Việt Nam – quyền lực trong tay ai? (Phần 1)

Blog VOA

Trân Văn

21-8-2024

Một số thân hữu của ông Trương Huy San (nhà báo có bút danh là Huy Đức và blogger có nickname là Osin) vừa gửi tâm tình của họ về ông lên mạng xã hội nhân dịp ông tròn 62 tuổi [1].

Huy Đức bị tạm giam hôm 7/6/2024 cùng thời điểm với ông Trần Đình Triển, trong vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (Điều 331 BLHS) [2].

Khoảng một tháng sau ngày ông Trương Huy San và ông Trần Đình Triển bị bắt, viên đại tá đại diện cho Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) của Bộ Công an cho biết thêm: Hai người này đã có hành vi vi phạm pháp luật khi đăng các bài viết có nội dung vi phạm, xâm phạm quyền lợi của tổ chức, cá nhân. Đến nay, cả hai đã khai nhận hành vi phạm tội của bản thân. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật [3].

Huy Đức vốn là người thường xuyên bày tỏ suy nghĩ, nhận định về những vấn đề, sự kiện liên quan đến nhiều lĩnh vực tại Việt Nam (chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục). Trần Đình Triển cũng gần như thế nhưng họ không gặp rắc rối đáng kể nào. Không phải tự nhiên mà AP từng xem Huy Đức như… “thử thách giới hạn của tự do ngôn luận ở Việt Nam”. Gần đây, cả hai đã “xâm phạm quyền lợi của tổ chức, cá nhân” nào khiến công an phải khởi tố, tạm giam. Thậm chí còn… “mở rộng điều tra”?

***

Nếu thử tìm đọc những gì Huy Đức đã viết ắt sẽ thấy, trong khoảng 40 năm cầm bút, nhà báo Huy Đức thường chỉ trình bày suy nghĩ, nhận định về vấn đề, sự kiện, rất ít khi chỉ trích nặng lời cá nhân nào đó.

Nhân vật duy nhất bị Huy Đức “chì chiết” suốt nhiều năm là ông Nguyễn Tấn Dũng (cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Thủ tướng Việt Nam). Đó cũng là một trong những lý do khiến Huy Đức bị phê phán “thiếu khách quan”. Có một điểm cần chú ý, Huy Đức đã chỉ trích ông Nguyễn Tấn Dũng từ khi ông Dũng còn tại chức.

Đầu thập niên 2010, sau khi ông Dũng “tái đắc cử” để tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa (2006-2016), Huy Đức đã khuấy động dư luận bằng “Ba khâu đột phá của Thủ tướng”…

Xin trích một số đoạn để hình dung điều mà một số người cho là “ân oán” giữa Huy Đức và ông Nguyễn Tấn Dũng đến từ đâu: Không thể nghi ngờ khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, nhìn hai trang báo đăng bài “nhậm chức” dày đặc chữ, mới thấy, ông làm Thủ tướng tới nhiệm kỳ thứ hai mà cũng không kiếm được người viết diễn văn biết cách phân biệt sự khác nhau trong ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ

…Thật khó để gạch ra vài đầu dòng nói về đóng góp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ đầu, nhất là về mặt chính sách. Nhưng, khác với những người tiền nhiệm của mình, Nguyễn Tấn Dũng đang có cả một nhiệm kỳ trước mắt. Đây có thể là cơ hội cuối cùng và cũng có thể là cơ hội bắt đầu để ông tiếp tục nắm quyền với vai trò Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch NướcViệt Nam, xét về bản chất, không còn là ‘một quốc gia cộng sản mà chỉ là quốc gia độc đảng’. Trong thâm sâu, những người đồng nhiệm của ông Dũng không còn coi ý thức hệ là kim chỉ nam cho dù độc đảng vẫn là lẽ sinh tồn của họ. Nếu ông Dũng đòi xét lại định hướng xã hội chủ nghĩa, ông cũng sẽ bị tiêu diệt. Các đối thủ của ông sẽ chống ông không vì niềm tin mà vì đấy là công cụ tấn công mà không ai dám cãi. Nhưng, với tư cách Thủ tướng, ông Dũng có thể thuyết phục các đồng chí của mình ‘Giữ định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng thay vì lấy quốc doanh là chủ đạo thì phải chọn hiệu quả của nền kinh tế làm chủ đạo’...

Năm 2005, trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, khu vực quốc doanh tuy nắm 54,9% tổng số vốn sản xuất kinh doanh, 51% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn nhưng chỉ tạo ra 38,8% doanh thu, trong khi khu vực tư nhân chỉ chiếm 25% vốn sản xuất kinh doanh, 20,6% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chánh dài hạn nhưng đã tạo ra mức doanh thu chiếm 39,5%. Thế nhưng, năm 2006, thành phần kinh doanh kém hiệu quả này vẫn được ưu tiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ 75% tài sản cố định quốc gia, 20% vốn đầu tư xã hội, gần 50% vốn đầu tư của nhà nước và 60% tín dụng ngân hàng trong nước và 70% vốn vay từ nước ngoài. Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, chưa bao giờ khu vực kinh tế quốc doanh được coi là một khu vực kinh doanh hiệu quả. Không thể có cái gọi là chủ nghĩa xã hội như đức tin của một số người nếu những anh nắm nhiều nhất tài nguyên và vốn liếng quốc gia lại làm ra tiền ít nhất

Tất nhiên, nếu ông Dũng muốn, việc thực hiện những điều tối thiểu này cũng không phải dễ dàng. Một nội các mà một số thành viên của nó đã phải chi phí rất nhiều để ngồi vào không thể sẵn sàng chia tay với quyền cấp từng tờ giấy phép. Nhưng, cũng như ‘Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo’, đã lên tới đó thì đừng nghĩ tới mục tiêu kiếm chác. Thủ tướng cũng cần có sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình. Đối với một dòng họ có một người ngồi trên ghế Thủ tướng tới hai nhiệm kỳ thì điều đáng tự hào là những gì người đó đã làm chứ không phải là lượng đất đai, cổ phiếu mà các thành viên trong gia đình nắm được” [4].

Thực tế cho thấy, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố giã biệt chính trường để trở về… “làm người tử tế”, di sản mà ông để lại là hàng loạt đại án, các viên chức cao cấp (như Đinh La Thăng,…), lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước (như Trịnh Xuân Thanh,…) lũ lượt vào tù và không thể đếm xuể các “đại dự án” cũng như “dự án” của các tập đoàn nhà nước, tổng công ty nhà nước thất bại, thua lỗ do tham nhũng và kém cỏi. Cho dù không có thống kê chính thức nhưng có thể ước đoán tổng thiệt hại lên tới vài trăm ngàn tỷ đồng [5] [6].

Chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng, phân tích, nhận định về hậu họa mà Nguyễn Tấn Dũng và phe nhóm tạo ra, liệu giờ đây có sẽ thành “tội”, vì… “thời thế đã thay đổi”?

(Còn tiếp)

________

Chú thích

[1] https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02bh4YE2Bevspeu3tLUMFCtLeH4X39kiwWbNDKrs97QFbLrvBAHhLRarAkKcBxPWaul&id=100001402346694

[2] https://tuoitre.vn/bat-ong-truong-huy-san-osin-huy-duc-va-ong-tran-dinh-trien-20240602083151396.htm

[3] https://vietnamnet.vn/bo-cong-an-dieu-tra-mo-rong-vu-an-lien-quan-ong-tran-dinh-trien-truong-huy-san-2299744.html

[4] https://danluanvn.blogspot.com/2011/08/huy-uc-ba-khau-ot-pha-cua-thu-tuong.html

[5] https://phapluat.tuoitrethudo.vn/toan-canh-12-dai-du-an-thua-lo-nghin-ti-cua-nganh-cong-thuong-19144.html

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Chuyện giữa Nguyễn Tấn Dũng và Trương Huy San là chuyện mạt cưa mướp đắng.
    Nhiệm kỳ của Nguyễn Tấn Dũng có nhiều cái sự hay:
    -Dưới sức ép của các phe cánh, Phan Văn Khải về vườn khi chưa hết nhiệm kỳ, Phan Diễn lăm le ngồi vào ghế tổng bí thư phải về, Nguyễn Văn An về Nguyễn Phú Trọng lên.
    -Khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng, Nguyễn Phú Trọng lên làm chủ tịch quốc hội, dịch Tả tràn lan mấy năm liền ở Bắc Hà. Đám đương cục Chiều Nay lần đầu tiên lươn lẹo trong việc sử dụng từ ngữ để nói tránh, khả năng do 10B học văn khoa đề xuất, bệnh Tả gọi thành Tiêu Chảy Cấp. Thời xưa, khi có thay đổi nhân sự cấp cao, nếu xảy ra việc chẳng lành như thiên tai, dịch bệnh … thì cho rằng đức của người mới lên kém, nên mới dở trò. Đổ tại lung tung, cho bọn cấp dưới nói năng bừa bãi. Dịch Tả do Tiết Canh, rau sống, cấm tiệt, dịch vẫn tràn lan, xoay ra đổ tại Thịt Chó Mắm Tôm, Chó chín Mắm sống, vậy hẳn thằng Mắm Tôm là thủ phạm. Thôi toi, đám ngư dân làm mắm xong đời. Kêu khản cổ, nhưng thấp cổ bé họng, kêu sao thấu. Bọn dịch tễ không đưa ra được một mẫu Mắm Tôm có Phẩy Khuẩn Tả, nhưng cứ nói vậy đấy, bọn dân đen làm gì được. Mắm làm 3 Tôm 1 Muối, thành Mắm bão hòa muối, làm gì có sinh vật nào sống được mà vi trùng vi khuẩn. Cưỡng từ đoạt lý là thói quen cố hữu.
    -Các nhiệm kỳ trước, mỏ đào vãn, rừng chặt thưa … lại ra vẻ có tiền, xây dựng trụ sở, tượng đài bừa bãi … tổ chức SeaGame như Olimpic … Đến nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng, tài nguyên thiên nhiên dần suy kiệt. Mưu lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, thành lập các “quả đấm thép” để tiến lên sánh vai các cường quốc. Tiền ít muốn hít l.. thơm. Câu nói cửa miệng của Nguyễn Tấn Dũng là dzay dzon, gái đĩ day rốn khả năng lấy lỗ làm lãi cao, đám ngợm ăn hai đái nát dzay dzon chỉ có phá sản. Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không chịu trách nhiệm trái phiếu quốc tế do doanh nghiệp phát hành được chính phủ bảo lãnh. Vụ bê bối khoản nợ 600 triệu USD của VinaShin với Credit Suisse, Trần Bắc Hà đứng ra “dàn xếp” … nhưng từ đó Chiều Nay khó có thể vay tiền của nước ngoài.
    -Chuyện tranh chấp ngoài bể Đông, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố để “chính phủ lo”, dân đen biết gì mà lôi thôi.
    -Trang Bauxite Việt Nam ra đời ở giai đoạn này, nhằm kiến nghị không đào mỏ Nhôm ở Tây Nguyên, nhưng bị phớt lờ, Nguyễn Tấn Dũng bảo ông tướng già ấy giờ làm được gì, khi Võ Nguyên Giáp mấy lần viết cho bộ chính trị vì chuyện này.
    Trương Huy San xộ khám, bè ở ngoài uống rượu “cho Huy Đức” thì ích sự gì. Phạm Xuân Nguyên tán dương “…Dòng máu và khí phách này của Phan Đình Phùng có ở Huy Đức … “. Trương Huy San ca tụng công ơn “trời bể” “khai hóa văn minh” của nước mẹ Phú Lãng Sa, phê phán những người chống thực dân là ấu trĩ, non xanh, không nhìn thấy cái lớn … trong khi Phan Đình Phùng chống Phú Lãng Sa đến chết. Xem cái luận điểm của lều ngâm cứu Phạm Xuân Nguyên, câm cũng phải ú ớ.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây