Hoàng Trường
4-10-2024
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên án mạnh mẽ hành vi truy đuổi và tấn công ngư dân Quảng Ngãi của lực lượng Trung Quốc, gọi đây là “hành xử thô bạo”. Theo thông báo, Bộ Ngoại giao đã giao thiệp nghiêm khắc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, chính thức phản đối những hành vi này.
Thái độ cứng rắn trên phản ánh rõ sự bất bình của Việt Nam trước những hành động của Trung Quốc liên tiếp vi phạm chủ quyền và quyền lợi của ngư dân Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa (1).
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông nói với BBC Tiếng Việt, căn cứ những gì Dự án này tổng hợp được, đã có ít nhất hai vụ tấn công tàu cá Việt Nam xảy ra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa trong ngày 29/9. Vụ thứ nhất xảy ra tại khu vực Đá Chim Én là vụ tàu của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên vào khoảng 9, 10 giờ sáng, làm bốn ngư dân bị thương, trong đó có người bị đánh gãy tay. Tàu cá bị cướp hết máy móc, ngư cụ và vài tấn cá, thiệt hại sơ bộ khoảng 500 — 600 triệu đồng. Vụ thứ hai là đối với tàu Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90659 TS do ông Võ Thành Tân làm chủ tàu. Vụ việc xảy ra vào lúc 15 giờ, cách Đá Chim Én hơn 22 hải lý (2).
“Các tàu chấp pháp của Trung Quốc trên thực tế đã biến thành một lực lượng bán quân sự, được phép sử dụng mọi phương tiện sẵn có để buộc các nước láng giềng phải phục tùng”, nhà nghiên cứu Raymond Powell, người sáng lập và giám đốc của SeaLight, Dự án về minh bạch hàng hải, nhận xét với với VOA qua tin nhắn ngày 2/10 (3).
Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn tìm cách duy trì ảnh hưởng đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội ngày càng mở rộng quan hệ với các nước phương Tây và Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã đẩy mạnh chiến lược “cái gậy và củ cà rốt,” nhằm kiềm chế Việt Nam. Thời gian gần đây, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước (TBT — CTN) Tô Lâm tới thăm các nước Mỹ, Pháp, Ireland… và tham gia các diễn đàn quốc tế, càng khiến Bắc Kinh tăng cường các động thái quân sự và ngoại giao để tạo sức ép đối với Việt Nam.
Theo Reuters, từ ngày 30/9 đến 1/10, Trung Quốc đã triển khai các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu tại Biển Đông, thể hiện rõ ràng sự phản ứng của họ trước những nỗ lực ngoại giao “hướng Tây” của Việt Nam (4). Trong khi đó, Trung Quốc vẫn khẳng định tàu cá Việt Nam “đã vi phạm vùng biển Hoàng Sa”, nhằm giảm nhẹ tầm quan trọng của vụ tấn công này trong mắt công luận quốc tế (5).
Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang, câu hỏi “Trung Quốc sẽ làm gì tiếp?” không chỉ đơn giản là một lời cảnh báo mà còn là một dự đoán có cơ sở về những hành động tiếp theo của Bắc Kinh. Các hành vi hung hăng của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam không phải là những sự cố riêng lẻ, mà là một phần trong chiến thuật “vùng xám” mà Bắc Kinh áp dụng ở Biển Đông (6).
Tương lai, Trung Quốc có thể tiếp tục kết hợp các biện pháp quân sự và ngoại giao để gia tăng áp lực lên Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm khi Hà Nội đang có những thay đổi trong ban lãnh đạo cấp cao. Bắc Kinh có thể lợi dụng thời điểm này để làm chậm lại hoặc thậm chí ngăn chặn nỗ lực của Việt Nam trong việc thắt chặt quan hệ với phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trung Quốc có khả năng sử dụng sức mạnh kinh tế và các đòn bẩy ngoại giao nhằm cô lập Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó buộc Hà Nội phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại để tránh rơi vào tình thế bất lợi.
Câu hỏi quan trọng đặt ra là Trung Quốc sẽ điều chỉnh chiến lược “vừa đánh vừa đàm” ra sao trong tương lai gần?
Dù hai bên Việt Nam và Trung Quốc từng có những thỏa thuận mang tính nhượng bộ như Hà Nội chia sẻ “tương lai chung” với Bắc Kinh và tuyên bố ủng hộ các sáng kiến về “an ninh – phát triển – văn minh toàn cầu” của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn không từ bỏ những động thái nhằm gây sức ép cả về ngoại giao lẫn quân sự với Hà Nội. Đặc biệt, giới phân tích chú ý đến thời điểm nhạy cảm khi TBT — CTN Tô Lâm chuẩn bị gặp gỡ TBT — CTN Tập Cận Bình.
Ngày 19/8/2024, Trung Quốc cho tàu cố tình va chạm vào tàu Philippines gần bãi cạn Sabina Shoal thuộc quần đảo Trường Sa (7). Nhiều chuyên gia nhận định, đây không chỉ là hành động nhắm đến Philippines, mà còn là cách Trung Quốc gửi thông điệp cảnh cáo gián tiếp đến Việt Nam: Việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ hay phương Tây sẽ không làm thay đổi chính sách cứng rắn của Bắc Kinh đối với Hà Nội. Sự kiện này xảy ra ngay trước khi ông Tập và ông Tô Lâm cùng duyệt đội quân danh dự tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh (19/8), cho thấy Trung Quốc luôn biết cách sử dụng thời điểm nhạy cảm để gia tăng áp lực đối với Việt Nam (8).
Dựa vào các động thái gần đây của Bắc Kinh, có thể dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì một chiến lược kết hợp giữa sức mạnh cứng và mềm, nhằm đạt được các mục tiêu của mình trong khu vực Biển Đông.
Về mặt quân sự, việc Bắc Kinh tiến hành các cuộc tuần tra và tập trận gần khu vực tranh chấp với các nước láng giềng, sẽ tiếp tục được tăng cường, tạo ra áp lực liên tục lên các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.
Về mặt ngoại giao, Trung Quốc có khả năng sẽ tìm cách chia rẽ ASEAN, khai thác các mối quan hệ không đồng đều giữa các thành viên của khối này để làm suy yếu lập trường chung của ASEAN đối với các vấn đề tranh chấp trên biển. Đồng thời, Bắc Kinh cũng có thể gia tăng sức ép kinh tế, thông qua các biện pháp như hạn chế xuất nhập khẩu hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính, nhằm gây khó khăn cho Việt Nam trong việc duy trì các quan hệ đối tác chiến lược với phương Tây.
Tuy nhiên, với sự chủ động và kiên định của Việt Nam trong việc củng cố các mối quan hệ với Hoa Kỳ và châu Âu, Trung Quốc có thể sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình, tạo ra sự cân bằng giữa việc gây sức ép và duy trì mối quan hệ hợp tác cần thiết với Việt Nam.
Nhân dịp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 30/9, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Trung Quốc đã kêu gọi Việt Nam hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo máy bay.
Trước bối cảnh Trung Quốc mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế và công nghệ với Việt Nam, Hà Nội sẽ phải đối mặt với áp lực không nhỏ từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là từ Hoa Kỳ. Chính quyền Washington, trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Trung Quốc và mối quan hệ căng thẳng ngày càng gia tăng về công nghệ, sẽ theo dõi chặt chẽ các bước đi của Việt Nam. Bất kỳ sự hợp tác quá gần gũi nào với Bắc Kinh trong các lĩnh vực công nghệ cao, chẳng hạn như vũ trụ và hàng không, có thể gây ra những hệ quả đối với quan hệ Việt – Mỹ (9).
Trong bối cảnh ấy, Việt Nam cần duy trì một chiến lược “ngoại giao cân bằng bền”, tiếp tục thu hút đầu tư và hỗ trợ từ phương Tây, đồng thời không để mối quan hệ với Trung Quốc trở nên căng thẳng quá mức. Khả năng quản lý mối quan hệ này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến an ninh và chủ quyền tại Biển Đông. Tương lai gần sẽ chứng kiến những quyết định quan trọng của Hà Nội trong việc điều hướng mối quan hệ song phương phức tạp này.
Tham khảo:
(2) https://www.bbc.com/
(6) https://vnexpress.net/hoat-
(7) https://www.bbc.com/
(8) https://www.voatiengviet.com/
Thương quá Hoàng Sa ! Ơi Đá Chim Én ! Hẹn Mùa Xuân Tới chắc Chim Câu đầy trời….
********************************************
Thân thăm 10 Đồng bào ngư phủ Quảng Ngãi cùng toàn gia đình của những Thuyền viên Võ Văn Thi, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Biên, thuyền viên Nguyễn Thương, …. của tàu cá QNg 95739 TS
Hoàng Sa hỡi ! Đá Chim Én ơi !
Biển Đông Biển Mẹ tận Chân trời
Hải tặc Đại Hán điên cuồng ác độc
Chúng xem thường Công pháp Loài Người
Chúng xâm chiếm Hoàng Sa Từ ấy :
Việt Nam Cộng Hoà quyết chiến thôi
Quyết tử bảo vệ Quê Cha Biển Mẹ
Hiến dâng Tổ Quốc 75 Cuộc đời
“Anh Hùng tử – Khí Hùng bất tử”
Đi vào Việt Sử Ngàn năm sáng ngời
Hôm nay giặc Đại Hán lại tàn ác
Đánh đập Đồng bào ngư phủ ngoài khơi
Nằm trong hải trường ngư trường Biển Mẹ
Thế giới lên án cướp biển động trời
Vứt 3 KHÔNG rồi 4 KHÔNG sọt rác
Liên minh Chiến lược Mỹ-Nhật-Âu tức thời
Con đường duy nhất cứu Dân cứu Nước
Một phút muộn màng mất Nước dễ như chơi
Thương quá Hoàng Sa ! Ơi Đá Chim Én !
Hẹn Mùa Xuân Tới chắc Chim Câu đầy trời….
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
cảm tác nhân đọc Trung Quốc hành hung ngư dân Việt Nam: Phép thử ngoại giao cho ông Tô Lâm?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9vpj1gkmvko
Học giả Bùi Chí Vinh
Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do
Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu
Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang
Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
Chúng săn anh và chúng đuổi em
Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”
Em ơi em tự do có thật
Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?
Em ơi em khi sinh tử cận kề
Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá
Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do!
NGUỒN MẠNG.
QUÂN ĐỘI
Nhà thơ nhân dân: TBT.
Luôn có tin tàu lạ
Giết ngư dân, phá tàu.
Xin được hỏi thủ tướng:
Quân đội của ta đâu?
Nếu vì hèn không thể
Bảo vệ được người dân,
Thì xin bớt lem lẻm
Vì nước và vì dân.
Cũng xin hỏi thủ tướng
Dân nuôi quân đội ta
Có điều gì không ổn,
Đáng phải để kêu ca?
Vậy thì sao quân đội
Không bảo vệ bà con.
Sao tướng nhiều đến thế.
Mà toàn tướng chơi gôn?
Cuối cùng, xin thủ tướng
Trả lời dân thực lòng:
Vấn đề là như thế.
Thủ tướng xấu hổ không?
Nguồn Mạng
NHÀ THƠ: Phạm Xuân Dũng
Chỉ cách đảo Lý Sơn hai trăm cây số
Là chiến thuyền Đại Hán nghênh ngang
Là gian khoan lũ cú diều lang sói
Muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam.
Máu của đồng bào ta lại đổ
Giữa biển Đông sóng vỗ muôn trùng
Chỉ cách đảo Lý Sơn hai trăm cây số
Hỏi ai còn mê ngủ nữa không ?
Hỏi ai là con cháu đội hùng binh giữ biển
Xiết chặt tay nhau chuẩn bị lên tàu
Hãy đồng lòng khi nước nhà nguy biến
Quét sạch bọn xâm lăng ngay ở trận đầu.
Không nhân nhượng, không thể nào nhân nhượng nữa
Trước ngoại bang hiếu chiến, bá quyền
Khi Tổ quốc mẹ hiền cơn nước lửa
Nhớ hội nghị Diên Hồng đại phá Mông Nguyên.
Hỡi dân Việt trẻ, già, trai, gái
Ở chân trời góc bể gọi tên nhau
Xin nối lại một vòng tay lớn
Chung một lời thề “Sát Thát” mau mau.
Chỉ cách đảo Lý Sơn hai trăm cây số…
NGUỒN MẠNG.
Bọn chệt lần này ra tay đánh trọng thương ngư dân mình là vì lão Trọng lú lâu nay quỳ mọp trước mặt nó, bây giờ ai đứng lên hoặc có ý kiến thì nó cho là chống đối, ngoại giao cây tre của Trọng lú là ngoại giao đớn hèn. Nó vào nhà mình cướp bóc, đánh giết nhưng lão cứ ôm cứng nó như dân đồng tính, mả mẹ cái thói dở hơi nhưng muốn ngồi lỳ làm lãnh đạo, nhưng chỉ báo hại.
Nhà thơ nhân dân Thái Thăng Long.
Những tên cướp biển thế kỷ 21
Huyênh hoang
Tàu bọc sắt, ngư lôi hỏa tiễn…
Chúng đã đụng tới Bạch Đằng oanh liệt
Đụng đến những tâm hồn rực cháy yêu thương
Đụng đến những trái tim phi thường
Đụng đến chân lý, niềm tin sức mạnh
Biển chiều chĩa gươm
Như nghìn nghìn con sóng
Biển âm thầm cho trận đánh ngày mai…
Những tên cướp đã rõ hình hài
16 chữ vàng mang dòng máu quỉ
16 chữ vàng hổ thẹn với tiền nhân
16 chữ vàng không phải của nhân dân
16 chữ vàng ô nhục
Chúng đã đụng đến cả một dân tộc
Một dân tộc ngẩng cao đầu bất khuất nghìn năm…
Chúng đã đụng đến từng trang lịch sử
Từng tấc biển khơi ngay chỗ ta nằm…
Một ngày mai đất nước vào trận đánh
Biển yêu thương về lại với non sông…
NGUỒN MẠNG.
Bộ Ngoại giao đã giao thiệp nghiêm khắc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, chính thức phản đối những hành vi này.
GIAO THỆP NGIÊM KHẮC NGHE RẤT YẾU ĐUỐI CHỨNG TỎ TÂM LÝ SỢ TẦU ĂN SÂU VÀO ĐẦU ÓC csvn, PHẢI NÓI LÀ :
CHÍNH PHỦ VN TRIỆU TẬP ĐAI SƯ TRUNG QUỐC ĐỂ PHẢN ĐỐI NGHIÊM KHẮC …