14-11-2024
Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2 — kỳ 3 — kỳ 4 — kỳ 5 và kỳ 6
Vụ xe công lãng phí bấy lâu nay luôn gây xôn xao dư luận. Người dân bất bình bởi tất cả những thứ của công đều được mua sắm bằng tiền thuế do họ đóng góp, sử dụng lãng phí có khác gì chà đạp lên mồ hôi, công sức dân.
Lâu nay nhà cầm quyền xứ này luôn tự ý bày đặt ra những quy định và bắt mọi người phải thừa nhận, tuân theo. Họ lúc nào cũng cho rằng mình là đúng, kể cả cái sai cũng… đúng. Ai phản đối thì bị quy chụp vi phạm pháp luật. Pháp luật trong tay họ trở thành thứ công cụ riêng để trấn áp những người không đồng tình, ủng hộ họ, vạch ra sai trái của họ. Ở xứ này, pháp luật không phải công lý, không phải để vì mọi người. Nó chỉ phục vụ cho thiểu số.
Chính vì vậy, cái quyết định về xe công số 32/2015/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 4.8.2015, theo tôi, cũng là sự áp đặt chủ quan như vậy. Hãy đọc điều 3, chương 2: “Các chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá cụ thể:
1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2. Chủ tịch nước.
3. Thủ tướng Chính phủ.
4. Chủ tịch Quốc hội”.
Bạn sẽ thấy cực kỳ vô lý. Những vị trong tứ trụ nói trên, nếu đương nhiệm, có ngồi xe nghìn ngựa kéo để đi làm công vụ, chả mấy ai thắc mắc. Nhưng nghỉ rồi, về hưu rồi, chấm dứt công việc để ở nhà quấn quít với vợ con, cháu chắt, vui thú điền viên, quanh ra quẩn vào nhà trên dưới bếp… thì sử dụng xe công làm gì. Để giải quyết khâu oai chăng, để cho mọi người biết sự “vang bóng một thời” chăng, để “tiếp tục phục vụ đảng, nhà nước và nhân dân đến hơi thở cuối cùng” chăng?
Nếu vẫn muốn ngồi xe công, dùng xe công, xin mời các vị ra chấp chính, ngồi vào ghế nóng, đổ mồ hôi sôi nước mắt với mọi người, chứ không phải mỗi năm vài ba lần ghé vào hội nghị, lễ lạt này nọ làm long trọng viên. Dùng xe công như thế thì phải biết ngượng. Ngượng với dân chúng cần lao, và ngượng với chính mình.
Khi các “nhà” ấy tại vị, nhà nước đã trả lương rất cao (hệ số cao nhất so với cả nước), có nhiều bổng lộc, đãi ngộ, nhìn chung không thiếu thứ gì. Công sức, trí tuệ họ bỏ ra đã được đền đáp hưởng thụ xứng đáng (chứ không xứng thì đã kêu ầm lên rồi). Khi tuổi cao, sức yếu, lực bất tòng tâm phải về nghỉ, họ cũng được bộ máy cầm quyền ban phát, có chế độ riêng, được săn sóc chu đáo, gần như chỉ từ hài lòng trở lên. Xã hội đã có trước có sau, không phụ bạc người đóng góp, nhưng đừng thấy vậy mà làm quá, đòi hỏi quá đáng, giải quyết quá đáng.
Đạo đức xứ ta là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cha truyền dạy con, con dạy cháu, cháu truyền chút chít, cứ thế mãi… Tôi viết mấy chữ này không nhằm phản bác lại tín điều đạo đức tốt đẹp ấy, mà chỉ muốn ai đó đừng lợi dụng nó, làm nó méo mó đi.
Hãy nhìn ra những xứ văn minh, dù là tổng thống, sau khi rời ghế cũng không hà lạm thứ gì của công, cái nhà cái xe chiếc bàn chiếc ghế đều trả tất, tự mình về lo cuộc sống của mình. Đó là thứ tự do cao quý, đồng thời cũng là thực hiện chính sách công bằng, liêm chính, nêu gương trong sạch.
Làm thì hưởng, không làm thì thôi. Lương hưu được trả bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, không xé rào đòi thêm thứ phụ lệ khác. Bác sĩ, tài xế, vệ sĩ, thư ký, đầu bếp… về rồi thì tự bỏ tiền túi riêng ra mà thuê. Muốn vênh vang, tùy theo túi tiền, và tự biết sỉ nhục khi bòn rút tiền công quỹ.
Tôi không phản đối việc đãi ngộ đặc biệt với người có công lớn (còn lớn với gì thì tùy cách nghĩ). Một bà mẹ Việt Nam anh hùng có nhiều con hy sinh cho đất nước thậm chí còn cần được đãi ngộ gấp 10 lần so với bà chủ tịch quốc hội về hưu. Nhưng các quan chức cấp cao về ẩn thân rồi, giã từ vũ khí rồi, xa chính trường rồi, lương hưu cao ngất rồi, con cháu đã kịp được sắp xếp làm ông nọ bà kia rồi… tại sao lại cứ phải cho họ hưởng những phí tổn mà lẽ ra chỉ dành cho người đương nhiệm.
Hãy để cho họ được làm người bình thường như mọi người, đừng cô lập họ cho tới lúc chết (bệnh viện riêng, nhà tang lễ riêng, nghĩa trang riêng). Còn nếu họ không muốn về với đời thường thì hãy để con cháu họ lo cho họ, chứ nhà nước của dân đừng bao cấp mãi.
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Hãy dẹp cái điều 3 chương 2 của nghị quyết 32 kia đi, đem những chiếc xe công ấy (trị giá hàng tỉ đồng mỗi chiếc) về phục vụ đúng đối tượng, đỡ được phần nào gánh nặng trên đôi vai gầy của dân.
(Còn tiếp)
Nguyễn Thông viết rất rõ ràng và rất đúng, ai kia không tự ngẫm thì đích thị loại mặt dầy, tim heo óc chó.
Ấy, ấy… Xin các vị quan to XHCN đừng vội chụp mũ những gì người dân Nguyễn Thông trình bày (và còn nhiều nữa…) là “lợi dụng quyền tự-do-dân-chủ để nói xấu quan chức nhà nước”, hay là “phản động, lực lượng thù địch” v.v. nhé! Vì nhân dân biết rõ rồi, và các vị đều đã học kỹ bài học nổi tiếng “Cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư” của CT Hồ Chí Minh từ lâu rồi. Hãy dừng miệng nói mãi (khổ lắm!), và làm theo gương Bác Hồ đi!
Đâu đó nằm sâu trong tiềm thức của người dân VN nói chung và các quan chức nhà nước , đó là tư duy đặc quyền ,đặc lợi khi có điều kiện . Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh tham nhũng lâu ngày chuyển sang bệnh ung thư trong hệ thống công quyền VN. Chỉ và chỉ khi thực sự có 1 nhà nước pháp quyền , thượng tôn PL mới ngăn ngừa, hạn chế sự phát tác, di căn của bệnh ” tham nhũng” . Lâu nay VN chữa bệnh tham nhũng chỉ nặng ” tuyên truyền giáo dục” theo tư duy Đức Trị .. cho đội ngũ quan chức . Phác đồ điều trị bệnh TN này đã rất ít hiệu quả , thậm chí phản tác dụng .
Hà hà, ( cưởi cho cái sự đời trớ trêu, không cười chịu không nổi !). Tận mắt nhìn, cựu vương họ Trương, khi đã về vườn , mỗi khi về thăm bà mẹ ở quê ( lúc còn sống ), vẫn có còi hụ, vẫn có cảnh sát dẫn đường .
Người có lương tâm cảm thấy mắc cỡ vô cùng . “Quan nhất thời, dân vạn đại”, nên chọn cái vạn đại , sao lại cứ ôm cái nhất thời?!
Trích: “Quan nhất thời, dân vạn đại”, nên chọn cái vạn đại , sao lại cứ ôm cái nhất thời?!
– Xin trả lời: Chỉ vì : (đại đa số) “Thằng-dân-ngu-hơn-lợn” !!! (xin lỗi cộng đồng lợn nhé)
Có hai thằng họ Trương mà thằng nào cũng rất khốn nạn và bẩn. Ý ông bạn nói thằng […] nào ?