Giật mình!

Tạ Duy Anh

29-4-2024

Sau những gì đang diễn ra trong giới quan chức toàn cỡ Mối Chúa mà tới đây chắc chắn còn nhiều bất ngờ kinh hoàng, xin mời quý vị đọc lại đoạn thẩm định trích ra từ công văn số 914/CXBIPH-QLXB, của Cục Xuất bản, In và Phát hành đề ngày 13-9-2017, dùng làm cơ sở cho việc cấm lưu hành tiểu thuyết Mối Chúa.

…Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó, tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bởi những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền. Một số chi tiết được viết với giọng giễu nhại sâu cay, miêu tả tiêu cực có phần tô đậm và có tính khái quát khiến cho hiện thực trở nên đen tối, u ám. Các trang viết về chính quyền cưỡng chế nông dân trong việc thực hiện các dự án được miêu tả một cách cường điệu, coi đó như hai lực lượng thù địch, chính quyền đàn áp như một trận đánh được chuẩn bị kỹ lưỡng từ vũ khí đến lực lượng bí mật”.

(Hết trích)

Xin quý vị hãy chỉ giúp, nếu cuốn sách nói về những gì như ghi trong THẨM ĐỊNH, thì nó bôi đen hiện thực và nguy hiểm cho xã hội ở chỗ nào, (chắc chắn hiện thực đen hơn nhiều) hay nó mang tính cảnh báo, một chức năng của văn học?

Về phần mình, tôi bỗng giật mình nhận ra: Hình như những việc làm tử tế ở xứ này luôn bị một thế lực hắc ám nào đó không muốn đất nước tiến bộ, tìm mọi cách để ngăn cản, hủy diệt.

Chả trách…

_____

Viết thêm: Mối chúa, với bút danh Đãng Khấu, đã được xuất bản thông qua NXB Hội nhà văn năm 2017, sau đó bị cấm. Năm 2018, NXB Người Việt ở Mỹ in lại, lấy đúng tên tác giả và tháng 11 năm 2023, bản tiếng Anh được xuất bản bởi Penguin Random House.

Bình Luận từ Facebook

2 BÌNH LUẬN

  1. Chả mấy ai đọc nữa đâu, bắt chước Chí Phèo rõ mồn một. Từ cụ Bá thành Tổng Đốc, nay Tam Công cơ mà.
    Thạo về Hội Tam Hoàng thì viết về Vạn Thịnh Phát cho mới mẻ. Không thì, uống Red Label xách tay từ tận xứ Scot, và chia buồn với Ráng Chiều Trương Huy San …

  2. “Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn ngụy ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên chiến trận… [Tạ Duy Anh, Đi tìm nhân vật, trang 136”

    Xin quý vị hãy chỉ giúp, cuốn sách nói về một hiện thực hoành tráng, tố cáo tội ác Mỹ-Ngụy, và vì vậy, mang tính cảnh báo, một chức năng của văn học? Aint that là những tính chất của nền văn học hiện thực XHCN 2.0?

    Việt Nam xuất bản lộn sách của Tạ Duy Anh gòi . Đoạn văn này đáng lẽ phải được in tại Việt Nam để mọi người cùng thưởng thức, hơn thía, phải được dựng thành phin . Đàng này lại để cho hải ngoại in … Thiệt tình lun!

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây