Viết nhân chuyện kỷ luật mấy cán bộ có sổ tiết kiệm mấy trăm triệu đồng không kê khai

Kim Văn Chính

20-8-2023

Tài sản cá nhân và kiểm soát tài sản cá nhân của xã hội là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống quản lý tài sản – tài chính của một xã hội (tài chính của xã hội còn có các hệ thông tài chính công và tài chính của các pháp nhân – doanh nghiệp rất lớn và rất phức tạp, tôi không nói ở đây).

Trong một nền kinh tế thị trường phát triển (tức là gắn với tiêu chí văn minh) như Đức, Anh, Mỹ… hệ thống quản lý tài sản – tài chính là cả một rừng thể chế và việc thi hành chúng trong thực tế trơn chu, rộng khắp, triệt để, công tâm, không có chỗ trống – tất nhiên thực tế vẫn còn có những kẽ hở, nhưng các cơ quan công quyền liên tục và thường xuyên cố gắng bịt các kẽ hở đó, không cho phép ai lợi dụng chúng để trục lợi cá nhân.

Do vậy, người Việt khi làm ăn ở các nước phát triển, ít người trở thành giàu nhanh bất thường được. Ai giàu thì cũng là giàu chính đáng do tài năng hoặc may mắn, làm ăn, kinh doanh gặp thời phất mạnh. Ai làm công ăn lương thì è cổ ra đóng thuế – càng nhiều tiền, nhiều tài sản, đóng thuế càng cao – đến mức hết đời ăn lương về hưu cũng chỉ kịp tích lũy một đôi triệu đô đã là người ở đỉnh cao của thang bậc lương rồi, đủ mua một cái biệt thự hạng xoàng và mua vài tài sản cá nhân hạng vừa như xe cộ.

Đất nước Việt Nam xưa theo cơ chế bao cấp, tưởng như thế là công bằng nhưng hóa ra (theo kinh nghiệm của các nước đi trước tiên phong như Nga, Trung Quốc…) nó chỉ là một xã hội cào bằng giả tạo theo tầng lớp (xã hội này giờ vẫn phát triển mạnh ở Bắc Triều Tiên, Nga, TQ…), theo đó tầng lớp thượng tầng là các ủy viên lãnh đạo Bộ Chính trị, sống như các ông hoàng, thấp hơn là lớp trung gian đại thần chen chúc nhau hưởng bổng lộc với tài sản phải ‘same same’ nhau, dưới nữa lớp cùng đinh thì ai cũng nghèo khổ như ai (chia đều sự nghèo khó) vì tài sản tập trung hết ở các tầng lớp trên họ hưởng rồi, xã hội mất động lực làm việc không tạo ra bánh lấy đâu bánh ăn?

Cuộc cách mạng “đổi mới” chuyển sang cơ chế thị trường đã cứu dân tộc và chế độ đương thời của Việt Nam không sụp đổ. Dân có tài sản, người giàu nhiều lên, thu nhập xã hội tăng nhanh.

Và Việt Nam mong muốn có một hệ thống tài chính đạt chuẩn thị trường (học theo được như Mỹ, Đức, Anh…). Nó là 1 trong 5 tiêu chí của một nền kinh tế thị trường (điều mà các lãnh đạo nước ta đi đâu cũng đề nghị các nước họ công nhận).

Tiêu chí đó là: hệ thống tài chính phải thông suốt, minh bạch, công khai, giám sát được bởi các định chế xã hội.

Tại sao Quốc hội, dân chúng phải giám sát và phải giám sát được tài chính công, chi tiêu NSNN (kể cả chi tiêu cho quốc phòng) là vậy. Chuyện một ông Thủ tướng đi công cán mà cho trực thăng công ghé thăm nhà, dân họ biết được là có quyền kiện, thủ tướng sai là mất chức ngay.

Trong mảng tài chính tài sản cá nhân, mọi người rất tôn trọng quyền sở hữu tài sản cá nhân, nhưng Nhà nước phải giám sát mọi biến động của tài chính, tài sản cá nhân chặt chẽ. Chặt đến mức không con ruồi nào thoát khỏi tầm mắt của các cơ quan quản lý giám sát tài chính cá nhân.

Một tổng thống, thủ tướng nhận tiền nhuận bút xuất bản sách hoặc tham gia thảo luận ở nước ngoài, khi về nước “quên” Khai báo và đóng thế thu nhập là bị khởi tố về thuế liền.

Tôi có quen nhiều người việt sống bên Đức lâu năm, nhiều khi đến ở chỗ họ sống hàng tháng nên được nghe rất nhiều chuyện về giám sát tài chính bên đó. Tôi rất lạ là hàng ngàn người Việt Nam bên đó sống mấy chục năm, nhiều người cũng có tiền, nhưng rất ít người xây nhà, mua nhà biệt thự lớn! Hóa ra, hầu hết họ là những người kiếm tiền bươn chải nhiều năm, cơ hội và rủi ro đan xen, nên rất ngại va chạm với hệ thống giám sát tài chính Đức. Có chút tiền kha khá thì gửi về Việt nam mua cái nhà để đó cho thuê. Bên Đức chỉ khai báo thu nhập vừa đủ sống hàng năm.

Hệ quả là: ai mà làm ăn có tiền, dư giả thu nhập, không bao giờ dám công khai những thu nhập đó, thậm chí không dám gửi vào tài khoản ngân hàng mà phải giữ bằng tiền mặt. Vậy mới có nhiều chuyện bọn cướp bên Âu hay tấn công, cướp của người Việt vì họ hay giữ tiền mặt, có khi rất lớn trong người và trong nhà. Nhiều người có nhiều tiền nhưng không dám mua xe mới đắt tiền (khoảng trên 50.000 EUR – hơn 1 tỷ VND bên đó được coi là xe đắt tiền), vì nếu chỉ cần mua xe đắt tiền, hóa đơn mua hàng lộ ra, thanh tra tài chính có thể đến hỏi thăm liền về nguồn thu nhập. Đi chợ mua hàng mà mua nhiều hàng hiệu cũng có thể bị thanh tra nguồn thu nhập (tại sao không tương xứng, không khớp với khai báo thu nhập – thuế). Ai có nhà to, nhiều nhà, chắc chắn sẽ phải nộp thuế nhiều hơn, về già không được hưởng trợ cấp tiền thuê nhà dành cho người già ít thu nhập).

Tóm lại, hệ thống quản lý, giám sát tài chính cá nhân ở các nước phát triển nó là công việc thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, công bằng, nghiệp vụ cao. Nó không cần bất kỳ một cơ quan kiểu Thanh tra chính phủ hay Ủy ban kiểm tra Đảng các cấp như ở Việt nam.

Trên nó là luật pháp và hệ thống tư pháp – tòa án.

Nó tự động làm việc 24/24 không ngơi nghỉ.

Nó không cần các mệnh lệnh, hô hào phong trào kiểu học tập tấm gương ai đó rồi mới lại làm, hết phong trào rồi thôi, nghỉ đã.

Nó công bằng cho mọi người, dân thường cũng như quan chức, chứ không có chuyện dân thường xử theo luật, quan chức xử lý nội bộ trong đảng.

KẾT:

– Giám sát tài chính quá cần nhưng phải làm bài bản. Làm xôi đỗ, theo phong trào hoặc làm kiểu lạm dụng sẽ chỉ làm cho câu chuyện phức tạp hơn.

– Giám sát tài sản – tài chính cán bộ nhưng cũng cần giám sát cả tư nhân, chống trốn thuế, rửa tiền tư nhân mới là lỗ hổng rất lớn trong quản lý tài chính ở Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN

  1. Nhưng như đã nói, bài này có những ý kiến hoàn toàn hổng tệ . Quan sát Đức, 1 nước “phát triển”, tác giả đã chỉ rõ chiện “kiểm kê tài sản” hổng phải là đặc trưng của các chế độ Xã hội chủ nghĩa, và cái lợi của nó -chứng tỏ bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội- là triệt tiêu 1 cách hiệu quả các phương thức làm giàu bất chính . Trong những xã hội làm (rất) tốt chiện kiểm kê tài sản, chỉ những người thật sự giỏi mới có thể giàu, ngoài ra thì ai cũng bình đẳng như ai .

    Và theo Tỷ Lương Dân Nguyễn Hữu Vẹm (*), nếu chế độ TA làm tốt công tác kiểm kê/tra/soát tài sản như thời với sự đóng góp nhiệt tình của những người như Trần Đức Thảo, Đảng đã có thể có khả năng tậu 1 hàng không mẫu hạm, góp sức khiêm tốn của mình vào công cuộc bảo vệ biển trời của Tổ quốc, cũng như sự hòa bình ổn định của biển Đông, nối tiếp truyền thống chống Mỹ của dân tộc các bác ngày xưa

    Nói khó thì nó khó, nhưng nếu nghĩ dù khó mấy cũng phải làm thì mọi chuyện cũng không khó lắm . Yes, difficult, but doable. Khó, nhưng có thể thực hiện được

    Đầu tiên hổng (cả) cần tiền đâu, nên phiên phiến lại cái tư di gọi-là “Đổi Mới”. Đúng, hổng thỉa làm 1 U-turn nghiệt ngã, nhưng có thể tạo nên những đường tiệm cận, tạo nên những đường cong mềm mại để những chuyển tiếp qua Đổi Đúng, như mong muốn của ls Đặng Đình Mạnh, không tạo ra những hiệu ứng gây sốc với cái loại dân hít bít phải gọi là gì hiện nay

    Nhưng trước hết, những Đổi Đúng đó phải được thực hiện chính trong Đảng . Lâu lém rùi, muốn đọc được 1 cái gì đó hổng mang tính phản bội từ hội lái lợn, still waitin. Hãy Đổi Đúng từ đó trước .

    (*) Trí thức Việt Kiều ở Pháp nổi tiếng yêu Đảng yêu chế độ từ xưa tới giờ . Không từ bỏ cái bát bo có thể những chữ “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” vẫn còn thiêng liêng và thân thương với những người như họ .

    Bạn hẹn nếu qua Paris lần nữa sẽ dẫn đi ăn món lươn Ulm. Mấy con trạch đầu lấm bùn ở Ulm hổng biết có ngon không mà thằng chả ca quá .

  2. Cho tớ được phép đóng góp, vì bài này có những ý khá hay, nhưng 1 số nhận định thì … Trí thức XHCN, WTF you expect.

    “Tài sản cá nhân và kiểm soát tài sản cá nhân của xã hội là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống quản lý tài sản – tài chính của một xã hội”

    Rất đúng & chính xác . Nếu Việt Nam thiếu cái gì, đó là 1 hệ thống có thể kiểm soát được tài sản của (từng) cá nhân trong xã hội . Thật ra, Việt Nam Dân Chủ Cộng Đồng & sau này là CH Xã Hội Chủ Nghĩa đã từng tồn tại 1 hệ thống rất hữu hiệu, 1 phần nữa dựa vào tai mắt của nhân dân như Đức . Nhưng “Đổi Mới” đã phá cho bằng hết những thứ (rất) cần cho xã hội .

    “khi làm ăn ở các nước phát triển, ít người trở thành giàu nhanh”

    Rất chính xác . & you calll it “phát triển”(???!!!). Các nhà phân tích cũng đã chỉ ra đang có nạn chảy máu dòng tiền & nhân lực từ Mỹ & các nước “phát triển” qua những quốc gia “kém phát triển” hơn . VN hiện giờ là 1 chỗ để kiếm tiền, làm giàu, cần quảng cáo như vị để có thể thu hút giới này từ những nước “phát triển” lẫn những nước tương đồng thể chế .

    “một xã hội cào bằng giả tạo theo tầng lớp”

    Cho tớ phản biện chỗ này . Cái xã hội đó khá -nếu hổng mún nói là “rất”- công bằng, ít nhứt là về wealth distribution. Những thứ gọi-là “thượng tầng” chỉ là tiêu chuẩn do xã hội & chính thể đòi hỏi . Ai giỏi, có đóng góp nhiều (hơn) thì được hưởng 1 số trợ cấp có thể được xem là ưu đãi hơn . Nhưng họ xứng đáng được như vậy . Nhìn lại coi, nói là “gian quan nịnh thần” nhưng nếu đi vào tên tuổi, ai cũng đáng kính đáng trọng hết . Gia đình Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, gia đình bà Phạm Chi Lan, gđ bộ trưởng Cù Huy Cận … Tuyền những người xứng đáng cả . Mấy câu thơ ghen ăn tức ở của các thế lực thúi địch chỉ có thể xem là bôi bác sự tốt đẹp tự nhiên của 1 chế độ theo chủ nghĩa Cộng Đồng . Chỉ nên nhớ nhà nghiên cứu Bùi Quang Vơm đã chỉ rõ xã hội miền Bắc, đúng là vẫn còn thiếu thốn do sự phá hoại đến điên cuồng của Đế quốc Mỹ, muốn đưa xã hội các bác trở về thời đồ đá, nhưng vẫn hơn hẳn cái xã hội phồn vinh giả tạo ở miền Nam, lúc đó đang rên xiết trong gọng kìm của độc tài tư bửn, đến độ ai là người có lương tri như Cao Huy Thuần, như hòa thượng Thích Trí Quang cũng phải đứng lên chống lại .

    “xã hội mất động lực làm việc không tạo ra bánh lấy đâu bánh ăn”

    Who ya try to kid? Toàn bộ động lực của miền Bắc -tính cả Bắc Kinh- lúc đó giành cho cuộc kháng chiến đánh đuổi độc tài Mỹ-Ngụy để thiết lập nền Dân Chủ trên cả nước . Miền Bắc phải đối đấu với cuộc “chiến tranh phá hoại” của Đế quốc Mỹ, bao nhiêu cuộc đánh bom, mùa giáng sinh đó còn nhớ không, Mỹ bỏ bom lên đầu ông cha các bác ? Mà toàn những strategic targets thui nhá; nhà máy điện, nhà máy sản xuất phân đạm, bến cảng, đường sắt tiếp tế, các công xưởng cơ khí … Đó, bánh của các bác, heck, nhà máy làm ra bánh của các bác đã ăn bom Mỹ thành đống tro vụn rùi còn đâu nữa .

    Dìa chiện “giai cấp”, nhận định của tác giả khá là chủ quan . Miền Bắc thời đó hổng có “giai cấp”, mà chỉ là sự phân công tự nhiên của xã hội, sách của Stalin đã nói rõ zìa vấn đề này . Ngay cả trong 1 xã hội giai cấp hoàn toàn bị xóa bỏ, thì các hoạt động tự nhiên của xã hội cũng phân chia y chang như miền Bắc của các bác mà thui . Cái khác nhau là các “tiêu chuẩn”, vì hổng còn kẻ thù, sẽ trở thành hầu như giống nhau, và lúc đó ai cũng được ăn nem công chả phụng, ai cũng sống hòa nhã, cống hiến cả . Vả lại, nền dân chủ cộng đồng đệ nhứt đó chỉ có nhiêu đó, hổng có phức tạp, tạp pí lù, búa xua đờ la mua như cái nồi lẩu post-Đổi Mới như bi giờ . Nếu chỉ có 3 tầng lớp hiện diện tự nhiên, thì khi “nhất thể hóa” vẫn dễ hơn là cái của khỉ ngày nay . Nhất thể hóa 2 đảng tương đồng về thể chế vẫn dễ hơn (rất nhiều) thời mới giải phóng, với 3 đảng chỉ nội miền Bắc, rùi mặt trận gp miền Nam với đủ thứ âm binh của nó … Và “nhất thể hóa” những thứ đó đã gây ra biết bao nhiêu hệ lụy, có những thứ đau đớn đến não lòng . CLB kháng chiến, có ai còn nhớ chiện gì đã xảy ra hông ?

    Ngày xưa nhờ đơn giản nên Tổng bí thư Lê Duẩn muốn làm gì theo lệnh bộ các chị cũng được . Giờ này coi, xít man, chỉ cần ai đề nghị 1/10 những phát kiến của cái đầu 300 bougies sẽ bị cắt cổ ngay tắp lự .

    “Cuộc cách mạng “đổi mới” chuyển sang cơ chế thị trường đã cứu dân tộc và chế độ đương thời của Việt Nam không sụp đổ”

    Đây là cái sai cốt tử của toàn bài . Cứu “chế độ đương thời” ở chỗ nào nói nghe coi ? Thời đệ nhứt dân chủ cộng đồng & thời nay, thời nào “chế độ đương thời” được lòng tin, sự ủng hộ của đa số -nói cho rõ- nhân dân, thời nào nhà thơ Bùi Minh Quốc phải thốt ra “không ghìm được cơn mửa”, thời nào nhà giáo mẫu mực Mạc Văn Trang biểu là chế độ độc tài toàn trị (vì) mạo danh Cộng Sản ? Tác giả có đọc những câu “Đạo đức cán bộ như thế, lòng tham sẵn sàng hút máu dân, ăn thịt dân khi dân đang quằn quại trong đau khổ … bao triệu người đã phải ngã xuống với hy vọng vào một tương lai tốt đẹp cho con cháu nhưng hiện tại dơ dáy nhơ nhấp khôn cùng này chính là cái tương lai của những người ấy đấy” và những câu hỏi nhức nhối hổng kém gì bà Bùi Thị Nổi “Nếu nhìn được tương lai thì họ có chấp nhận hy sinh không?”, chỉ đổi “tương lai” thành “Đổi Mới”, lỗi thằng đánh máy .

    Bên ĐCV đã có không ít người nói trắng phớ ra, Đổi Mới làm cho Cộng Sản càng ngày càng yếu đi, càng mất đi tính chính danh, càng gặp phải sự đối kháng của hổng ít các tầng lớp dân chúng, 1 phần hổng nhỏ là những người gắn bó với xã hội . Và Đổi Mới, 1 khi đã khởi động, hổng có cái gì có thể làm nó dừng lại, hoặc có thỉa dẹp nó đi . Có nghĩa tương lai của “chế độ đương thời”, vì Đổi Mới, khá là ảm đạm, níu hổng mún nói là down-rite xítty.

    Đảng (mạo danh) Cộng Sản có thể prove them wrong, hay trở thành bằng chứng xác thực cho tính đúng đắn của những nhận định trên ?

  3. Lập ra cho nhiều các cơ quan thanh tra, kiểm tra dường như chỉ là làm “màu” thôi bác ạ . Càng thanh, càng kiểm thì nhiều vụ tham nhũng càng dữ dội, to tát chứ có giảm đi được chút nào đâu . Ngay đển Tổng TT Trần Văn Truyền giàu nút đố, dổ vách ( giàu lên nhờ đâu, ai cũng đoán ra. Nhờ chức vụ chứ còn đâu nữa ?! ) mà vẫn cứ hạ cánh an toàn ?!

Comments are closed.