8-9-2024
Trận bão Yagi, hay còn gọi bão số 3 (mỗi năm xứ ta thường bị 10 – 12 cơn bão lớn nhỏ, mà Yagi mới là số 3) hoành hành suốt một ngày qua, ngày 7.9, ở đồng bằng Bắc Bộ; những nơi hứng nặng nhất gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, trong đó có những huyện đảo Bạch Long Vĩ, Vân Đồn, Cô Tô bơ vơ giữa trùng khơi. Chỉ có thể nói ngắn gọn thế này: Khủng khiếp, quá khủng khiếp.
Tôi may mắn (nói ra cũng ngại khi người khác phải chịu tang thương) sống trong Nam nên không bị gì, cũng không tận mắt chứng kiến, nhưng từng giờ từng giờ theo dõi chuyện quê (Hải Phòng), nghe các em các cháu bất đắc dĩ làm người tường thuật, chúng kể lại mọi điều đã, đang và cả sắp xảy ra, thấy thương lắm, lo lắm.
Chẳng hạn, tôi nhắn hỏi đứa cháu, cái mái che sân mày mới làm công phu như thế ra sao rồi, nó nhắn lại, cháu cũng chả biết nữa, cháu đi trực ứng phó bão, còn đám ở nhà cố thủ hết trong phòng, chả biết nó có còn không, hay bị bão xơi rồi. Tôi chắc mẩm chẳng còn, bởi mái trên cao tít mười mấy mét, hai bên là tường nhà. Gió lộng vào, mái như cánh diều, bay bổng, khó mà trụ được.
Mà khổ, ráng liên lạc được tới nửa buổi chiều thì bặt, bởi ở ngoải mất điện hoàn toàn, wifi oai phiếc tịt luôn, bọn em cháu như sống ngoài ốc đảo, chả biết lúc này đã phục hồi được chưa nữa.
Ông bạn đồng tuế Ất Mùi với tôi ở giữa thành Thăng Long bảo, mày ạ, kể từ khi cha sinh mẹ đẻ tới giờ, tao thấy có 4 thứ đáng sợ nhất trong đời, là chiến tranh, dịch Covid, bão số 3, Giáp Thìn 2024. Tôi hỏi, còn cái sợ thứ 4 nữa là gì, y không nói, chỉ nói thêm trận Yagi này kinh khủng khiếp, có khi cả đời bị một lần.
Coi tivi, coi báo, coi mạng (mạng cực kỳ đa dạng, cụ thể chi tiết, mà nhanh), những hình ảnh, video clip về bão, thấy nó quật xơ xác cả đồng bằng Bắc Bộ. Ôi quê tôi, quê tôi trong cơn cuồng phong thịnh nộ của ông trời. Cột điện tròn bằng thép vốn không tạo sức cản gió mà còn bị gãy đổ gập xuống, đủ biết sức vặn của thần gió thế nào, còn gì chịu nổi.
Lại nghĩ, người Sài Gòn và nhiều đô thị Nam Bộ cần sắm lễ tạ mà cảm ơn ông giời khi ổng đã ban cho vùng khí hậu cực kỳ ưu đãi, gần như không bị bão bao giờ (tôi do cuộc mưu sinh, xa quê, sống ở Sài Gòn gần nửa thế kỷ, chưa chứng kiến trận bão nào).
Nhớ có lần thập niên 80, do bên khí tượng dự báo sai, ông Huấn, phó chủ tịch UBND thành phố, mặc áo đen lên tivi đọc thông cáo của ủy ban, căng thẳng nghiêm trọng như sắp sửa tận thế. Hôm sau vẫn nắng vàng tươi rực rỡ, gió nhẹ, chả thấy bão đâu, nhiều người cười bảo nhau, hú hồn hú vía, đúng là thần hồn nát thần tính. Ông Vy, người Thủy Nguyên, bạn tôi, tủm tỉm: Sài Gòn làm đ*o gì có bão.
(Còn tiếp)
Chân dung Người đẹp bám chặt Đảo Cô Tô giữa Tâm mắt bão Yagi
**********************
Giữa Tâm mắt bão Đảo Cô Tô
Dừng đây ngắm dòng nước lũ lõa lồ
Cầu cao nghiêng ngả theo bão lố
Người đẹp Cô Tô HAY tranh Picasso ???
Ôi miền sơn cước Quê xưa Làng cũ
Chiến chinh bành trướng biên giới giặc thù
Giờ chiến tranh kinh tế vô cùng khốc liệt
Xưa Anh hùng nay cửu vạn khuân phu
Vác qua cửa khẩu toàn hàng đồ nhái
Sao cóp Tây phương từ bọn bú dù
Cháu gái rượu cửu vạn già hóa điếm
Gái rượu giờ cũng bốc vác lu bu
Trong bão Yagi chúng còn xả lũ
Cả Miền Bắc triều cường ngập lút mù
Thấy đấy đồng chí anh em Trun..g C..uốc
Cháu bác Mao ác độc hơn chú Chu…
Trọng bệnh ung thư không cho chữa
Khẩu Phật tâm xà khuyên kiểu ba xu
“Phóng xạ trị liệu giết mất chiến hữu
Theo ‘ngộ’ suốt Trường chinh chống thù…
Cứ cho uống vài thang Tàu thuốc Bắc
Chu choa khỏi ngay liền có chi mô !… ”
Đảo Cô Tô nghiêng ngả trong bão lố
Giữa Tâm mắt bão Người đẹp Cô Tô
Tác nghiệp máy ảnh thu hình sống động
Mỹ nhân Cô Tô hay Người đẹp tranh Picasso ???
Đâu như hàng vạn lũ báo đời ăn hại
Kiếp phận bán lưỡi nuôi trôn báo nô
Ôi lưu đày giang hồ ác mộng
Bừng sống mơ về nữ nhà báo Cô Tô
Ôi Bể Dâu đắm chìm trong Dâu Bể !
Đời lưu vong chỉ là thương nhớ ơ hờ
Mộng bền năm xưa Lời thề Chí lớn
Không thể là thoáng qua Giấc mơ !!!
Mỹ nhân Người đẹp Vùng Đất Mẹ
Đành lòng chết bên bờ Seine tô hô….!!!
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
cảm tác nhân xem thoáng qua bao ảnh Người đẹp Cô Tô vẻ đẹp bên trong bền lâu vĩnh hằng
https://soha.vn/chan-dung-nu-phong-vien-vtv-bam-tru-o-dao-co-to-dung-cam-tac-nghiep-giua-bao-yagi-1982409071722094.htm
Chân dung nữ phóng viên VTV bám trụ ở đảo Cô Tô, dũng cảm tác nghiệp giữa bão Yagi
Hân Như | 07/09/2024
Cháu gái rượu cửu vạn già hóa điếm
Gái rượu giờ cũng bốc vác lu bu
Thân mời sửa n..ại cho tăng nồng độ cồn rượu Tiên nữ n..ên một chút THÀNH :
Cháu gái rượu cửu vạn già nay hóa điếm
Gái rượu giờ mụ Tú Bà bà …tiếp chú thoòng lưng gù
Gái xí đành theo bậc Anh hùng một thưở
Như Bố già bốc vác quần quật tối mặt tối mù
Đám cháu nội đứa lên rừng làm lâm tặc tặc
Thằng trèo cao lấy mật ong Chúa gái chẳng dám tu
Đứa xuống biển mò tôm hùm rùa Vua trăm tuổi
Tất cả xuất khẩu phục vụ Thù xưa giờ Khách Tàu phù
HÀNG CHỤC TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
cảm tác nhân xem thoáng qua bao ảnh Người đẹp Cô Tô vẻ đẹp bên trong bền lâu vĩnh hằng
*******
Trong bão Yagi chúng còn xả lũ
Cả Miền Bắc triều cường ngập lút mù
Thấy đấy đồng chí anh em Trun..g C..uốc
Cháu bác Mao ác độc hơn chú Chu…ÂN N..AI
Hề… hề…, Nguyễn Thông này:
1. Năm Giáp Thìn 1904 có cơn bão tàn phá ĐB sông Cửu Long với gần 10000 người chết. Đây là cơn bão đi vào tâm trí của người dân với ký ức NĂM (GIÁP)THÌN BÃO LỤT, đến nỗi, họ coi thiệt hại của MÙA LEN TRÂU trong năm 1978 chưa là gì so với thiệt hại so với ký ức xa xôi đó. Năm Giáp Thìn 1964 mưa bão lại nhấn chìm miền Trung và cũng gần 10000 người thiệt mạng. Và năm nay 2024 cũng là Giáp Thìn đó, cho nên, rất mong rằng mọi con dân nước Việt hãy nhớ tới tổng kết của người dân Nam bộ nhé: NĂM THÌN BÃO LỤT (xin nhớ là có chữ GIÁP đấy, nhưng vì dân ta hay nói giản tiện vì thế GIÁP THÌN chỉ còn là THÌN mà thôi.
2. Năm 1997 có cơn bão số 5 với tên quốc tế là Linda đã đánh thẳng vào Tây Nam bộ làm cho tới 5000 người chết, mất tích và bị thương, hơn 3000 tàu thuyền đánh cá bị đánh chìm, 107890 ngôi nhà (chủ yếu là nhà kê không móng) bị đánh sập và cùng với rất nhiều ha nuôi trồng thủy sản hoặc lúa mầu bị hủy hoại. Ấy vậy mà Nguyễn Thông cùng ông bạn của mình MÂM CAO CỖ DÀY ở đất Sài Thành hoa lệ lại phun ra một câu: “Sài Gòn làm đ*o gì có bão”. BUỒN VẬY THAY!!!
Các anh em ở Hòn Gai hay nói, ở đây không có bão. Kể cũng phải, bão nhỏ vào đến vịnh, gặp núi là tan. Đợt này bão to, tan tác.
Có điều trùng lặp là, năm 1986, sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh lên thay. Đêm ngày mùng 5, sáng ngày mùng 6 tháng 9 năm 1986, bão số 5 đổ bộ vào Xuân Trường-Hà Nam Ninh, quê Trường Chinh. Bão số 5 gây thiệt hại to lớn, nhiều nhà mái bằng cũng bị sập, máy đo vận tốc gió ở các trạm khí tượng bị thổi bay hết, không biết chính xác vận tốc gió là bao nhiêu. Bấy giờ, nhà đương cục giấu đút thiệt hại, không như giờ la làng lên mong có cứu trợ.
Nay 7-9-2024, sau khi Nguyễn Phú Trọng chết, Tô Lâm lên thay, bão số 3, theo bản đồ vệ tinh thời tiết, lúc ở vịnh Hạ Long, gió gần tâm bão lên đến 187km/giờ. Khi tâm bão đổ bộ vào Hạ Long thì đổi hướng, từ Tây Tây Bắc thành Tây, lao thẳng qua Hải Dương, Hưng Yên quê Tô Lâm, tiến về Hà Nội. Đến Hà Nội đổi hướng Tây Nam đi Hòa Bình … rồi tiếp tục vòng vèo. 21h tối 7-9-2024, mắt bão ở Hà Nội, chả hiểu sao giời lại sáng với đủ màu xanh đỏ tím vàng.
Lịch trình có nhiều cái như kiểu lặp lại, như Hegel nói là vòng xoáy nhưng trôn ốc.
Ông Nguyễn Thông có lẽ chưa biết hết Sài Gòn vào những thời kỳ xa xưa, tôi nhớ hồi 10 hay 11 tuổi, vào khoảng năm 1966, 1967 hay trên dưới 1, 2 năm gì đó tôi không nhớ chính xác vì còn bé, Sài Gòn cũng gặp cơn bão khá lớn, đủ lớn để chính quyền lệnh cho học sinh nghỉ học 3, 4 ngày, tôi còn nhớ được hình ảnh các cây to trên đường Trần Hưng Đạo quận Nhất gãy nhánh gãy cành rơi lả tả trên đường. Nhưng chắc là sức mạnh của nó thua xa Yagi vừa qua… Tôi xin lỗi ông nếu trí nhớ tôi bị sai.