17-12-2024
1. KHÔNG BÀN LÙI
Việc sáp nhập các bộ ban ngành và giải thể các cơ quan đơn vị không cần thiết là điều phải làm. Không bàn lùi. Chí ít thì cũng giảm được một bộ phận biên chế sử dụng nguồn tài chính và cơ sở vật chất của Nhà nước.
2. HAI VIỆC QUAN TRỌNG PHẢI GIẢI QUYẾT SAU SÁP NHẬP
Có hai việc nhãn tiền cấp thiết phải giải quyết sau sáp nhập:
a. Tìm việc làm mới cho người bị dôi thừa còn trong tuổi lao động.
b. Sử dụng hiệu quả, không để lãng phí thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất dôi thừa sau khi sáp nhập hoặc giải thể.
Phải đặc biệt lưu ý, có rất nhiều máy móc phương tiện đắt tiền đã được mua phục vụ cho công việc, nay sáp nhập lại, không sử dụng đến sẽ vô cùng lãng phí. Chẳng hạn như các thiết bị phục vụ cho các đài truyền hình. Xin nêu ước lượng thô của các đài truyền hình để thấy nhà nước đã đầu tư như thế nào cho các hãng truyền hình trung ương và địa phương.
Chi phí cho thiết bị và cơ sở vật chất của một hãng truyền hình hoặc các đài truyền hình có thể dao động rất lớn tùy thuộc vào quy mô, công nghệ và dịch vụ mà họ cung cấp. Tuy nhiên có thể ước tính sơ bộ các khoản chi phí chính sau:
1. Thiết bị phát sóng và quay phim
– Máy quay (Cameras): Các máy quay chuyên dụng cho truyền hình chất lượng cao, ví dụ như Sony hoặc Panasonic, có giá khoảng 30.000 USD đến 100.000 USD mỗi chiếc. Số lượng máy quay trong một Nhà đài lớn có thể lên đến hàng chục chiếc.
– Máy trộn (Switchers): Thiết bị này dùng để trộn tín hiệu âm thanh và video từ nhiều nguồn. Máy trộn chuyên dụng có giá từ 50.000 USD đến 300.000 USD tùy vào tính năng và yêu cầu.
– Máy phát sóng (Transmitters): Đối với máy phát sóng của một đài truyền hình quốc gia, chi phí có thể dao động từ 200.000 USD đến ba triệu USD tùy vào công suất và phạm vi phát sóng.
2. Phần mềm và hệ thống hậu kỳ
– Phần mềm chỉnh sửa video: Các phần mềm như Adobe Premiere, Final Cut Pro, hoặc Avid Media Composer có thể có giá từ 500 USD đến 5.000 USD mỗi bản quyền. Nhà đài lớn có thể sử dụng nhiều bản quyền phần mềm này cho các phòng biên tập.
– Hệ thống lưu trữ và quản lý video: Các hệ thống lưu trữ chuyên dụng như Avid Nexis hoặc IBM Spectrum, giá của các hệ thống này có thể từ 200.000 USD đến một triệu USD tùy vào dung lượng lưu trữ và nhu cầu truy cập.
3. Cơ sở hạ tầng studio
– Studio quay: Chi phí xây dựng và duy trì một studio truyền hình có thể dao động từ 200.000 USD đến vài triệu USD. Các Nhà đài lớn cần nhiều studio với trang thiết bị hiện đại.
– Thiết bị chiếu sáng và âm thanh: Các hệ thống chiếu sáng, âm thanh và đạo cụ cho các chương trình truyền hình cũng có thể lên đến 300.000 USD hoặc hơn cho mỗi studio.
4. Trung tâm dữ liệu và phát sóng
• Hệ thống máy chủ và thiết bị mạng: Để duy trì hoạt động liên tục và phát sóng trực tuyến, Nhà đài sẽ cần đầu tư vào các máy chủ mạnh mẽ và hệ thống mạng. Chi phí cho các thiết bị này có thể từ 200.000 USD đến hàng triệu USD tùy vào quy mô và công nghệ.
– Phát sóng trực tuyến (OTT): Nhà đài cũng có các dịch vụ phát sóng trực tuyến. Chi phí cho các dịch vụ phát sóng trực tuyến này có thể từ 100.000 USD đến hàng triệu USD mỗi năm.
5. Chi phí nhân sự và vận hành
– Chi phí nhân sự: Các khoản chi cho nhân viên biên tập, kỹ thuật viên, phóng viên, nhà sản xuất, đạo diễn, phát thanh viên… của một Nhà đài lớn có thể lên đến hàng triệu USD mỗi năm.
6. Chi phí sản xuất chương trình
– Chi phí sản xuất chương trình: Hãng truyền hình lớn sản xuất rất nhiều chương trình hàng ngày, từ tin tức đến các chương trình giải trí. Chi phí sản xuất một chương trình có thể dao động từ 5.000 USD đến vài trăm nghìn USD tùy vào loại hình và yêu cầu sản xuất.
7. Chi phí bản quyền nội dung
– Đài truyền hình lớn cần phải chi tiền để mua bản quyền các chương trình nước ngoài, đặc biệt là các sự kiện thể thao quốc tế, phim truyền hình, và các chương trình giải trí. Chi phí này có thể lên tới nhiều triệu USD mỗi năm.
Tổng chi phí cho một đài truyền hình cấp quốc gia có thể dao động từ hàng triệu USD đến hàng chục triệu USD tùy thuộc vào quy mô và công nghệ sử dụng. Ngoài ra Nhà đài lớn có thể cần nhiều triệu USD để duy trì và vận hành các thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động hàng năm.
Nêu ra con số ước lượng thô như vậy, để thấy sự cần thiết phải tận dụng các thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất sau sáp nhập. Không để cho các thiết bị trị giá nhiều triệu USD bị han rỉ vì của chung không ai xót.
3. KHUYẾN KHÍCH TỒN TẠI ĐỘC LẬP
Bởi vậy, cho phép và khuyến khích:
– Tất cả các đơn vị bị sáp nhập hay giải thể, muốn tồn tại độc lập mà hoàn toàn không dính dáng đến nguồn tài chính của Nhà nước, tự trả lương, tự chi trả toàn bộ chi phí hoạt động, thì có thể tách hẳn khỏi Nhà nước để tự tồn tại.
– Các đơn vị này có thể mua lại các phương tiện thiết bị của Nhà nước, có thể thuê các phương tiện và cơ sở Nhà nước theo giá thị trường.
4. NĂM ĐIỀU LỢI LỚN
Cho phép các đơn vị tách hẳn khỏi Nhà nước để tồn tại có 5 điều lợi lớn sau đây.
– Một là, Nhà nước hoàn toàn không phải chi trả kinh phí.
– Hai là, Nhà nước thu được lợi ích do bán lại các máy móc thiết bị phương tiện và cơ sở vật chất dôi thừa sau sáp nhập và giải thể.
– Ba là, Chính phủ không phải tìm kiếm công ăn việc làm cho nhân sự dôi thừa sau sáp nhập. Xã hội tận dụng được trí tuệ sức lực và kinh nghiệm của những người có chuyên môn đang trong tuổi lao động.
– Bốn là, đa dạng hoá các nguồn cung ứng cho nhu cầu xã hội. Làm tăng thêm sản phẩm phục vụ xã hội.
– Năm là, tăng tính chất cạnh tranh. Chống lại sự độc quyền dẫn đến sự suy thoái không tránh khỏi.
Người lãnh đạo sáng trí là người nhìn thấy bài toán tổng thể, đưa ra lời giải tổng thể, không phải gặp đâu hay đấy, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Người lãnh đạo sáng trí không bao giờ rập khuôn, giáo điều.
Cho tồn tại độc lập, miễn là không dính dáng gì đến tài chính và tài sản Nhà nước. Không để lãng phí nhân lực, phương tiện và cơ sở vật chất sau sáp nhập. Sáp nhập nhưng không dẫn đến độc quyền.