Đinh Hoàng Thắng
8-10-2024
Lần đầu tiên sau 22 năm, một Nguyên thủ Việt Nam đến Paris thì điều này không đơn thuần là sự kiện ngoại giao. Đấy là sự cùng tiến về phía trước với chất lượng vượt trội trong các mối liên hệ lịch sử, kinh tế và văn hóa giữa hai quốc gia từng có nhiều duyên nợ với nhau.
Theo thông báo của Điện Élysée, chiều 7/10/2024 [giờ Paris] Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tại Phủ Tổng thống.
Nâng cấp quan hệ với Paris lên CSP
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước [TBT – CTN] Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp gỡ báo chí chung trước hội đàm. Nhắc lại một ngạn ngữ Pháp “Khi muốn, ta có thể, mà đã có thể, ta cần phải làm”, với ý chí và quyết tâm nhằm đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, TBT — CTN Tô Lâm mong muốn trong hội đàm, hai bên sẽ trao đổi cụ thể về các định hướng và giải pháp chiến lược trên 5 nhóm lĩnh vực nhằm nâng cấp quan hệ Việt Nam – Pháp lên mức độ quan hệ mới hai bên đã có lộ trình.
Kết thúc đàm phán, hai nhà lãnh đạo nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ lên “Đối tác Chiến lược toàn diện” [CSP] và thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ quan hệ CSP Việt – Pháp ngày càng đi vào thiết thực, phù hợp với khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới [1]. Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” [CSP] với Việt Nam.
Tại họp báo, Tổng thống Emmanuel Macron khẳng định, Pháp mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam, nhất là thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp. Chính phủ Pháp sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để đón tiếp các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Pháp và giúp Việt Nam thực hiện hiệu quả những dự án của mình. Ngoài hợp tác kinh tế, hướng tới tương lai, Pháp rất coi trọng các hợp tác về giáo dục, y tế và nghiên cứu về giảng dạy, đào tạo cũng như những hợp tác liên quan việc bảo tồn phát triển, nâng cao công trình, giá trị văn hóa.
TBT — CTN Tô Lâm đáp lại: “Nước Pháp luôn luôn có một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và luôn có vai trò, vị thế trong cộng đồng Pháp ngữ và trên thế giới. Trước những sự phát triển sâu rộng của quan hệ Việt Nam và Pháp, cũng như để phù hợp với bối cảnh mới hiện nay của quốc tế và khu vực, hơn lúc nào hết quan hệ Việt Nam và Pháp cần phải được nâng lên một tầm cao mới…” [2].
Ngay sau họp báo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chứng kiến Lễ ký kết 2 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Pháp. Cụ thể: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn và Bộ trưởng Giáo dục Quốc gia Pháp Anne Genetet ký: “Thỏa thuận hợp tác về Giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp”.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Hàng không VietjetAir Nguyễn Thị Phương Thảo cùng Tổng Giám đốc Đinh Việt Phương và Tổng Giám đốc tập đoàn Safran Oliver Andriès cùng Tổng Giám đốc CFM International Gael Méheust ký: “Hợp đồng cung cấp động cơ và dịch vụ bảo dưỡng động cơ cho 200 máy bay thân hẹp” [3].
Còn sau hội đàm, về quan hệ đối tác mới, Tổng thống Macron phát biểu: “Những mục tiêu này [vì sự thịnh vượng của mỗi nước] sẽ được thực thi trong khuôn khổ quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với lộ trình chúng ta vừa thông qua.
Không có tiêu chuẩn kép về chủ quyền
Trong diễn văn khai mạc thượng đỉnh Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ [OIF], chiều hôm 4/10/2024, tại cung điện Villers-Cotterêts, đông bắc Thủ đô Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi cộng đồng Pháp ngữ đoàn kết để hóa giải ‘‘các thách thức của thế kỷ’’, trước hết là các đe dọa đối với ‘‘chủ quyền quốc gia’’ tại nhiều nơi trên thế giới. Nguyên thủ nước Pháp nhấn mạnh, cộng đồng Pháp ngữ cần bảo vệ ‘‘một lập trường chung, đó là không có chỗ cho các tiêu chuẩn kép’’ trong vấn đề chủ quyền quốc gia, và ‘‘mạng sống của con người cần phải được bảo vệ bất kể là trong xung đột nào’’.
Phát biểu này được coi là để gián tiếp đáp lại các chỉ trích nhắm vào phương Tây, bị coi là nhất bên trọng, nhất bên khinh về các xung đột trên thế giới. Tổng thống Macron cũng kêu gọi nỗ lực vì một khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương ‘‘hòa dịu’’, ‘‘nơi không có một thế lực nào có thể thách thức nền hòa bình với các đòi hỏi lãnh thổ hay nối lại các vụ thử vũ khí’’ [4]. Nhấn mạnh này của Macron hàm ý chỉ trích Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Biên cương mới để bảo vệ chủ quyền quốc gia ngày nay đối với Hà Nội chính là hệ thống “đối tác chiến lược” [SP] và “đối tác chiến lược toàn diện” [CSP] của đất nước này với các thành viên của P5, EU, với các “Bộ Tam” [AUKUS] và “Bộ Tứ” [QUAD] [5]. Sự hình thành liên minh tam cường AUKUS đã tạo nên những cơn sóng phản ứng khác nhau. Mặc dù không tuyên bố chính thức, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, sự trung lập của Việt Nam có thể ngầm hiểu là một sự ủng hộ AUKUS [6].
Theo Tổng thống Macron, Hội nghị Francophonie lần này “mở ra những con đường hợp tác mới, cần nỗ lực và đoàn kết của tất cả các nước thành viên’’. Theo giới phân tích, an ninh quốc tế không chỉ diễn ra ở tận châu Phi hay Cận Đông xa xôi, mà ngay mới đây thôi, thế giới đã thấy rõ, làm thế nào để bảo vệ các ngư dân Việt Nam khỏi các hành vi tấn công và cướp bóc trên Biển Đông.
Sau những tuyên bố đanh thép của Hà Nội sau vụ Trung Quốc hành hung ngư dân trên vùng biển Hoàng Sa, “chính sách ba không” dường như đang có sự chuyển dịch đáng kể. Theo một nhà phân tích am hiểu tình hình nội chính yêu cầu giấu tên, “chính sách 3 không” từ nay khác với “3 không” của chính thống [7]. Phần đông dân Việt Nam hiểu rằng, “3 không” giờ đây là, nếu không có hệ thống SP và CSP thì sẽ “không có hòa bình”, “không có phát triển” và “cũng chẳng có luôn ổn định xã hội”.
Tái cấu trúc “di truyền văn hóa”
Thông qua các ảnh hưởng từ Pháp, Mỹ và phương Tây, Việt Nam đang trải qua quá trình “đảo gen văn hóa”, tạo ra một bản sắc mới, vừa bản địa vừa toàn cầu hóa. Liệu sự thay đổi này có thể giúp phát triển tiềm lực nội tại mạnh mẽ hơn không?
Pháp và Việt Nam có mối quan hệ lâu dài từ trong lịch sử cận đại, và phần lớn di sản văn hóa Pháp vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến Việt Nam ngày nay. Ngôn ngữ, kiến trúc, giáo dục, và hệ thống pháp luật của Việt Nam đều bị ảnh hưởng sâu sắc từ Pháp. Tái cấu trúc di truyền văn hóa có thể được hiểu là sự tiếp cận có chọn lọc các yếu tố văn hóa từ bên ngoài, tạo ra những “đột biến” tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển và hiện đại hóa của văn hóa Việt Nam [8].
Kiến trúc Pháp tại Hà Nội và Sài Gòn là minh chứng rõ ràng cho sự ảnh hưởng văn hóa Pháp. Những công trình như Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Lớn Hà Nội, cùng các biệt thự cổ điển mang phong cách Pháp, vẫn là phần không thể tách rời của cảnh quan đô thị Á – Âu. Hệ thống giáo dục và tư tưởng khai phóng Tây Âu cũng đã được tiếp thu, với nhiều thế hệ trí thức Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các trào lưu tư tưởng của Pháp.
Tuy nhiên, khi thảo luận về văn hóa và các giá trị nhân văn cốt lõi của Pháp cũng như di sản của nước này tại Việt Nam, không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng. Đó chính là các giá trị nhân quyền và dân quyền mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập.
Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những nguyên tắc về ‘Tự do, Bình đẳng và Bác ái’ vẫn là những giá trị trường tồn, vượt qua không gian và thời gian, đã góp phần tạo nên nền văn minh Pháp. Những giá trị này không thể bị lãng quên bởi những toan tính lợi ích ngắn hạn hay cục bộ.
Không phải ngẫu nhiên mà phần đầu của Tuyên bố chung 7/10/2024 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương, với Liên Hợp Quốc đóng vai trò trung tâm, đồng thời tái khẳng định cam kết tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, đặc biệt trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản – những yếu tố cốt lõi đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nếu như không có tiêu chuẩn kép về chủ quyền quốc gia, thì cũng không thể có tiêu chuẩn kép cho các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền!
Trong Tuyên bố chung sau hội đàm, hai bên nhắc lại lập trường trước đây, Pháp và Việt Nam tái khẳng định “tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và tự do hàng hải cũng như hàng không không bị cản trở, cũng như quyền đi lại vô hại ở Biển Đông”.
Trong bối cảnh ấy, hai nước cam kết “phát triển quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng” và tạo “động lực mới” cho hợp tác trong các vấn đề công nghiệp – quân sự. Đặc biệt, Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho tàu Pháp ghé thăm các cảng của Việt Nam nhằm phát triển hợp tác chung và trao đổi chuyên môn giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển [9].
Đề cập đến cuộc xung đột phi thực dân hóa đẫm máu trong quá khứ, Emmanuel Macron cảm ơn người đối thoại vì “sự can đảm để dung hòa những ký ức này với quyết tâm nhìn về tương lai”. Quả là hoài niệm để tiến về phía trước!
Tham khảo:
[8] https://daidoanket.vn/gap-go-dong-tay-nhip-cau-rung-cam-noi-lien-hai-nen-van-hoa-10114472.html
Có được những nhân sĩ-trí thức như Đinh Hoàng Thắng, nên chăng Đảng cần mời thêm 1 số người có tiền án tiền sự lên làm việc với công an hoặc/và cấp giấy nghỉ phép dài hạn permanent vacation ở các trại tạm giữ văn hóa ?
Tiến Sĩ Đinh Hoàng Thắng, trong bài ca ngợi câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, có quan ngại về việc Cách Mạng ăn thịt con mình . Cho phép tớ được phản biện
Gần đây có xảy ra hiện tượng 1 số cá nhân là cháu nội của Cách Mạng, và vì vậy, hưởng toàn bộ những ưu đãi dành cho công dân hạng 1. Có thể ngồi nhà, nhàn cư vi bất thiện, tạo ra trăm nicks viết trăm còm 24/7/365. Ăn hoài mà không sợ núi lở, vì có Thành Đồng Tổ quốc chống lưng . 1 số trong số họ bắt đầu có những hành vi … nói thế nào nhỉ . Trước Cách Mạng có thể xem là đào mồ tiên tổ, đem voi về giày mả tổ … Heck, chính họ đào mả tổ còn tan hoang hơn cả voi . Những thứ “con cháu Cách Mạng” như thế, nếu Cách Mạng không cải tạo, giáo dục lại bằng cách đưa qua Trung Quốc, trong tinh thần “Cứu Đảng là cứu nước” của trí thức Nguyễn Trung được nhân sĩ-trí thức nước nhà ủng hộ, hoặc đã tới độ vô phương cứu chữa, nếu Cách Mạng không ăn thịt những cá nhân đó, tớ tin 1 ngày đẹp -hoặc xấu, tùy cách nhìn- trời nào đó, bọn chúng sẽ nuốt chửng Cách Mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh mong Đảng luôn giữ vững tinh thần cảnh giác cao độ . Cách Mạng đã ăn thịt Trần Dụ Châu & không ít quan tham, đám này còn, theo tớ, nguy hiểm hơn Trần Dụ Châu & quan tham cộng lại . Ngôn ngữ của chúng dùng cho Cách Mạng đủ phong phú để lập ra 1 phòng trưng bày tiếng Việt thời “đảo gien văn hóa”, để đổi lại, trí tuệ của họ có thể hất đổ loài bò khỏi vị trí quán quân . Chính vì vậy, độc giả BTD xem họ là 1 thứ chính ủy không chính thức, luôn ủng hộ như thời đảng viên đi trước vậy
Cho tớ được góp ý vài điều về bài này của Tiến Sĩ Đinh Hoàng Thắng
– CSP Cộng Sản Pháp
– Đáng lẽ Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phải nâng cấp quan hệ với Pháp trước Mỹ, vì Việt Nam thừa hưởng nhiều điều về văn hóa Xã hội chủ nghĩa từ Pháp, trong khi văn hóa Mỹ được/bị xem là lai căng, ngay cả cho tới bây giờ
– Olympic Paris vừa rồi cũng cho thấy kết/hậu -tùy cách nhìn- quả của việc làm khác với Trung Quốc . Thật ra, đáng lẽ Việt Nam có được 1 trái về xe, nhưng ban giám khảo toàn Pháp đã trả thù trận Điện Biên Phủ bằng cách không trao giải cho vận động viên Việt Nam
– Việt kiều Pháp luôn chiếm đại đa số trong “Việt Kiều yêu nước”, & luôn ủng hộ Việt Nam trong công cuộc chống Mỹ . Những cuộc biểu tình chống sự can thiệp của Mỹ & tay sai ở Việt Nam ngay tại Paris đã thu hút được dư luận thế giới cũng như sự ủng hộ của bà con kiều bào sống ở hải ngoại
– những nguyên tắc về ‘Tự do, Bình đẳng và Bác ái’ của cách mạng Pháp vẫn là những giá trị trường tồn, vượt qua không gian và thời gian, đã trở thành nguồn cảm hứng chính cho Các Mác khi tư duy về nỗi thống khổ của giai cấp vô sản toàn thế giới . Nghe nói chính cuộc Cách Mạng Pháp là nguồn cảm hứng chính cho lời kêu gọi vô sản đứng lên nổi tiếng của Mác kết luận bản Tuyên Ngôn Cộng Sản . Chỉ có chủ nghĩa Mác mới có thể đem lại sự Bình Đẳng, và vì vậy, Bác Ái tới cho loài người, như khát vọng của giới vô sản Pháp khi đứng lên làm Cách Mạng . Pháp cũng là nơi không ít thanh niên học bài học vỡ lòng về chủ nghĩa Mác, và biến nó thành hành trang & tư duy suốt cuộc đời mình . Cả Nguyễn Tất Thành & Hồ Chí Minh là 2 ví dụ điển hình & cụ thể cho Việt Nam . Đúng, phải thêm Lenin, chủ nghĩa Mác của Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có thể giải phóng đất nước, Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lenin, nhưng chính Pháp là nơi giác ngộ Cách Mạng cho cả 2. Được trang bị với chủ nghĩa Mác, cả 2 đã lên đường tới Liên Sô rồi trở về -với Hồ Chí Minh- Trung Quốc, vì cả 2 đều nhận thức rõ Liên Sô & Trung Quốc là điều kiện cần & đủ cho thắng lợi của Cách Mạng Việt Nam .
“với Liên Hợp Quốc đóng vai trò trung tâm”
Rất hay . Liên Hợp Quốc là 1 tổ chức sắc sắc không không, & Trung Quốc giữ 1 phiếu phủ quyết .
“Thỏa thuận hợp tác về Giáo dục giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp”
Rất tốt . Việt Nam nên mời các giáo sư về chủ nghĩa Mác về Việt Nam thỉnh giảng . ChatGPT cứ gọi là cho ra rìa . Thời xưa, nếu trường tớ cần 1 tay ủng hộ chủ nghĩa Mác có trí thức, thường mời trí thức Pháp . Việt Nam nên tận dụng thỏa thuận này, và họ thường giữ 1 thái độ khá tiêu cực về Mỹ . Hy vọng CSP với Pháp sẽ đi vào thực chất
– Với Mỹ đang cố gắng hạn chế trao đổi tri thức với Trung Quốc, Pháp & 1 số quốc gia thiên tả châu Âu không những không giới hạn, mà còn đẩy mạnh các trao đổi & hợp tác về kỹ thuật ở tầm thế giới với Trung Quốc . Các superconductors đang được chế tạo tại Trung Quốc, pin điện công nghiệp, công nghệ nguyên tử … đang có sự cộng tác rất mật thiết với các viện khoa học của Pháp, kể cả viện Nguyên Tử . Để đổi lại, viện Khổng Tử được mở ở Paris. Hôm khánh thành Pavillion Trung Quốc thu hút được rất đông người . Cũng như Việt Nam, học trò giáo sư Phan Huy Lê trở thành viện trưởng viện Khổng Tử Việt Nam, và là 1 điều đáng tự hào
– Vũ khí của Pháp thì … từ lâu ngân sách hiện đại hóa quân đội thường xuyên bị giảm . Vũ khí của Nga đã qua mặt Pháp từ lâu . Cũng đã lâu lắm rồi, Pháp thường xuyên tham dự với tư cách khán giả trong các Expo’s về vũ khí, trong khi Mỹ & Nga đua tài .
“Ngôn ngữ, kiến trúc, giáo dục, và hệ thống pháp luật của Việt Nam đều bị ảnh hưởng sâu sắc từ Pháp’
Rất chính xác . Chủ yếu qua 2 người, Goerges Boudarel & Andre Menras HỒ CƯƠNG QUYẾT. Xương cốt Buddha Boudarel đã được nhân sĩ trí thức Việt Nam đưa về, trộn lẫn với “hồn thiêng sông núi” cho thiên hạ tha hồ hấp thụ . Thanh niên Việt Nam đang vinh danh lá cờ Tổ quốc mà vì nó, Andre Menras, sinh ra & lớn lên ngay trong lòng những giá trị trường tồn ‘Tự do, Bình đẳng và Bác ái’, đã bị Mỹ-Ngụy cầm tù . Sau khi được thế giới vận động thả ra, Andre Menras được mời đi nhiều nơi trên thế giới để kể, tổ cáo & lên án chế độ ngục tù tàn bạo của Mỹ-Ngụy, và thanh niên Việt (cũng) đang học ông điều này .
“Việt Nam đang trải qua quá trình “đảo gen văn hóa”, tạo ra một bản sắc mới, vừa bản địa vừa toàn cầu hóa. Liệu sự thay đổi này có thể giúp phát triển tiềm lực nội tại mạnh mẽ hơn không?”
Rất chính xác . Chính nhờ sự “đảo gen văn hóa” mà trí thức Hà Nội đã quẳng bút nghiên, nghe theo tiếng gọi của núi sông, tiến về nhà hát lớn Hà Nội để cướp chính quyền từ tay 1 chính phủ không xứng đáng của Trần Trọng Kim, mồm hát toáng lên bài “Tiến Quân Ca” của Văn Cao . Rồi họ gia nhập Việt Minh, sát cánh với & dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc, họ làm nên Điện Biên Phủ, trích nhà văn Phạm Đình Trọng với tất cả sự mẫn cảm của 1 nhà văn “Tên vàng Điện Biên Phủ của trang lịch sử chống quân Pháp xâm lược xứng đáng được đặt tên phố, tên quảng trường, tên trường học, tên công trình kiến trúc, xây dựng”, có nghĩa nếu dựa vào Trung Quốc, thì Việt Nam có thể thắng cả Pháp . Thắng 1 cách quang minh chính đại, chớ hổng phải thắng lợi tinh thần AQ 1979. Thậm chí phải nói chiến thắng Điện Biên Phủ là món quà Trung Quốc tặng Việt Nam, như dân “đảo gien văn hóa” đã cướp chính quyền của cp Trần Trọng Kim để dâng lên Đảng bằng niềm tin chiếu sáng ngời
“Không có tiêu chuẩn kép về chủ quyền”
Rất đúng . Nếu ai còn nhớ tới Huy Đức, hay đã quên mịa hắn rồi, thì mong mọi người không nên hiểu “chủ quyền” theo nghĩa thông thường . Cũng như lòng yêu nước của nhà văn Nguyên Ngọc
“sự trung lập của Việt Nam có thể ngầm hiểu là một sự ủng hộ AUKUS”
Rất chính xác . Tiến Sĩ Đinh Hoàng Thắng có 1 mong muốn khá thống nhứt, là muốn dân & Đảng trở thành 1 khối thống nhứt . Đảng trung lập với cái gì, dân nên trung lập với cái đó . Đảng cũng trung lập khi tổ chức sắc sắc không không LHQ bỏ phiếu ủng hộ U Cà
Việt Nam cần có những trí thức như thế này, để Đảng dễ làm ăn
Ba Tô đi đu dây, ở nhà Nguyễn Trọng Nghĩa đả đảo thực dân, đả đảo đế quốc. Hài éo thể tả.