3-12-2024
Hôm 1.12, trên báo chí truyền thông xứ này có những thông tin, hình ảnh về một quỹ nhân đạo mang tên “Quỹ ngày mai tươi sáng” giúp trẻ em bị ung thư có hoàn cảnh khó khăn. Quỹ, tên đẹp, mục đích lại càng đẹp. Các vị lãnh đạo đoàn thể, tổ chức, chính quyền đều kêu gọi dân chúng chung tay đóng góp để giúp đỡ trẻ thơ bất hạnh. Quý hóa lắm.
Tôi chỉ lăn tăn mỗi điều, ấy là chương trình quyên góp thì cứ nói chương trình, phong trào, đợt, nhưng người ta lại gọi là “chiến dịch” quyên giúp đỡ trẻ em nghèo…
Có nhẽ phải cắt nghĩa cho họ thủng một chút. Chiến là đánh nhau, dịch là việc quân, chiến dịch có nghĩa việc đánh nhau, sự đánh nhau. Mở rộng hơn, thì chiến dịch để chỉ toàn bộ những hoạt động quân sự và phục vụ quân sự khi đánh nhau với kẻ thù, với đối phương trong thời gian nhất định. Cùng lắm là dùng nó (chiến dịch) để chỉ những hoạt động chống chọi (chả khác gì đánh nhau) như chiến dịch chống hạn (thiên tai), chiến dịch bài trừ ma túy, bởi hạn hán hoặc ma túy bị coi như giặc, kẻ thù. Chiến sĩ để chỉ người (sĩ) đi đánh nhau (chiến). Văn nghệ sĩ mà tham gia vào cuộc đánh nhau thì cũng là chiến sĩ. Chính cụ Hồ nói “Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, tức đánh nhau bằng bút, để chống Pháp.
Nói ngắn gọn, cứ chiến cứ dịch là đánh nhau tóe khói. Thời nhà Trần, đức vua tổ chức hội nghị Diên Hồng, hỏi các bô lão “nên hòa hay nên chiến?”, bô lão đồng thanh “quyết chiến”, đánh.
Thời chiến nên ngôn ngữ chiến, tư tưởng chiến, lời nói chiến… không có gì lạ. Đó là thứ ngôn ngữ thời đại, mang tính thời gian, phải chấp nhận. Chỉ có điều, dùng xong thì bỏ, đừng có quen mồm quen tay quen thói áp đặt tràn lan.
Không thể tưởng tượng, trong một xã hội hòa bình, cuộc sống bình thường, phi chiến tranh, mọi người chỉ mải lo làm ăn, lấy tình thương làm cách sống, vui vẻ yêu đời, thương nhau chia ngọt sẻ bùi, yêu nước yêu người, yêu chiếc lá trên cành, tiếng chim buổi sáng, câu hò trên đồng… mà cứ động một tí lại “chiến dịch, ra quân”, bắt người nọ người kia làm chiến sĩ, làm việc thiện việc tốt mà cứ như đi đánh nhau.
Có những thứ, những việc rất nhân đạo, đẹp đẽ, nhẹ nhàng yêu thương, chan chứa tình người, như từ thiện, hiến máu, giúp trẻ em nghèo, chăm sóc người tàn tật, người cơ nhỡ, quan tâm đến dân chúng vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, cùng thiếu nhi vui chơi dịp hè, v.v.. thì chỉ cần tình thương, trái tim nhân hậu và tiền bạc là đủ. Chỉ cần đến với người mà mình muốn giúp đỡ một cách bình dị, nhẹ nhàng, thậm chí lặng lẽ.
Sao lại cứ phải vống lên ồn ào, dữ tợn, khoe mẽ, trống rong cờ mở, từ ngữ đao to búa lớn. Nào là chiến dịch vì người nghèo, chiến dịch hiến máu nhân đạo, chiến dịch mùa hè xanh, chiến dịch ra quân tình nguyện, chiến dịch kỳ nghỉ hồng, chiến dịch trồng cây ơn bác, chiến dịch hoa phượng đỏ…, thiên hạ không biết cứ tưởng các ông bà ấy định kéo quân đi đánh nhau, gây chiến tranh, giết ai, sống mái một phen, mà thực ra chỉ để thực hiện những điều hòa bình, đạo đức. Nghe thứ ngôn ngữ sắt máu đó chối tỉ không thể tả.
Đi giúp trẻ em nghèo, đi chăm lo cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, trồng cây, hiến máu thì chiến dịch, chiến sĩ quái gì mà cứ suốt ngày chiến dịch chiến sĩ. Định đánh giết các mẹ các em các cháu hay sao. Chỉ cần nói “đợt hành động”, “chương trình”, “phong trào” là giản dị, rõ nghĩa, nhưng hình như các ông bà ấy không thích thế, bởi sẽ kém sự hoành tráng, cách mạng, vĩ đại.
Đảng quen sắt máu đã đi một nhẽ, đằng này mấy người trẻ trong cái gọi là tổ chức đoàn cũng cực kỳ máu chiến dịch, hiếu chiến. Phần lớn các chiến dịch (để làm điều tốt) đều được sinh ra, khởi xướng từ đám này. Nên dẹp, không phải dẹp chiến dịch, mà là dẹp đoàn. Nó đã xong nhiệm vụ lịch sử của nó, đừng để vướng víu “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” nữa.
Lúc nào cũng nhồi nhét chiến dịch, ra quân, chiến sĩ kiểu hung hăng sắt máu vào óc bọn trẻ, bắt chúng phải chiến thì đừng hy vọng vào chuyện người trẻ biết sống yêu thương. Một ông thượng tướng làm trưởng ban tuyên giáo thì việc bỏ từ “chiến dịch” dùng không đúng chỗ, thậm chí rất nhố nhăng kể ra cũng hơi khó.
Vấn đề không chỉ là thói quen lạc hậu chưa được bỏ, hay có vấn đề về dùng tiếng Việt, mà đáng nói nhất ở chỗ những người với tư duy lẩm cẩm như vậy lại làm lãnh đạo, thì dân còn khổ, đất nước còn lụn bại.
Hề… hề…, ông Thông này:
1. Thứ nhất, ngay từ khi ông và tôi chưa chào đời thì từ “chiến dịch” đã cưỡng bức tiếng Việt bởi các CÁN BỘ không chịu PHỤC VIÊN (về vườn) mà cố tình chạy chọt để được CHUYỂN NGÀNH với các CHỨC DANH NHÂN SỰ tương ứng với cấp bậc SĨ QUAN hoặc HẠ SĨ QUAN nào đó, bởi vì, khi chuyển sang nắm giữ (quản lý) XÃ HỘI DÂN SỰ thì các ÔNG KẸ này không hề có tri thức nào về việc làm thế nào để TRỊ DÂN hay là VÌ DÂN mà chỉ nhớ đến các khái niệm CHIẾN DỊCH, CHIẾN LƯỢC, CHIẾN THUẬT…., cho nên, các ông ấy dùng các từ ngữ QUÂN SỰ để vận dụng vào xã hội dân sự LÀ ĐƯƠNG NHIÊN (CHUẨN KHÔNG CẦN CHỈNH).
2. Sau năm 1975 thì quá trình QUÂN PHIỆT HÓA xã hội dân sự gia tăng tới mức KHỦNG KHIẾP vì do có chính sách LÝ LỊCH hòa kèm, cho nên, các THUẬT NGỮ CHIẾN TRANH được các quan chức được dùng búa xua trong các công việc của mình mà không bị các nhà NGÔN NGỮ học ngăn chặn kịp thời (cho nên, bài viết này của ông Thông viết sau gần 50 năm QUÂN PHIỆT HÓA NGÔN NGỮ nên cần phả vứt vào SỌT RÁC, ông ạ).
3. Cũng cần phải nói thêm rằng thì là sau năm 1975, để tránh tình trạng QUÂN PHIỆT HÓA XÃ HỘI DÂN SỰ, nên nhà cầm quyền đã đặt hàng cho Viện Hàn lâm Xã hội Liên Xô viết một bộ sách về QUẢN LÝ KINH TẾ với mong muốn là để các các CÁN BỘ TỪ RỪNG RA có thêm MỘT CHÚT TRI THỨC QUẢN LÝ cho đỡ mang tiếng là BỌN VÕ BIỀN. Bộ sách này gồm 9 tập, trong đó có 8 tập (từ tập 2 đến tập 9 là quản lý chuyên ngành) không còn có giá trị với thời hiện tại. Nhưng tập 1: TÂM LÝ HỌC TRONG QUẢN LÝ thì lại rất hay, ông Thông nên tìm đọc cuốn sách này nhé!!?