15-9-2023
Tăng, nâng, thúc (tăng cường, nâng cao, thúc đẩy) là những từ ngữ được sử dụng dày đặc trong các nghị quyết, nay được tìm thấy không ít lần sử dụng trong các công trình nghiên cứu (luận văn, luận án, đề tài khoa học), nhất là ở phần kiến nghị hay nhiệm vụ và giải pháp.
Đặc biệt hôm nay tôi lại vô cùng xúc động gặp những từ ngữ này trong một văn bản của Chính phủ – Đó là Quyết định số 1056/QĐ-TTg ngày 13/9/2023 về việc phê duyệt “Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật giai đoạn 2023- 2030”.
Một chương trình thiếu vắng linh hồn hay một nghiên cứu thiếu vắng hạt nhân lý luận để giúp cho nền luật học và đào tạo luật phát triển thực sự.
Chưa phân tích đầy đủ thấy ngay:
– Chương trình trước hết không thấu hiểu giá trị, ý nghĩa, vai trò nói chung của pháp luật trong một đất nước, không thấy hết vai trò, vị trí của đào tạo luật trong đó. Vì thế Chương trình chỉ nói tới mỗi ba mục tiêu của đào tạo cử nhân luật là đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Mặc kệ hạ tầng kinh tế, trong khi pháp luật là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng kinh tế thị trường. Dường như người soạn thảo Chương trình chưa học chính trị cao cấp nên không quan tâm tới chủ nghĩa Mác?
Các quyền tự do của con người, của công dân cũng chẳng thấy Chương trình nhắc tới. Vậy nền tảng nào để đánh giá sự đúng đắn và thành công của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
– Linh hồn của một chương trình đào tạo luật là gì? Tại sao Chương trình không làm rõ để tập trung vào đó tìm kiếm giải pháp, mà toàn thấy tăng, nâng, thúc không trúng?
Câu hỏi thêm đối với Chương trình:
(1) Gọi là Chương trình nhưng trong đó có những chính sách lớn, vậy tại sao những người bị tác động, ảnh hưởng không được thảo luận?
(2) Phải chăng mục đích thực sự của Chương trình chỉ nhằm dẹp bớt những cơ sở đào tạo cử nhân luật?
_______
Ảnh chụp màn hình nội dung quyết định: