu cho các ông thái tử đỏ ?

Có một “thái tử đỏ” nhân dịp nhận chức, lên tiếng cho rằng quyền lực của cậu ta là do “đảng” giao phó.

Tức là tính chính danh về quyền lực của cậu ta được đảng bảo kê.

Vấn đề là đảng có “quyền” làm việc này hay không ?

Câu trả lời nên dành cho các đảng viên của đảng CSVN. Họ có “bầu” cho các thái tử này hay không ?

Nhưng trên phương diện pháp lý, việc này có nhiều điều vướng mắc. Những vướng mắc này không những đặt lại tính “chính danh” quyền lực của các thái tử đỏ mà còn đặt lại tính chính danh (quyền lãnh đạo đất nước và xã hội) của đảng CSVN.

Hệ thống chính trị VN hiện nay “cơ bản” đặt trên nền tảng “dân chủ”. Theo nguyên tắc dân chủ (kể cả dân chủ tập trung), không có một chức vụ hay cơ chế (quyền lực) nào thuộc bộ máy nhà nước mà không thông qua (sự bầu cử) của người dân, hoặc sự bổ nhiệm của một cơ quan quyền lực chính đáng.

Sự bổ nhiệm các thái tử đỏ do đó là không hợp hiến.

Trước đây, những người cộng sản bảo vệ tính chính danh của đảng CSVN với lý do đảng “đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập”.

Điều này không đúng trong thời điểm hiện tại (và dĩ nhiên, tương lai).

Tạm cho rằng đảng CSVN đã “lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập” là một sự thật lịch sử, không có điều gì cần tranh biện. Thì những người cộng sản hôm nay cũng không thể vịn vào lý do này để tiếp tục giành quyền lãnh đạo.

Những thế hệ “khai quốc công thần” chống Pháp, chống Mỹ, tức những người có tư cách, có chính danh để lãnh đạo, đã lần lượt khuất núi. Những người “có công”, tức những người có tham gia vào cuộc chiến, đã không còn bao nhiêu người. Ngay cả thế hệ lãnh đạo hiện thời cũng không có mấy người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến “chống Mỹ”.

Nếu dựa vào “công lao”, thì trong đảng hiện nay không ai có công lao (giành lại độc lập) để đặt nền tảng làm “chính danh”. Không ai có tư cách để lãnh đạo đất nước hết cả.

Tính chính danh không có “kế thừa”. Nếu nhìn nhận sự kế thừa thì lý ra con cháu của những bà mẹ anh hùng, những liệt sĩ, những thương phế binh… phải làm lãnh đạo mới đúng.

Con cháu của con chim đầu đàn, của con sư tử đầu bầy, chỉ đơn thuần là một thành tố trong bầy, chớ không có kế thừa để lên nắm đầu đàn. Muốn trở thành con thú đầu đàn, con chim đầu bầy, những con thú này phải khẳng định sức mạnh, hay chứng minh trí khôn và kinh nghiệm. Đó là “chính danh” trong thế giới loài thú.

Việc bổ nhiệm các thái tử đỏ, những người xem ra tài năng chỉ ở mức (tối đa là) trung bình, đã khiến chế độ “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” trở thành chế độ “quân chủ xã hội chủ nghĩa”.

Có người biện hộ cho tính chính danh của đảng CSVN với lý lẽ đảng này được dân bầu lên :

“Đầu năm 1946, Đảng Cộng sản đã tổ chức bầu cử Quốc hội và ra Hiến pháp. Hệ thống chính trị Việt Nam có bầu cử và những người của Đảng ra ứng cử vào các chức vụ.” (Vũ Minh Giang, nguyên thành viên Hội Đồng lý luận của đảng, nói trên BBC về tính chính danh của đảng).

Điều này không đúng sự thật. Thứ nhứt, thời điểm tổ chức bầu cử quốc hội (1946) đảng CS đã giải tán. Thứ hai, số dân biểu đắc cử vào quốc hội gồm một số lớn nhân sự không thuộc đảng CSVN.

Nhưng cũng giả sử rằng thời điểm đó đảng CS không giải tán và số người trong quốc hội 100% là đảng viên đảng CSVN. Thì tính chính danh của đảng cầm quyền chỉ có hiệu lực trong nhiệm kỳ bầu cử đó mà thôi. Không lẽ nhiệm kỳ đó kéo dài (đến nay đã gần) 70 năm?

Lý lẽ khác cũng thường thấy người cộng sản nhắc để biện hộ cho tính “chính danh” của họ là đại diện “giai cấp vô sản”.

Bất kỳ đảng cộng sản nào cũng cho rằng họ có “chính danh” để lãnh đạo đất nước, vì họ đại diện cho số đông (nhân dân vô sản) trong xã hội. Nhà nước họ lập nên là “nhà nước vô sản”, sử dụng sự “chuyên chính vô sản”, tức sự “độc tài” cho tầng lớp vô sản, nhằm triệt tiêu giai cấp bóc lột đem lại sự “công bằng” trong xã hội.

Quyền lực này chỉ chính đáng khi đảng này còn phục vụ cho giai cấp mà họ đại diện, tức giai cấp vô sản, công nhân, nông dân… nói chung là tầng lớp lao động nghèo.

Khi đảng này phục vụ cho một giai cấp khác, như tầng lớp tư bản nước ngoài, tầng lớp tư bản đỏ… thì nó đã phản bội lại giai cấp mà họ đại diện. Tính chính đáng để lãnh đạo của nó bị mất đi.

Ngày hôm nay, dựa vào “giai cấp vô sản” để biện hộ cho tính chính danh trở thành một sự ngụy biện trắng trợn.

Đảng CSVN bay giờ không hề đại diện cho quyền lợi của “giai cấp vô sản”, tức giai cấp công nhân, nông dân, những người lao động nghèo… trong xã hội. Bản thân của họ đã trở thành những trọc phú bóc lột. Bản thân họ là những quan tham. Nhân sự của hệ thống quyền lực quốc gia đã trở thành những con sâu mọt đục phá tài sản quốc gia, nhũng nhiễu dân lành.

Đảng CSVN bây giờ là đại diện cho tầng lớp tư bản hoang dã, tầng lớp đầu cơ trục lợi cũng như đại diện cho quyền lợi của tầng lớp tư bản nước ngoài. Đảng viên cộng sản trở thành những tên cai thầu coi ngó người dân VN như là những công nhân lao động cho tập đoàn nước ngoài.

Chính danh ở đây là chính danh làm cai thầu, chính danh đưa dân tộc vào vòng làm thuê vác mướn.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Hi bác ‘Tố Hĩu”( nick bác nghe…ám ảnh quá ?! Hic )

    Vâng ! Người Việt mình có câu ‘lưỡi không xương nhiều đường lắc léo”. Loài người, xem ra vẫn chẳng thay đổi là bao kể từ hơn 2,500 năm trước – thời Hy lạp cổ đại của nhà triết học nô lệ Aesop ( 620-564 trước CN- có truyện ngụ ngôn về …’cái lưỡi)).
    Marx ghẻ này , dù không ưa Thăng và ‘đồng bọn’…( thậm chí rất căm ghét) , nhưng, vẫn không thể nào chịu đựng nổi thói “giậu đổ bìm leo” đê tiện một “bộ phận người đời”đối với ông ta , nhất là cũng chính họ từng một thời vội uốn lưỡi, không tiếc lời tranh nhau…nâng Thăng lên đến tận mây xanh ?!- Anh đánh giá người ta ngay từ ban đầu đã bị lầm lẫn , nhưng khi anh bất chấp tất cả, hùa theo dư luận nhắm mắt mạt sát người ta khi bị sa cơ, là chính anh lại thêm một lần nữa lầm lẫn . Có câu “Fool me once, shame on you. Fool me twice, shame on me.”, nên sửa lại “Fool yourselve once, shame on you. Fool yourselves twice, shame …triple on you” Hic.

    Chuyện ‘năng động, nhiệt huyết…’ vv gì đó trong khi giải quyết công việc của một quan chức- vốn là trách nhiệm và bổn phận của y, có khen ngợi thì cũng giới hạn trong phạm vi ấy mà thôi. Nhưng đặc biệt, chuyện ấy dù thế nào, đều không liên quan đến việc tay quan chức ấy ‘ăn cắp, ăn cướp’…với những con số ‘bốc lủm’ khổng lồ như thế ?!

    Cái thói quen đánh giá theo phong cách cảm tính ‘bần cố nông’, gọi là ‘ có lý có tình’ gì gì đó của bọn Việt cộng, cũng thế, mới nghe qua tưởng đâu ‘nhân bản’ lắm ? Ai nấy đều bám theo nói ra vanh vách…ra vẻ ‘ta đây sáng suốt, công minh ‘…Có biết đâu ,chính vì nghĩ thế mà ta đã góp phần ‘sổ toẹt’ vào tính ‘thượng tôn pháp luật’ trong một cộng đồng văn minh ! (Đó là chưa kể, Việt cộng chẳng có thứ ‘nhân bản’ nào xuất phát từ chúng, mà lại không chứa đựng những dụng ý thối tha bên trong- Cái câu ‘có lý có tình’ ấy vốn là để dùng luật rừng cho thoải mái : Với Quan thì tha hồ ‘giơ cao đánh khẽ’ còn với Dân đen thì …cứ phải lãnh đủ, đã không cần ‘lý’ mà lại rất …’cạn tàu ráo máng’ ..)

    Nói mãi cũng chả hết bác ạ… Đành ‘sống chung với lũ và với…đảng’ vậy !

  2. Thưa tác giả Marx ghẻ, lưỡi vốn không xương nên không phải sửa đâu ạ .

  3. Trong bài “Vấn đề cải cách” – cụ Phan Khôi từng nhận xét : “…Người Tàu vì còn chưa cạo hết những tư tưởng cũ ở trong óc đi, nên trong mấy năm đó tuy đã đánh đổ Mãn Thanh, lập nên Dân quốc, nhưng mọi việc trong cũng vẫn còn hư bại. Nước thì nước Dân chủ mà óc của dân chúng thì là óc nô lệ, bởi vậy hồi Dân quốc ngũ niên (1916), Viên Thế Khải mới nổi lên xưng hoàng đế…”

    Dân Tàu, dân Việt ..dù là đã sang thiên niên kỷ mới, nhưng đều chưa ‘cao sạch nổi’ cái não trạng hằn sâu dấu vết phong kiến. Cả Dân lẫn quan đều xem là chuyện đương nhiên khi “Con Vua thì lại làm vua…” , “một người làm quan cả họ được nhờ…” .Dường như tất cả đều len lỏi trong đời , thi nhau ‘học’ để nhắm đến , để đạt cho bằng được cái trò “làm quan” !
    Mà cũng chính thế nên nảy sinh sự liên tưởng qua tên gọi” Thái tử đảng”- và chính vì gọi thế nên …phần lớn dân đen hiểu ra ngay…’vấn đề” – Thôi thì cái gì xài nấy ! Hic – ( Một số luồng ‘dư luận’ còn hy vọng bọn “Thái tử đảng” sẽ hấp thụ văn minh, đem về…đổi mới đất nước ? Hic, Cái bánh …tự vẽ ấy, nay đã tan nát đến mấy tầng- Lũ khốn ấy đã vẽ bánh rất giỏi, lại còn đớp ‘bạo , bẩn , bài bản ‘ hơn trăm lần lũ bố chúng nó ! ) – Nhưng vậy thì con cháu , dòng họ của Trọng và vợ Trọng gọi là gì – ‘Hoàng tử Đảng’ chăng ? Và bọn ấy là những ai, tài sản thế nào, ‘bàn tay chàm” có màu gì…vv, có lẽ chúng ta phải chờ ‘bắt Dũng X’ (một cách quyết liệt ‘ ngọc đá cùng ra tro’ mà không có màn ‘đóng cửa thỏa hiệp ! Lú ơi, cố lên …đừng sợ !Hic )

    Khi ấy, có “Dũng X toàn tập’ đọc xong , thì mới biết rõ ! ( Biết cả khối chuyện khác , không chừng còn cả chuyện “sư thầy Trọng Lú” vốn là “Trụ trì “ lâu năm của “ Mãi Quốc tự “ nữa kia…He he ). Quý ngài đang rưng rung ngẩn nhìn vị “Minh quân”, “Hào kiệt” chi đó , cần lấy lại can đảm để ‘sửa lưỡi”, trước khi mọi thứ ‘bục phớt” !- Mà chuyện ‘khốn nạn ấy’ vốn đã có từ thời mồ ma Hocimin, PVĐồng, T. Chinh , Giáp, Hữu …rồi, có phải mới mẻ gì đâu mà ‘ nửa tin nửa ngờ tên lại trùng tên” ? Tội nghiệp quá ! )

    Nhớ lần mà Dũng X , công khai nói giữa hội nghị , TQ chiếm HS của ‘quân đội Sài Gòn”…gì đấy, thái độ của Dũng X vừa lạ lùng vừa …khá căng thẳng ! Có thể thấy, đó là một màn “Hỏi=Đáp “ có chuẩn bị sẳn , mà Dũng X đã rất …’nhập vai” ? – Ba X nói, mà tay cứ đưa ra ,xoa tới xoa lui trên mặt bàn,.. trong khi đó, mặt Trọng bên dưới trệ xuống, xị ra…như đang cố ghìm nén cơn phẫn uất, căm hận !
    Rồi sau này,Dũng X lại còn ‘chơi’ luôn lá bài tố : “…không đánh đổi chủ quyền là thứ Hữu nghi viễn vong” gì đó, cũng khá …’nặng ký’ ! Chủ trì và bảo vệ cái “ Hữ nghị viễn vong ấy” có ai khác ngoài vị “sư thầy “ của “Mãi Quốc tự “ ?

    Do đó , về “ Dũng X toàn tập” quả thực,Marx ghẻ này hết sức …tò mò, thật sự là …can’t wait !
    Hì hì !

Comments are closed.