Lại bàn về chuyện kế tục, kế cận

Kim Văn Chính

7-8-2024

1. Ngoại trừ Bắc Triều Tiên là một quái thai cộng sản với thể chế cha truyền con nối và độc tài khét tiếng (Dù vậy Bắc Triều Tiên vẫn được xếp vào nhóm chính thể cộng sản, cùng nhóm với Việt Nam), còn lại có Liên Xô (đã sụp đổ), Trung Quốc và Việt Nam là ba nước có chính thể cộng sản đủ lâu để nghiên cứu xem xét về nhiều vấn đề của chính thể cộng sản, trong đó có vấn đề kế tục lãnh đạo cao cấp nhất trong Đảng Cộng sản (Cuba ở xa và ít tư liệu tôi cũng loại bỏ).

2. Mô hình cộng sản cho dù có các thể chế giống hệt thể chế các nước dân chủ (hiến pháp, các bộ luật, khẩu hiệu xây dựng nhà nước pháp quyền, các định chế theo mô hình tam quyền phân lập…) nhưng trên thực tế nó giống với chủ nghĩa phong kiến nhiều hơn là giống chủ nghĩa tư bản dân chủ pháp quyền. Đó là vì luôn có một điều kiện tiên quyết là Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước được chế định vào Hiến pháp và không có luật về đảng. Điểm chung là Đảng Cộng sản có quyền lực rất cao, giữ vai trò lãnh đạo thực sự đối với nhà nước. Người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản là nhân vật quyền lực nhất nhưng làm việc theo nguyên tắc của đảng là “tập trung dân chủ”.

Do có nguyên tắc tập trung dân chủ (hiểu nguyên tắc này không phải ai cũng hiểu giống ai), ông Tổng Bí thư đảng phải tôn trọng, chí ít cũng phải tôn trọng về hình thức và trên nguyên tắc, các quyết định tập thể của các loại tập thể của đảng như đại hội đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị…

Bộ Chính trị rất quan trọng gồm các thành viên được phân công và giao quyền rất rộng ,mỗi người một lĩnh vực lãnh đạo. Nhiều thời kỳ, ủy viên Bộ Chính trị gần như có quyền bất khả xâm phạm (không bị kỷ luật khi đang trong nhiệm kỳ).

Có người nói rằng, trong thể chế cộng sản ông vua là vua tập thể (tập thể Bộ Chính trị) thì cũng đúng phần nào. Tuy vậy, nhân vật đứng đầu (Tổng Bí thư) rất quan trọng và có quyền thao túng được tất cả các loại tập thể của đảng. Nhân vật Tổng Bí thư đích thực là nguyên thủ số 1 của đảng và của quốc gia. Và vấn đề kế tục vị trí này, nhất là khi ông ta chết giữa nhiệm kỳ là rất quan trọng.

3. Thể chế của các đảng cộng sản không quy định gì cụ thể về chuyên kế tục, do đó mỗi một lần kế tục lại phải một lần nín thở chờ diễn biến trên thực tế. Về nguyên tắc, quyền bầu lên Tổng Bí thư thuộc thẩm quyền của đảng, khi có đại hội thì đại hội bầu, khi giữa nhiệm kỳ thì Ban chấp hành Trung ương bầu, có giá trị đến kỳ đại hội tiếp theo. Tuy nhiên, nếu như uy tín của lãnh đạo quá cố quá lớn, nếu có lời di chúc thì nhiệm vụ của đảng đỡ phức tạp hơn, dẫu sao cũng được định hướng bởi lãnh đạo đã quá cố.

Tuy nhiên, rất ít lãnh đạo cộng sản dù có uy tín rất cao, sử dụng quyền di chúc về nhân vật kế thừa. Có lẽ do họ quá hiểu đảng của mình có nhiều chuyện phức tạp về bầu bán nên xu hướng là họ rất thận trọng trong chuyện thừa kế…

Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc đều có lịch sử về các trường hợp kế tục thành công và không thành công, tạo ra những khúc quanh của lịch sử rất ly kỳ và hấp dẫn.

4. Trong lịch sử xây dựng đảng và chính quyền Nhân dân ở Việt Nam, chỉ có cụ Hồ Chí Minh là có nhãn quan tinh tường và quyết định đúng đắn khi chọn người kế nhiệm: Cụ đã chọn Lê Duẩn thay vì chọn Trường Chinh hay Võ Nguyên Giáp, nhưng cách cụ Hồ đưa Lê Duẩn vào hàng kế cận rất uyển chuyển, đúng lúc và thuyết phục. Và quyết định đó rất đúng cho cách mạng Việt Nam thời kỳ đó. Lê Duẩn được Đại hội 3 bầu với số phiếu rất tập trung.

Các lãnh đạo về sau hoặc là bỏ lơ trách nhiệm xây dựng kế vị, phó mặc cho Đảng bầu, hoặc là có để ý, có làm nhưng không thành công.

– Khi Lê Duẩn ốm nặng, theo Hồi ký Đoàn Duy Thành thì Lê Đức Thọ lúc đó quyền thế khuynh loát thiên hạ, đã đề nghị Lê Duẩn viết di chúc để ông ta làm Tổng Bí thư. Lê Duẩn đã từ chối khéo và nói rằng, đảng ta chỉ có cụ Hồ mới có tư cách làm việc đó. Sau khi Lê Duẩn mất, Trung ương Đảng đã bầu Trường Chinh làm Tổng Bí thư cho đến Đại hội 6.

– Khi bác Trường Chinh đến Đại hội 6 chuẩn bị nghỉ chức vụ Tổng Bí thư, bác đã phó mặc cho Đảng tìm người và bầu bán. Đại hội 6 đã bầu ra Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh như một nhân tố mới và bất ngờ, đánh dấu thời kỳ đổi mới, bước ngoặt của đất nước (bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp). Ba bác già là Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng nhận chức vụ cố vấn (theo mẫu Trung Quốc).

Thời kỳ này đã bàn và thống nhất về tuổi phải thôi làm lãnh đạo cao, đồng thời ra quy định về việc tối đa chỉ được kéo dài hai nhiệm kỳ cho cùng một chức vụ đảm nhiệm…

– Bác Nguyễn Văn Linh nghỉ, ủy quyền cho Đại hội bầu ra Ban chấp hành mới để bầu Đỗ Mười.

– Đỗ Mười cùng với Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh tạo nên bộ ba quyền lực rất đáng ghi nhận. Bộ ba này có dấu hiệu không muốn chuyển giao quyền lực cho thế hệ sau, do đó có sự thỏa thuận làm tiếp cho đến giữa nhiệm kỳ…

– Đại Hội giữa nhiệm kỳ Khóa 8 đã bầu Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư. Ông bài bỏ chế độ cố vấn.

– Lê Khả Phiêu làm được hai năm rưỡi thì đến Đại hội 9, trước áp lực của Bộ Chính trị, Lê Khả Phiêu xin nghỉ, thôi làm việc. Ông cũng không chọn ai mà để Đại hội 9 bầu ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư.

– Ông Mạnh làm hai khóa liền và khi nghỉ cũng không chọn ai mà Đại hội 11 cũng như các Đại hội sau bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư liền ba khóa.

– Ông Trọng có nhiều hành động có vẻ chọn và bồi dưỡng người kế vị mình, nhưng các nhân vật được chọn đều đứt gánh giữa chừng… Và đại tướng Tô Lâm nổi lên lừng lững không ai có thể cản đường.

Đại tướng Tô Lâm đã được Ban chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư với số phiếu tuyệt đối 100%.

Nhưng nhiệm kỳ của Tô Lâm trước mắt cũng chỉ đến Đại hội 14. Muốn làm Tổng Bí thư tiếp lại phải trải qua 1 quy trình khá nhiều bước mà diễn biến khó đoán định trước…

Do đó, trong hai năm tới, Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ hành động khá quyết liệt để thực hiện các việc cần làm trong nhiệm kỳ này. Đó là các việc gì? Hãy chờ xem thì rõ.

Bình Luận từ Facebook

5 BÌNH LUẬN

  1. “Đại tướng Tô Lâm đã được Ban chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư với số phiếu tuyệt đối 100%.”
    Được bầu? Hay phải bầu thưa tác giả vẫn còn là đề tài để thảo luận.

  2. Cho phép tớ được góp 2 hào vô bài này

    – Rất tán thành điều 4 của bài, vì (quá) chính xác . “Trong lịch sử xây dựng đảng và chính quyền Nhân dân ở Việt Nam, chỉ có cụ Hồ Chí Minh là có nhãn quan tinh tường và quyết định đúng đắn khi chọn người kế nhiệm: cụ đã chọn Lê Duẩn thay vì chọn Trường Chinh hay Võ Nguyên Giáp, nhưng cách cụ Hồ đưa Lê Duẩn vào hàng kế cận rất uyển chuyển, đúng lúc và thuyết phục. Và quyết định đó rất đúng cho cách mạng Việt Nam thời kỳ đó”. This will shut up những ai nghĩ Kim Văn Chính viết kiểu này thì chắc Cộng sản chả nghe theo . Lemme break it down fo ya, … nah, cứ để mọi người tin những gì mình tin

    – Rất tán thành điều này lun “Thể chế của các đảng cộng sản không quy định gì cụ thể về chuyên kế tục, do đó mỗi một lần kế tục lại phải một lần nín thở chờ diễn biến trên thực tế”. Ừ, gần giống với cái thứ trí thức nhà mềnh gọi-là “văn minh”. Năm nay election year bên này, dân đang nín thở chờ diễn biến trên thực tế

    “Thời kỳ này đã bàn và thống nhất …”

    Có nghĩa “luật” làm ra cũng chỉ từ những “bàn & thống nhứt”, và cũng có nghĩa nếu “bàn & thống nhứt” rằng những chiện đã “bàn & thống nhứt” từ trước cũng có thỉa đem ra “bàn & thống nhứt” để kết luận tạm thời hổng dùng tới . Điều này nên áp dụng nếu Đảng lựa chọn được người có thỉa kế thừa tư tưởng của (đầu tiên & trên hết) Chủ tịch Hồ Chí Minh, kế tới là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rùi Tbt Nguyễn Văn Linh của hội nghị Thành Đô . Nếu Tbt Tô Lâm có thỉa kế thừa những điều đó về thực chất, bảo đảm được sự ủng hộ của thằng tớ . Hổng dám đại diện cho ai, nhưng chắc chắn được sự ủng hộ

    – Zìa “thực hiện các việc cần làm trong nhiệm kỳ này”, mong mún Tbt Tô Lâm phát triển tư di “Cứu Đảng là cứu nước” hiện đang là tren trí tuệ bi giờ, và nhớ đọc 2 cái tên . Đầu tiên & tiên quyết “Đảng CỘNG SẢN“, và cái tên kế cũng wan chọng hổng kém “cộng hòa XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam”. Và hy vọng các trí thức nhà mềnh, trước khi đặt bút xuống cho tụi chiên da chích đùi có cơ hội làm việc, cũng nhớ đọc 2 cái tên này lun

    Chỉ mong có thía

    • “Xã Hội Chủ Nghĩa”… ccc gì mà không có được Free-Giáo Dục và Free-Y tế ? Vứt mẹ nó 4 chữ này ra khỏi cái gọi là CH-XHCN-VN cho dzồi,hả thằng DLV muỗi đỏ kia !

      • didnt i say Đảng cần phải nghe lời khuyên “Đổi Đúng” của ô Đặng Đình Mạnh thời ổng còn là luật sư ?

        Đổi Mới đập tan nát 4 chữ “Xã Hội Chủ Nghĩa” trong tên nước để lập nên nền chiên chính tư bửn gòi, thì những chiện tụi bay phàn nàn cũng gone hít chơn hít chọi . Mún đem lại những thành tố XHCN như mong ước của mọi người, Đảng phải từng bước gỡ dần những tác hại của ĐM. Tớ chỉ đề xuất “ý thức” với bác Tô Lâm, với Đảng & mọi người thui . 1 khi có “ý thức” mình là ai, mọi hành động & tư di đều sẽ tự định hướng theo “ý thức”, mọi chiện sẽ dễ dàng hơn

        Cho tới 1 lúc nào đó, nhìn lại sẽ thấy VN trở thành 1 nước XHCN thực thụ như mong mún của mọi người

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây