9-11-2024
Xã hội Việt Nam nhìn đâu cũng thấy “điểm nghẽn”. Tôi chỉ nói một điểm thôi, cái “điểm nhỏ” và từ lâu đã bị coi là “tiểu tiết”, quen thuộc tới mức dường như đã không ai còn thấy nó là vấn đề nữa cả, đó là chuyện “chạy việc”.
Hãy hình dung, giáo dục làm sao mà không đổ nát khi giáo viên phải bỏ tiền ra để chạy việc? Ai cũng biết, ai cũng thấy, ai cũng nói về nó, nhưng là với một tâm lý rất đỗi bình thường như là việc tất yếu. Ít thì dăm chục một trăm, nhiều như thành phố có thể mấy trăm, thậm chí nghe nói còn lên đến tiền tỉ. Vì sao phải chạy, chạy ai, ai nhận tiền, tiền về đâu? Trả lời những câu hỏi ấy sẽ đụng đến “điểm nghẽn của mọi điểm nghẽn”.
Từ “xin việc” đến chạy việc, rồi mua việc, nó lù lù trong xã hội như con voi đứng giữa phòng, nhưng không ai còn thấy giật mình nữa, thậm chí nhiều người không còn nhìn thấy con voi nữa, dù nó vẫn đứng đó và có vẻ ngày càng to béo phì nộn. Đó là một sự bất thường, phi lý đến cùng cực, nhưng cứ tồn tại, cứ “phát triển”, cứ điềm nhiên.
Nhà giáo (hay bất cứ nhà nào cũng thế), một khi đã bỏ tiền ra chạy việc, nghĩa là họ đã đặt xuống chân họ lòng trung thực, tự trọng, tính liêm sỉ; mua việc, thì họ tiếc tiền chứ đâu tiếc việc nữa, họ bị phụ thuộc và buộc phải đánh mất tư thế nghiêm trang của bản thân. Còn việc hay mất việc, được làm chỗ tốt hay chỗ xấu, chỗ ngon hay chỗ dở, là do người khác ban/ bán cho.
Mua rồi nhưng cũng chẳng có quyền sở hữu suốt đời, nó sẽ bị tước đi nếu có người “không vui”. Thế là bất an, là lo sợ, là nô lệ. Cái tư cách của một nhà giáo đã mất đi hoàn toàn khi họ “xuống tiền”, thế thì dạy dỗ ai đây? Sẽ giáo dục điều gì cho học sinh?
Dân gian tổng kết rằng, khi nhỏ chạy lớp chạy trường, lớn lên chạy điểm, ra trường chạy việc, có việc chạy chỗ, có chỗ chạy thi đua… Bỏ vốn ra chạy tức là đi buôn lậu, buôn lậu thì phải thu hồi vốn, phải có lời. Người ta chỉ còn nghĩ đến tiền và sự an toàn, ai còn nhớ gì tới trách nhiệm và lương tâm. Cứ chạy suốt đời như thế, thời gian tâm trí đâu mà làm việc nữa?
Nói những chuyện to tát, tốt thôi, nhưng cái nhọt trong bàn tay như chuyện chạy việc mà không lể đi, thì chẳng ai còn làm gì nên cơm cháo nữa cả. Cả một xã hội giả vờ làm việc, giả vờ “cống hiến”, giả vờ tử tế. Ai cũng biết với ai là giả vờ cả, nhưng cứ diễn, cứ múa với nhau, cứ hô hào, cứ khẩu hiệu, cứ quyết tâm. Một xã hội chạy việc thì dần dà chỉ còn đa số là những kẻ vô sỉ và dốt nát trong bộ máy, người tài và ngay thẳng ra đi. Sự lụn bại mỗi lúc một sâu.
Con người là quan trọng, nhưng để có con người cho ra người thì cần một cơ chế, một phương pháp tuyển dụng thật sự khoa học để bảo đảm tính minh bạch và liêm chính, chọn được người giỏi người tốt, thải loại những kẻ kém cỏi cơ hội.
Đó cũng là cách căn bản để vực dậy đạo đức xã hội. Một xã hội công bằng (chỉ người tài giỏi và tử tế là được trọng dụng, và phải được sống đường hoàng) thì con người sẽ phải nỗ lực mà thực học thực làm, phải tốt lên, phải sống cho tử tế lên.
Phục sinh, xây dựng, kiến tạo đạo đức và văn hóa, không thể bằng giáo điều, nó cần những hành động thực tế, căn cứ trên các phương pháp khoa học. Có thể bắt đầu từ đây, đó là cái câu chuyện nhức nhối trong tuyển dụng con người. Không dễ, vì nó có căn nguyên từ “điểm nghẽn của mọi điểm nghẽn”, nhưng chẳng lẽ cứ mãi vờ như không thấy để đứng nhìn xã hội mỗi lúc một tan hoang?
Cho phép tớ được phản biện vài điều
“thậm chí nhiều người không còn nhìn thấy con voi nữa, dù nó vẫn đứng đó và có vẻ ngày càng to béo phì nộn”
Hahaha, bring back memories. Mọi người cứ thử tưởng tượng như thế này, cái nhà của mình có con voi, mình sống với con voi . Ai muốn làm con voi nó cựa quậy để làm cái nhà tan nát, người sống trong đó còn được cái mạng là may ? Một người tớ biết (rất) rõ đưa ra ý đó, làm cả khán phòng phì cười, nhưng cũng giật nảy mình . Ah, thằng này đúng!
“Cái tư cách của một nhà giáo đã mất đi hoàn toàn khi họ “xuống tiền”, thế thì dạy dỗ ai đây? Sẽ giáo dục điều gì cho học sinh?”
Không sao đâu, cứ lấy bản thân mình mà suy ra . Tư cách của một nhà giáo nếu anh/chị ta cứ giả vờ như vẫn còn nguyên vẹn, cứ tảng lờ khi có đứa nhặt được ở Tổng cục các chị reo lên “Tư cách của Thái Hạo chỗ này nè!”, và cũng cần 1 đội quân chuyên gia chích đùi dữ như chó ngao hoặc lý lận con đen cỡ Hà Sĩ Phu thì … đọc nè “Các bài viết cùa Thái Hạo rất hay, chính xác, ai cũng suy nghĩ được như tác giả thì VN sẽ chẳng thua kém các nước xung quanh mình chứ chẳng nhìn đâu xa”. Giáo dục điều gì thì … Thế hệ trẻ đã nối tiếp được khá nhiều truyền thống của các thế hệ trước . Một phần noi gương chống Mỹ của các nhân sĩ-trí thức, 1 phần noi gương này nọ, ví dụ như để tư cách ở mấy cơ quan nhà nước, chính phủ nhưng tảng lờ . Một phần (có thể) học được cách sống can trường, can đảm an phận thủ thường của các nhân sĩ-trí thức khác, học được lòng tin yêu của họ vào đại hội Tours, vì vậy, không mắc tội dối trá . Họ thực sự tin . Ui, quá nhiều thứ để dạy lại luôn . “lòng trung thực, tự trọng, tính liêm sỉ” Mấy thứ này hổng còn thứ nào có thể hiểu theo nghĩa thông thường được nữa, lo gì Thái Hạo ui . Cứ quẳng mấy thứ này đi mà vui sống, như trước giờ mình vẫn thế . Có sao đâu ?
“phương pháp tuyển dụng thật sự khoa học”
Thái Hạo rất chính xác . Khoa học chỉ nên để cho thiểu số, nên giáo dục cho giới trẻ những kỹ năng hưởng thụ cuộc sống . Cách giáo dục “lạc loài” đã dẫn tới những hệ quả của cách tuyển dụng kém khoa học của ngày hôm nay . Nên bớt thời lượng khoa học trong giáo dục
Chính vì nhồi nhét những kiến thức khoa học vốn bản chất là không cần thiết, thậm chí vô bổ, không ai uống acid sun phê rích mà còn sống cả, mà không bảo đảm tính minh bạch và liêm chính, không chọn được người giỏi người tốt, không thải loại những kẻ kém cỏi cơ hội . Nhưng nhờ vậy mà tạo ra được 1 tầng lớp nhân sĩ-trí thức ai cũng kính trọng, mà Thái Hạo là 1. Các bác không phải là con địa chủ, hay thuộc thành phần phản động . Chỉ cần tiên thiên không bị tai biến là thành nhân sĩ-trí thức, đâu cần chạy chức . Lý lịch của các nhân sĩ-trí thức thường là gia đình có công với Cách Mạng (Gs Nguyễn Đình Cống), hoặc chính bản thân có công (nhà văn Nguyên Ngọc), hoặc xuất phát bần cố nông (Tiến Sĩ Mạc Văn Trang). Những người như họ chỉ cần chuyên tâm vô học là tự động trở thành nhân sĩ-trí thức, không cần phải lo lắng gì cả . Rất khoa học đấy chớ!
“Một xã hội công bằng (chỉ người tài giỏi và tử tế là được trọng dụng, và phải được sống đường hoàng) thì con người sẽ phải nỗ lực mà thực học thực làm, phải tốt lên, phải sống cho tử tế lên”
Không dễ như Thái Hạo tưởng . Dương Quốc Chính nói tư bửn đánh vào bản năng thấp hèn nhứt của con người, nên không cách chi chống lại nó được . Hổng ít người khuyên thôi đừng có chống lại những bản năng thấp kém như tứ khoái, khuyên nên … ờ, họ hổng dám phủ định sạch trơn Ngài Thích Minh Tuệ, nhưng có những lời khuyên thiếu điều chửi ổng thì đầy rẫy . Kiểu như trai gái, rượu chè, cờ bạc chỉ nên bỏ “trai, chè & cờ”, vì không phải ai cũng là Thích Minh Tuệ
“Phục sinh, xây dựng, kiến tạo đạo đức và văn hóa, không thể bằng giáo điều, nó cần những hành động thực tế, căn cứ trên các phương pháp khoa học”
Cho tớ được đồng ý với Thái Hạo chỗ này, và TA có 1 điển hình sáng chói là Nguyên Ngọc . Giải thưởng văn hóa cho Lữ Phương, nửa cho tác phẩm phủ định văn hóa Ngụy, nửa kia cho cả đời nghiên cứu chủ nghĩa Mác . Tiến Sĩ Mạc Văn Trang nhận định, quên đóng góp của Nguyên Ngọc cho tuyên giáo là lỗi hệ thống . Đào tạo ra cả 1 thế hệ văn học XHCN 2.0, với NBCT của Bảo Ninh là 1 cú đấm vỡ mặt những kẻ phủ định hy sinh của dân tộc trong chống Mỹ . Tạ Duy Anh … Cái chính là phải tạo ra niềm cảm hứng thật sự cho môn Văn, bổ xung bằng lịch sử Cách Mạng, 2 môn, theo tớ, không thể thiếu . Kiến nghị của tớ, Văn, Sử & 1 môn phi-khoa học nữa sẽ là 3 môn quyết định . Cho con của Dương Quốc Chính khóc bằng tiếng Mán lun . Oh, hay là môn thứ 3 sẽ là tiếng Hán, để con DQC có khóc thì bằng tiếng Hán, nhìn trí thức hơn là tiếng Mán ?
“chẳng lẽ cứ mãi vờ như không thấy để đứng nhìn xã hội mỗi lúc một tan hoang?”
Không sao đâu . Quan trọng là ta vẫn tự hào vào trí tuệ & lương tâm của chính mình . Ừ thì tan hoang, và có thể có người buồn . Nhưng ngược lại, vẫn có những người vui . Trích lại 1 tư duy khá khách quan của Thủ tướng Võ Văn Kiệt .
500 triệu cho giáo viên anh văn cấp 2 mới vào nghề.
Dùng tiền để chạy việc làm, chạy giữ việc, chạy chức, chạy giữ chức , chạy tội .. là những cuộc chạy không ngừng nghỉ cho cuộc đời làm công chức, viên chức. Tham nhũng bắt đầu được gieo mầm bằng những cuộc chạy maraton như thế . Đạo đức XH bị băng hoại, người ta sống 2 mặt , lừa dối người khác và tự lửa dối mình ..Điểm nghẽn lớn nhất là ở thể chế, cơ chế quản trị nhà nước . Điểm nghẽn nhỏ như các tế bảo ung thư trong cơ thế sẽ tàn phá từ trong ra ngoài, từ dưới lên ..từ mỗi thành viên của bộ máy nhà nước . Họ phải chạy bằng tiền, nếu không sẽ thất nghiệp, sẽ không leo lên được các nấc thang quyền lực ” Vinh thân phì gia- một người làm quan cả họ được nhờ – Cha truyền con nối ..”
Cũng chỉ là Mơ mộng Mộng mơ : Giấc mộng Trần Độ Giấc mơ Trần Xuân Bách cùng hàng chục triệu Giấc mơ Việt Nam sao thoáng qua Song cửa !!!…
****************************************
Siêu vi trun..g c..uốc giờ gọi Lương Cường
Phá toang Giấc mơ Việt trên Quê Hương
Hồng d(đ)ế Tập đặt hắn làm thái thú
Quyền lợi quyền lực chúng lũ quỷ vương
Mặc cho Nhà tan Dân tàn Nước mất !!!
Về Thủ đô từ Phố Hiến thân thương
Xuân Hưng Yên không lan khắp Đất Việt
Én ơi ! Tương lai chắc đến bình thường
Ngày qua Tháng đến : không ngừng Cánh !
Không-Thời gian tương đối xứng Gương
Điểm nghẽn Tâm não từ Tàu duy nhất
Do thà mất Nước, không mất ghế lương !
Chục triệu đoàn đảng viên toàn Đồng ch..ấy :
Vũ như Cẩn thái thú tô định – trương n..ương !
Sáng nắng chiều mưa nằm chờ sung rụng
Chúng quỳ xin đày tớ ở đợ sống giả vương
Ma cà rồng N..iêu Trai phạm minh chính
Vênh váo kiếp nô lệ tiểu tướng N..ương C..ường
Thằng tể tướng VỆ thằng chủ tiệm bán nước
Giấc mơ Việt Nam khắp nẽo Quê Hương
Giấc mộng Trần Độ Giấc mơ Trần Xuân Bách
Như Cánh Én sao thoáng qua Vô thường
Để tưởng nhớ Hương Tự Do qua Song cửa…
Vì sao Tại sao chỉ là Mơ mộng Miên trường ???
Hàng chục triệu Giấc mơ Việt Nam vùi dập !!!
Lưu vong Ác mộng thua Lưu đày giữa Quê Hương…
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Các bài viết cùa Thái Hạo rất hay, chính xác, ai cũng suy nghĩ được như tác giả thì VN sẽ chẳng thua kém các nước xung quanh mình chứ chẳng nhìn đâu xa!!!
Luôn đón đọc các bài viết mới của TH
Muôn sự tại nhân. Khi người ta hiểu biết thì mọi việc sẽ trôi chảy, ngược lại nếu tầm nhìn hạn hẹp thì điểm nghẽn là tất yếu. Giáo dục yếu kém là nguyên nhân của mọi vấn đề. Một ông vua trong tương lai ,ngày hôm nay khi là một đứa trẻ cũng cần phải học, bởi kiến thức không phải do hồng phúc, không phải ngẫu nhiên mà có, nhưng tất nhiên phải học đúng cách. Giả sử giáo dục Vn làm đúng, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm tốt thay vì lao đầu vào những cuộc thi, thì Vn chắc chắn đã khác ,thực tế cho thấy :công nghệ đã mang lại tất cả ……
Bạn có tin rằng, muốn làm giáo viên hợp đồng, làm nhân viên ngân hàng, làm y tá điều dưỡng , tất tần tật, đều phải bỏ tiền ra để chạy không ? ( thường thì mất khoảng trăm triệu ?! ) .