Chu Mộng Long
4-7-2023
Nghe PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ phán: “Trình độ giáo viên chưa theo kịp chương trình mới“, tôi phải đặt câu hỏi: “Vậy trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, kể cả tác giả của Sách giáo khoa ‘tích hợp liên môn’, trong đó có ông Rỹ, đã theo kịp chương trình mới chưa?“
Nghĩa “chưa theo kịp” của ông Rỹ trong bài báo là 1) Giáo viên lâu nay “chỉ được đào tạo đơn môn, không có giáo viên được đào tạo đa môn”, 2) Dạy tích hợp liên môn “nhiều quốc gia tiên tiến đã làm”, nhưng ở ta, đa số giáo viên chưa tiếp cận được.
Với cái nghĩa “chưa theo kịp” để chê giáo viên trình độ thấp, cổ lỗ, chưa thích ứng với đổi mới hiện đại của các ông, cho tôi hỏi:
1) Giáo sư, Tiến sĩ như ông và những người làm sách giáo khoa được đào tạo đơn môn hay đa môn? Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên được chia thành ba phần riêng biệt: Phần 1: Hóa học, Phần 2: Vậy lý, Phần 3: Sinh học. Trong sách ông Rỹ tham gia biên soạn có nhiều tác giả cùng tham gia. Vậy các tác giả này được phân công soạn từng phần theo chuyên ngành của họ hay một tác giả soạn được cả ba chuyên ngành Hóa, Lý, Sinh?
2) Theo tôi biết, ở nước ngoài chỉ tích hợp ở Tiểu học với môn Tự nhiên và Xã hội, lâu nay Việt Nam vẫn làm. Điều kiện tích hợp là kiến thức sơ giản, chỉ dùng để giải thích hiện tượng thông thường, không chuyên sâu. Nhưng ở cấp học cao hơn, đòi hỏi tiếp cận khoa học hiện đại và chuyên sâu hơn, thì buộc phải tách ra thành môn học khác nhau. Ông Rỹ nói “các quốc gia tiên tiến đã làm” là các quốc gia nào, ông dẫn ra cụ thể sách của họ để tôi tham khảo với?
3) Trong khi xem sách Khoa học tự nhiên mà các ông biên soạn, nội dung phần nào cũng có tính chất riêng biệt, chuyên sâu. Có nhiều nội dung phải có trình độ chuyên sâu mới dạy được. Một quyển sách do một hay nhiều ông chủ biên chỉ là phép cộng từ 3 sách trước đây làm một sách, theo tôi là chẳng có “tích hợp liên môn” nào cả. Nghĩa “tích hợp”, “liên môn” khác hẳn với phép cộng cơ học của toán trẻ con. Trong sách các ông làm, tích hợp chỗ nào, liên môn chỗ nào, ông chỉ cho tôi xem?
Cá nhân ông Rỹ, và trên ông Rỹ là ông Nguyễn Minh Thuyết, hãy trả lời đủ 3 câu hỏi ấy cho tôi và mọi người thông não. Đừng nói vo, né tránh câu nào!
Cá nhân ông Vũ Trọng Rỹ, theo tôi biết chỉ là PGS.TS. chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục. Đừng nói ngay cả khi ông được làm chủ biên sách Khoa học Tự nhiên là ông “biết tuốt”, từ Hóa học, Vật lý, đến Sinh học! Tôi nghĩ trong trường hợp ấy, ông chỉ đứng tên chủ biên, giao cho những người có chuyên môn soạn rồi ông nhập lại thành quyển sách có tên lẩu thập cẩm: Khoa học Tự nhiên. Tôi dám chắc ông không thể soạn cả ba phần khoa học đó. Bởi ông được đào tạo tích hợp đa môn hay liên môn hồi nào mà biên soạn được cả ba phần?
Là một thành viên trong Hội đồng khoa học của trường, khi triển khai Chương trình và Tài liệu đào tạo tích hợp liên môn cho giáo viên phổ thông, tôi đã phản biện như sau:
1) Chương trình Khoa học tự nhiên có ba phần: Hóa học, Vật lý, Sinh học, ở các học phần cơ sở, mỗi phần được tách ra thành các chuyên ngành sâu hơn: 1) Về Hóa học có Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích,… 2) Vật lý học có Vật lý chất rắn, Vật lý điện, Vật lý nano…, 3) Sinh học có Thực vật học, Động vật học, Di truyền… Mỗi chuyên ngành có giảng viên đứng tên theo chuyên ngành được đào tạo của mình. Vậy ai trong số thành viên này dạy được cả ba môn với tất cả các chuyên ngành khác nhau mà bắt giáo viên phổ thông phải giỏi hơn mình?
2) Giáo viên của ta cũng như thế giới, lâu nay phải đào tạo 3 năm cao đẳng, 4 năm đại học mới có thể đảm nhiệm được một môn học. Vậy Chương trình này đào tạo giáo viên chỉ trong vài ba tháng, liệu có đảm bảo trình độ cho họ dạy tất cả các chuyên ngành khác nhau?
3) Nếu các giảng viên có khả năng “tích hợp liên môn” thì sao nhà trường không để một giảng viên dạy một môn hay nhiều môn mà phải xé lẻ ra như xé thịt, mỗi giảng viên lên lớp một phần nhỏ với thời lượng chỉ có 8 đến 10 tiết?
Không ai trả lời 3 câu hỏi trên của tôi. Chủ tịch Hội đồng chỉ kết luận: Trên Bộ chỉ đạo thì ta cứ làm. Đây là cơ hội để trường ta khẳng định vị thế của mình!
Thưa ông Rỹ, ông nói: “Trình độ giáo viên chưa theo kịp chương trình mới” thì đúng rồi. Nhưng tôi khẳng định với ông, Giáo sư, Tiến sĩ như ông cũng không theo kịp. Có đào tạo 3 tháng hay 3 năm, 4 năm để có một giáo viên “biết tuốt” như ông là bất khả, trừ phi có loại giáo viên “điếc không sợ súng” chỉ biết đọc và chép theo giáo án mẫu soạn sẵn. Mà đã bất khả thì chỉ có một động lực làm tiền: Bắt giáo viên đóng tiền đi học để hợp thức hóa chứng chỉ do các ông đẻ ra và… bán giáo án mẫu!
Tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt buộc ông Rỹ và các nhà làm sách giáo khoa đi học thi chứng chỉ “tích hợp liên môn” và đứng lớp dạy cả 3 môn trước khi bắt giáo viên nộp tiền học thi chứng chỉ. Học, thi và dạy nghiêm túc cho mọi người xem. Không học, thi và dạy nổi thì phải xử lý trách nhiệm!
Học được, thi được và dạy được rồi hãy nói. Giáo sư, Tiến sĩ đừng bắt chước hoa hậu nói cái giọng: “Mình Giáo sư, Tiến sĩ mình có quyền. Mình thik thì mình nói thui!”
_____
Chú thêm: Mỗi người có chuyên môn soạn chỉ một phần nhỏ mà sách giáo khoa còn sai tòe loe. Nay mai rảnh, tôi lôi sách ông Vỹ biên soạn ra cho mọi người thưởng thức.
Em hoàn toàn đồng ý với tác giả , khi xem bài phỏng vấn thằng cha phó giáo sư này tức đến nghẹn, thoát được tên giáo sư vuông vuông tròn tròn mừng gần chết ,ai ngờ gặp mấy tên tiến sĩ giấy này, em có đọc 1 bài viết chính thống phỏng vấn thầy cô về chương trình tích hợp , thầy kể rằng : khi học đào tạo dạy môn tích hợp tự nhiên do chính tác giả biên soạn về môn sinh , ông kia trả lời băng băng mọi thắc mắc nhưng hỏi sang môn vật lý , ông đáp lại 1 câu ngắn rất dễ thương:hỏi người soạn môn ấy.Các thầy cô cảm thán , các ông soạn mỗi người 1 môn thành 1 cuốn sách còn chúng tôi dạy 1 lần 3 môn cho học trò ???Tóm lại chương trình cải cách giáo dục đào tạo thế hệ mai sau tiến bộ hơn văn minh hơn hay làm cho cho ngu đi hả mấy thằng giáo sư dỏm tiến sĩ giấy kia
HÀ NỘI phải kính mời Bà Kim ĐẶNG về làm BỘ TRƯỞNG Y TẾ và chấn chỉnh lại ngành Y tế Xứ Việt
CHÂN THÀNH CẢM ƠN BÁO Người Việt ĐỂ PHỔ BIẾN CHO 100.000.000 DÂN VIỆT trong và ngoài NƯỚC biết về Bà Kim Đặng SÁNG LẬP Trường Y từ bàn tay trắng … 1 TẤM GƯƠNG cho vụ đại án ngoáy mũi lừa bịp và giải cứu của bọn hại DÂN bán NƯỚC đứng đầu là vợ chồng tên cựu chủ tiệm bán NƯỚC xúc f ân xuân fuc*k
Câu chuyện một thuyền nhân mở trường y, thành công trên đất Mỹ – Kỳ 1
August 2, 2023
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cau-chuyen-mot-thuyen-nhan-mo-truong-y-thanh-cong-tren-dat-my-ky-1/
Lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng
Đoan Trang
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-1.jpg
Bà Kim Đặng (đứng, thứ hai, từ trái) cùng cha mẹ và ba người em. Hình chụp năm 1992. (Hình: Kim Đặng cung cấp)
Trong làn sóng những người phải vượt biển đi tìm tự do vào đầu những năm 1980, có một gia đình người Quảng Ngãi, sinh sống ở Chợ Lớn, ra đi từ quê nhà, tái lập cuộc đời và thành đạt tại miền Nam California.
Tuổi thơ
Bà Kim Đặng, người con lớn trong gia đình ấy, sau hơn 40 năm, giờ ngồi kể lại, vẫn không giấu được cảm xúc và những ám ảnh trong chuyến vượt biển. “Lúc đó tôi chỉ là cô bé 11 tuổi, nghe mẹ kêu tôi và mấy đứa em, đứa nhỏ nhất mới hơn hai tuổi, sắp đồ lên xe đi Quảng Ngãi, cứ nghĩ được về quê thì thích lắm, nào ngờ đó lại là chuyến đi không biết ngày về,” bà Kim tâm sự. “Nhà tôi ở quê có chiếc tàu, nhỏ thôi, đủ để đưa bà con họ hàng cùng nhau vượt biển. Lúc ra tàu, cảnh sát rượt theo dữ lắm, may mà mấy mẹ con tôi chạy kịp, nhiều người trong họ hàng phải bị ở lại.”
Trong lúc chạy thục mạng vì bị cảnh sát rượt, mẹ của Kim đánh rớt chiếc la bàn, khi tàu chạy thoát, bị mất phương hướng. Hôm ấy trời trở bão, gió đẩy tàu ra biển lớn. Sau tám ngày lênh đênh trên biển, gặp được tàu đánh cá lớn vớt lên, mọi người được đưa tới trại tị nạn Hong Kong. Đó là năm 1980.
“Cho tới giờ, tôi vẫn không thể nào quên tám ngày đêm kinh hoàng ấy. Cả tàu ai cũng ói lên ói xuống vì bị say sóng, mọi người nằm bẹp dí, cứ húp được miếng cháo, lại ói ra hết. Mẹ và mấy chị em tôi bị ám ảnh suốt mấy chục năm qua, nên không bao giờ đi du lịch bằng tàu được,” bà Kim kể.
Trước đó, vào năm 1978, người cha của bà vượt biên, qua tới Hawaii ở một thời gian thì chuyển sang thành phố Long Beach, quận hạt Los Angeles, nên mấy mẹ con Kim chỉ ở trại tị nạn Hồng Kông gần bảy tháng là được ông bảo lãnh sang Mỹ. Cả nhà đoàn tụ và sống tại thành phố biển Long Beach, cách Little Saigon chưa tới 20 dặm, cho đến bây giờ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2.jpg
Bà Kim Đặng (áo trắng) và ba người em. (Hình: Kim Đặng cung cấp)
Bà Kim nhớ lại, khi ấy, sáu người trong gia đình bà ở trong một căn chung cư hai phòng ngủ trên Long Beach Boulervard. Căn nhà được một hội Công Giáo giúp đỡ trong những ngày đầu lạ nước lạ cái, nơi xứ lạ quê người. Ngôi nhà nhỏ xíu, nhưng giống như “trạm trung chuyển”, là nơi ở cho các gia đình bà con nhà Kim sang nhập cư ở tạm, trước khi chuyển sang các tiểu bang khác, hoặc dời xuống Little Saigon. Cứ thế, hết người này tới rồi đi, người khác lại tới.
Nhưng gia đình nhà Kim cũng đâu khá giả gì, họ ra đi với đôi bàn tay trắng, bỏ lại tất cả, phải làm lại cuộc đời bằng cách kiếm từng đồng xu trên đất Mỹ. Lúc đầu, ba của bà Kim làm ở trạm xăng, được trả $3.35/giờ, nuôi vợ và bốn đứa con, vừa đi học về ngành điện, và làm nghề này từ đó đến nay. Mẹ của bà Kim ở nhà làm may, cắt chỉ, nhưng thu nhập chẳng là bao, bà cố gắng học nhanh để lấy được bằng tóc và nail. Trải qua bao tháng ngày cực khổ như vậy, bà mới cùng chồng nuôi được con cái ăn học thành tài.
Kim là chị lớn nhất trong nhà, nên ba mẹ muốn con gái làm gương cho các em. Mới sang không biết tiếng, Kim không thể giao tiếp, nên mẹ của Kim bắt con gái phải chú tâm học Anh ngữ, bà nói với con: “Qua Mỹ được là có cơ hội rồi, con phải học cho thiệt giỏi nghe chưa!” Kim vâng vâng dạ dạ, nhưng cô học sinh lớp Bốn vẫn bị sốc vì trong trường chẳng có bạn nào nói tiếng Việt với mình. Mãi hơn một năm sau Kim mới quen được cuộc sống mới, nói tiếng Anh lưu loát, và học giỏi nhất là môn Toán.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-3.jpg
Gia đình bà Kim Đặng Johnson trong ngày lễ tốt nghiệp Master of Nursing của con gái bà Kim Đặng (thứ ba, từ trái). (Hình: Kim Đặng cung cấp)
Duyên nợ với nghề y
Tốt nghiệp trung học xong, Kim được UC Irvine và Cal Sate Long Beach (California State University Long Beach) nhận, nhưng vì UC Irvine xa nhà, nên Kim chọn Calstate Long Beach.
Vào những năm 1980, ở Việt Nam hay nói “Nhất y, nhì Dược, tạm được Bách khoa.” Như nhiều bậc phụ huynh muốn con mình phải là người trí thức, thành đạt, ba mẹ của Kim cũng ép buộc con gái mình phải theo ngành y hoặc dược. “Tôi nghe lời ba mẹ, dù thật tình khi ấy chẳng biết có thích hay không, có điều trong đầu luôn nghĩ là sẽ không bao giờ làm kinh doanh. Không bao giờ!,” bà Kim nói.
Sau hai năm học các môn về y khoa, Kim nhận ra hướng đi này không đúng đường mình chọn. Chương trình học rất khó, Kim nghĩ, khó mà thích thì mình ráng được, nhưng khó mà không thích thì… thua! Kim chán nản, đi… lấy chồng năm 25 tuổi, và cùng chồng làm kinh doanh cho đến nay. Chồng của bà Kim là Mục Sư Gregory A. Johnson, từng sở hữu một ngôi trường, nhưng vì nhiều lý do nên phải tạm bỏ. Thấy chồng có kinh nghiệm, bà Kim khuyến khích ông mở lại trường đào tạo về ngành y. Ông chiều vợ. Thế là ngôi trường American University of Health Sciences (AUHS) ra đời. Đó là năm 1994, ngay sau khi bà Kim đổi tên thành Kim-Dang Johnson.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-4.jpg
Con gái thứ hai của bà Kim Đặng, trong ngày lễ tốt nghiệp thạc sĩ y tá tại trường AUHS, Tháng Sáu, 2023. (Hình: Kim Đặng cung cấp)
Những ngày đầu, AUHS chỉ là một cơ sở giáo dục tư nhân sau trung học cơ sở, được thành lập để đào tạo những sinh viên quan tâm đến nghề nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Và sứ mệnh này vẫn được thực hiện cho đến ngày nay, khi bằng cấp của AUHS được công nhận có giá trị tương đương với nhiều trường đại học danh tiếng khác.
Người cha của bà Kim năm nay đã 90 tuổi, ông vẫn ngày ngày đến AUHS để kiểm tra, chăm sóc hệ thống điện trong khuôn viên nhà trường của con mình. Còn người mẹ tìm nguồn vui bằng cách nấu nướng cho con cái.
“Nhà tôi ăn toàn đồ ăn Việt, kể cả ông chồng người Mỹ nhưng rất mê món Việt, các con cũng vậy, con trai lớn thích món thịt kho trứng, còn cậu út hay đòi ăn canh khổ qua bà ngoại nấu. Nhà tôi chỉ ăn cơm gia đình, mình bận thì bà ngoại nấu giúp, tụi nhỏ không thích ra ngoài ăn, do quen món bà ngoại và mẹ nấu, thức ăn ngoài quán không vừa miệng,” bà Kim kể.
Vợ chồng bà Kim có ba người con, hai trai, một gái, trong đó, cô gái giữa 23 tuổi đang theo nghề mà ông bà ngoại mong muốn, là ngành y, và học ngay ở trường của ba mẹ. Năm 21 tuổi, cô gái tốt nghiệp y tá, sau đó học lên master, và trở thành thạc sĩ y tá trong Tháng Sáu vừa qua.
“Tháng Chín năm nay, AUHS bắt đầu đào tạo tiến sĩ y tá, tôi sẽ khuyên con học tiếp và hy vọng con gái thay mình thực hiện được ý nguyện của mẹ, “ bà Kim tâm sự.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-5.jpg
Hội chợ y tế do USHS tổ chức Tháng Mười, 2022. (Hình: AUHS)
Những tấm lòng vàng
Mục Sư Gregory Johnson có nhiều hoạt động giúp đỡ người vô gia cư suốt mấy chục năm. Còn gia đình Kim khi đặt chân đến Mỹ lại được một hội Công Giáo giúp đỡ để ổn định chỗ ở và cuộc sống hàng ngày, nên khi cả hai về chung một nhà, có chung chí hướng, bà Kim cùng chồng làm từ thiện.
Ở thành phố Long Beach có nhiều người Campuchia là di dân, đa số gặp khó khăn, nên gia đình bà tổ chức phát thực phẩm miễn phí cho người vô gia cư, và các gia đình khó khăn trong khu vực.
Từ năm 2011, AUHS đều mở hội chợ y tế thường niên, khám bệnh miễn phí cho hàng ngàn cư dân, hầu hết là người cao niên. Sinh viên của trường có điều kiện thực tập, phụ khám bệnh cho mọi người, các em rất thích vì làm được điều tốt cho cộng đồng, mà còn có thêm kinh nghiệm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-6.jpg
Gian hàng phát sách cho trẻ em, tại hội chợ y tế do AUHS tổ chức Tháng Mười, 2022. (Hình: AUHS)
Tính ra, mỗi năm AUHS tổ chức nhiều sự kiện từ thiện, mà nguồn ngân quỹ đều từ gia đình bà Kim. Ngoài chương trình phát thực phẩm, các dịp Easter, Christmas, Thanksgiving,… hàng tháng gia đình bà đều tổ chức hoạt động chăm sóc người vô gia cư, tặng quà cho các gia đình nghèo, phát đồ chơi và sách cho trẻ em, và tặng thưởng cho học sinh giỏi.
“Từ lúc mới ba, bốn tuổi, mấy đứa nhỏ nhà tôi đã theo ba mẹ đi làm từ thiện, theo bố ra công viên nói chuyện với người vô gia cư,” bà Kim kể. “Mỗi năm AUHS còn đi các nước nghèo để giúp đỡ, như Campuchia, Việt Nam, Jamaica, nhưng đi nhiều nhất là các vùng quê nghèo ở Campuchia. Chúa cho mình cơ hội, giúp được ai thì phải giúp thôi.”
Năm 2002, bà Kim Đặng được Trường Y khoa St. Luke ở Liberia trao bằng Tiến sĩ Danh dự về Giáo dục Y khoa. Vào năm 2016, bà được Hội đồng Y tá Da đen vinh danh với Giải thưởng Nhân đạo vì những đóng góp của bà cho các cộng đồng kém may mắn ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Ngay trong việc mở trường đào tạo về ngành y, chủ đích của vợ chồng ông bà cũng nhắm tới những gia đình không mấy khá giả, học nhanh để đi làm kiếm tiền. “Tôi muốn đào tạo nghề cho sinh viên học nhanh (học liên tục, không nghỉ hè), ra trường sớm, có việc làm liền,” nhà đồng sáng lập AUHS nói.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-7.jpg
Buổi phát thực phẩm ngày 12 Tháng Mười Hai, 2022 tại AUHS. (Hình: AUHS)
“Học về ngành kỹ thuật, nếu kinh tế đi lên thì có việc nhiều, kinh tế xuống dễ bị thất nghiệp, nhưng y tá, hay dược sĩ thì lúc nào cũng cần. Sinh-lão-bệnh-tử, ai cũng đến lúc dùng tới thuốc men, hoặc phải vô nhà thương.”
Với thế hệ trẻ, bà Kim cho biết, bà thường khuyên các bạn ba điều: Thứ nhất, phải có niềm tin, vì đây là điều quan trọng nhất, có niềm tin thì mình thất bại vẫn có thể đứng lên mà đi tiếp. Thứ hai là phải có niềm đam mê để vượt qua mọi khó khăn; và cuối cùng, điều gì mình đã thích được 70% thì ráng theo đuổi, đừng vì 30% khó khăn mà chán nản, thất vọng, thì sẽ không tới đâu.
Đó là lời khuyên của một người đã trải qua hơn 40 năm lăn lộn để vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn, vất vả trong quá trình tạo dựng ngôi trường AUHS có được như hôm nay.
Câu chuyện một thuyền nhân mở trường y, thành công trên đất Mỹ – Kỳ 2
August 7, 2023
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cau-chuyen-mot-thuyen-nhan-mo-truong-y-thanh-cong-tren-dat-my-ky-2/
AUHS, môi trường của ‘Tin tưởng – Học hỏi – Sáng tạo – Thành công’
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-1.jpg
Bà Kim Đặng. (Hình: Đoan Trang)
Sau gần 30 năm hình thành, American University of Health Sciences (AUHS) trở thành một trong những đại học y có uy tín, đặc biệt với các chương trình đào tạo nhanh, ra trường sớm để làm công việc cao quý nhất, liên quan đến sức khỏe, tính mạng và hạnh phúc của mọi người.
Khóa đầu tiên có… bốn sinh viên!
“Đám cưới xong thì vợ chồng tôi bắt tay vào việc mở trường, ‘vạn sự khởi đầu nan,’ nhưng với mình, quá gian nan luôn, vì lúc đó nhà không có, vợ chồng phải ở trong cái phòng nhỏ xíu phía sau khuôn viên trường,” bà Kim Đặng Johnson kể lại câu chuyện hình thành AUHS.
Vợ chồng mới cưới, lại chẳng có tài sản gì. May mắn sao thời gian đó, ở Long Beach có một nhà thương của chính phủ đóng cửa, họ đăng trên báo rao vặt Penny Saver, là nếu ai có trường, cần thì đến họ cho máy móc. Như “buồn ngủ gặp chiếu manh,” vợ chồng bà mừng rỡ, cấp tốc chạy tới, xin về được mấy cái ghế, máy cân thuốc, và một chiếc máy mà sau đó họ đem bán được $4,000, rồi dùng số tiền này để nộp lệ phí mở trường.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-2.jpg
Đại học American University of Health Sciences hiện nay, địa chỉ: 1600 East Street Building, Signal Hill, California 90755.
“Nhớ lại sau 29 mùa Xuân trôi qua, kể từ ngày lập trường hồi năm 1994, tôi cứ nghĩ và cười trong bụng, ‘sao lúc đó mình… khùng vậy ta!’ vì lúc đó tôi thuê được một chỗ rất nhỏ, rộng có 600 sqft” để mở trường,” bà Kim kể.
Năm đầu tiên, khi trường được cấp giấy phép đào tạo trình dược viên, bà Kim đăng báo chiêu sinh. Khóa đầu tiên chỉ có vỏn vẹn bốn sinh viên ghi danh, học phí mỗi em là $3,000, trong khi có đủ thứ phải trang trải, nên thay vì thuê người, bà Kim “chủ trường” kiêm luôn chuyện làm kế toán, tiếp tân, và nhân viên dọn dẹp vệ sinh.
“Tôi rất cám ơn bốn sinh viên đầu tiên đã tin tưởng mà ghi danh học. Năm thứ hai, có 12 sinh viên, năm thứ ba tăng gần 100 người,” bà Kim tâm sự. “Vợ chồng tôi vẫn sống trong cái phòng bé phía sau trường, rất cực khổ, chứ không sung sướng gì, nhưng nhờ có niềm tin vào Chúa, và tôi cũng bắt đầu thích công việc business, nên chịu đựng được mọi gian nan, khó khăn.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-3.jpg
Tân y tá trong ngày tốt nghiệp năm 2013. (Hình: AUHS)
Để có thể cấp bằng cho sinh viên tốt nghiệp, trường phải được sự công nhận và chấp thuận của Ủy Ban Cao Đẳng và Đại Học (WSCUC), đào tạo y tá phải được Collegiate on Nursing Collegiate Education (CCNE), CA Board of Registered Nursing (BRN) chấp thuận. Theo bà Kim, có tới bảy thẩm định mà nếu trường đạt thì sinh viên khi ra trường mới được cấp bằng, nếu trường không đạt các thẩm định, bằng cấp của nhà trường cấp cho sinh viên là không có giá trị.
“Năm thứ hai thật sự là một năm khó khăn,” bà Kim kể: “Khi tôi nộp đơn để xin cấp bằng thì bị đánh rớt. Họ không nói thẳng là địa điểm này quá nhỏ, mà chỉ khuyên hãy đi thuê chỗ khác lớn và khang trang hơn. Lúc đó vợ chồng tôi nhìn nhau, hết tiền rồi, giờ sao đây!”
Từ 600 sqft lên 72,000 sqft
Ráng tới năm thứ ba, vợ chồng bà tìm được chỗ mới rộng 4,000 sqft và dọn trường qua. Nhưng việc lập trường, nhất là trường đào tạo chuyên về ngành y, phải theo từng bước, và không hề đơn giản. Theo bà Kim, khi ấy có ít người Á Đông, bà lại chưa hiểu về luật pháp, thủ tục, nên phải học đủ thứ, cả về giáo dục y khoa (Medical Education).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-4.jpg
Sinh viên tốt nghiệp của AUHS. (Hình: AUHS)
Sau biết bao khó khăn, nhiều lần thất bại, bây giờ vợ chồng bà tự hào cho biết đại học AUHS đã có chỗ đứng vững vàng với đầy đủ uy tín vì đã được sự công nhận và chấp thuận của WSCUC, CCNE, BRN, và của Hiệp Hội Các Trường Cao Đẳng và Các Trường Thuộc Kitô Giáo (TRACKS), Các Lớp Học Hội Đồng Đầu Tư Lao Động (WIA), ACPE…
Trường càng phát triển, quy mô càng phải được mở rộng. Sau gần 30 năm, từ một khuôn viên ban đầu rộng 600 sqft, cơ ngơi của AUHS hiện tại là 72,000 sqft, rất khang khang, với đầy đủ tiêu chuẩn, tiện nghi. AUHS có các ngành học như sau: Registered Nurse (RN), Bachelor of Science in Nursing (BSN), Pharmacy Technician (PharmTech), Bachelor Degree in Pharmaceutical Sciences, Master of Science in Clinical Research (MSCR), B.S in Pharmaceutical Sciences (BSPS).
Từ năm 2019, AUHS đã mở thêm ngành Doctor in Pharmacy, Nurse Practitioner, và sắp tới trường còn đào tạo được tiến sĩ y tá (Doctor in Nursing) và tiến sĩ y khoa (Medical Doctor) cho các sinh viên muốn lấy bằng cao hơn trong ngành dược, y tá và y khoa.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-5.jpg
Một buổi học thực tế của sinh viên trường AUHS. (Hình: AUHS)
Học nhanh, ra trường sớm, có việc làm liền
“AUHS không giống những trường y khác, là ở đây dạy nhanh, các em được học đủ bốn mùa, ra trường là có thể kiếm được việc làm liền,” sáng lập viên AUHS cho biết. Hiện nay, bằng cấp của AUHS đào tạo tiến sĩ dược, cử nhân y tá và thạc sĩ y tá tiến sĩ dược có giá trị tương đương với Calstate Long Beach, USC, UCI, UCLA, UC San Francisco, Stanford University, và các trường tư thục khác, nên nếu muốn học nhanh, ra trường sớm để đi làm, thì AUHS là một lựa chọn hoàn hảo.
“Đó là lý do em chọn AUHS để theo học,” Kathy Trần, 21 tuổi, cư dân thành phố Garden Grove nói. “Không ba mẹ nào muốn con mình phải đi làm sớm, nhưng em nghĩ nếu em có thể phụ giúp, ba mẹ sẽ đỡ vất vả hơn.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-6.jpg
Quang cảnh một hội nghị y tế tổ chức tại AUHS.(Hình: AUHS)
Theo bà Kim, với những sinh viên nào chưa muốn đi làm, vẫn có thể tiếp tục học để có bằng cấp cao hơn. Luật pháp California và 39 tiểu bang khác chấp nhận cho FNP, tức là thạc sĩ y tá (Family Nurse Partitioner) có thể mở phòng mạch khám tổng quát cho bệnh nhân, giống như bác sĩ gia đình, và từ năm 2025, những người này bắt buộc phải học để ra bằng tiến sĩ.
Khi nói về yêu cầu trong tuyển sinh đầu vào, bà Kim cho biết: “AUHS chỉ tập trung vào sở thích và đam mê của các em, các em sẽ được tư vấn trước, nếu đáp ứng thì nộp đơn, sau đó được phỏng vấn, sau buổi phỏng vấn nhà trường mới quyết định nhận hay không, chứ nhà trường không nhận sinh viên trước khi phỏng vấn. Ngoài ra, học phí cũng là mối quan tâm hàng đầu. Tin vui cho các bậc phụ huynh và các em, là sinh viên AUHS được nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ, cũng như học bổng của AUHS cấp.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-7.jpg
Sinh viên tốt nghiệp của AUHS. (Hình: AUHS)
Người đồng hành với bà Kim kể từ khi thành lập trường, Mục Sư Gregory A. Johnson, cho biết AUHS chú trọng vào việc phát triển các chuyên gia y tế chất lượng cao cho cộng đồng địa phương và toàn cầu. “Từ nền tảng đào tạo và bằng cấp khoa học sức khỏe đã đạt được, sinh viên tốt nghiệp AUHS được trao quyền để đáp lại lời kêu gọi của Chúa, cung cấp dịch vụ chăm sóc và phục vụ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và thế giới nói chung,” ông cho biết.
Mục Sư Gregory A. Johnson có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc điều hành một tổ chức giáo dục đại học, do ông có nhiều năm làm việc trong các dịch vụ tư vấn, cũng như hơn 20 năm lãnh đạo trong việc quản lý nhiều trường tư thục, cao đẳng và đại học, những kinh nghiệm sâu rộng của ông về quản lý kinh doanh trong giáo dục và dịch vụ chăm sóc sức khỏe là vô giá. Quá trình này đã được tăng cường bằng cách tạo ra các phần khởi động thành công của những cơ sở giáo dục và nâng cao chất lượng xuất sắc trong giáo dục, đều thuộc sứ mệnh và tầm nhìn của AUHS.
“Với tư cách là đồng sáng lập một trường đại học tư thục, tập trung vào ngành nghề chăm sóc sức khỏe, tôi thấy nghĩa vụ của mình là rất quan trọng trong việc giúp định hình chất lượng chăm sóc và giải quyết sự chênh lệch về chăm sóc sức khỏe và sự khác biệt về kinh tế xã hội,” Mục sư Johnson nói thêm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/08/TMDD-kim-dang-2-8.jpg
Đại gia đình bà Kim Đặng – một thuyền nhân thành công trên đất Mỹ. Trong hình, ông bà Kim Đặng Johnson (thứ nhất, thứ hai, từ phải), con gái (thứ ba, từ phải) và hai con trai (hàng sau, áo đen). (Hình: Kim Đặng cung cấp)
“Tôi vẫn tin vào việc tạo ra một gia đình xuất sắc trong trường đại học này, nơi mà tất cả mọi người, ai cũng quan tâm đến nhau. Chúng tôi không thể tồn tại đến giờ, nếu không được Chúa chọn. AUHS là nơi các sinh viên bất kể tuổi tác, tôn giáo, giới tính đều có thể “Tin tưởng, Học hỏi, Sáng tạo, Thành công” (To Believe, To Learn, To Create, To Succeed)”
“Đúng như lời Mục Sư Johnson, AUHS như là nhà của mình vậy, không chỉ thế, cả gia đình tôi, bố mẹ, và bạn gái tôi cũng đều được giúp đỡ khi cần thiết,” một sinh viên tốt nghiệp y tá năm 2018 chia sẻ. “Sự học là hành trình quan trọng trong đời sống mỗi người, ở AUHS, tôi không chỉ được học thành y tá, mà còn được rèn luyện để trở thành một con người tốt, có ích cho cộng đồng và xã hội. Đây chính là môi trường giáo dục đưa bạn đến thành công.”
***
Cô bé thuyền nhân 11 tuổi của 43 năm trước, giờ đây đã là một phụ nữ thành công, bà Kim Đặng Johnson luôn luôn tâm niệm mình là người Việt Nam, những đứa con của bà mang dòng máu Việt, biết nói tiếng Việt, ăn đồ ăn Việt. Công việc mà bà đang làm là hướng tới sự phát triển của cộng đồng Việt trong việc đào tạo thêm nguồn nhân lực cho ngành y – đội ngũ trí thức trẻ, có tấm lòng nhân hậu và không quên cội nguồn, như chính hình ảnh của bà suốt mấy chục năm qua.
https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
Mục đích của cải cách giáo dục là phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, đó là một việc rất khó, đòi hỏi hiểu biết sâu sắc và rất nhiều kinh nghiệm,biết thì hãy làm, nếu không sẽ mang tiếng phá hoại, hại dân, hại nước…. Tại sao lại bắt giáo viên phải cố hiểu những thứ vô lý, không nước nào có? Cái chương trình cải cách này chắc chắn sẽ thất bại vì bản chất phi lý của nó và lúc đó người ta sẽ nói chương trình của họ là đúng, nhưng người chủ biên này làm sai vì trình độ kém, tương tự như cái cách mà ông đang đổ lỗi cho giáo viên …
“Cá nhân ông Vũ Trọng Rỹ, theo tôi biết chỉ là PGS.TS. chuyên ngành Lý luận và Lịch sử giáo dục. Đừng nói ngay cả khi ông được làm chủ biên sách Khoa học Tự nhiên là ông “biết tuốt”, từ Hóa học, Vật lý, đến Sinh học! ” ( Trích CML )
– Thế thì kinh thật ! Không biết ông GS nầy có thuộc diện GS-TS cần xuất khẩu như một một bài báo trên DT viết hay không ?! ( cái thứ hàng hóa mà không có dùng ấy ??? )
GSTS chủ biên cùng 4 tiến sĩ soạn sách GK tiếng Việt,tập 2.tái bản lần thứ 15(năm 2018)có nhiều cái cần phải đính chính mà không thấy đính chính.Ví dụ,đi lang thang được giải nghĩa là đi liên tục,không dừng lại một nơi nào.Thế mà ngài chủ biên được trao trách nhiệm đổi mới giáo dục.
Lại có GSTS chuyên viên cao cấp cho câu nói “chính trị là đoàn kết” là một định nghĩa độc nhất vô nhị.Ngài GSTS đã tìm khắp trên thế giới,từ cổ chí kim chưa một ai định nghĩa như thế,nên tôn vị nầy là một vĩ nhân.Câu này không phải là định nghĩa,không ai định nghĩ như thế, ngài GSTS đi tìm cái không có thì tìm đâu ra được.
Trình độ của vài vị có học hàm,học vị ,chức tước cực cao mà như thế đó.Nền giáo dục không trở thành bát nháo mới lạ.
Ráo Rỹ là cha nội nào vậy ? Có phải là cùng một giuộc với..dốt như Chuyên Tu ngu như Tại Chức đấy hử, chỉ phán một câu là cả nhân loại biết Ráo Rỹ là thành phần nào rồi. Chán