1-8-2023
Dân gian hát: “Cái cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”, ắt có hàm ý, cái cò ấy phải “ăn đêm” nhiều lần mới rơi vào cạm bẫy. “Cành mềm” là một thứ bẫy dân quê thường dùng để bắt cò. “Ông” bắt cò đồng thời là tòa xử cò, còn “cái cò” là bị cáo. Như tôi đã có bài phân tích, không ngẫu nhiên mà cái cò kêu than: “Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/ Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. Cái “lòng nào” ấy là thứ tôi vừa đớp và táp vào bụng, ông tòa muốn tôi “khắc phục hậu quả” thì tôi hiến cả bộ lòng. Còn những thứ tôi từng đớp và táp trước đó, đã ỉa ra cứt, còn cất giấu trong nhà hay đã biến thành nhà đất, ông hãy bỏ qua, đừng truy cứu. Cái nghĩa “xáo nước trong” là hãy xử cho tôi mắc tội lần đầu, còn trước đó coi như tôi lương thiện, trong veo. Nếu truy cứu, tịch biên hết gia sản thì coi như “xáo nước đục” vào cả đời tôi và nhục lây đến con cháu tôi. Cái nghĩa “hy sinh đời bố, củng cố đời con” là vậy!
Khi một số bị can trong vụ Chuyến bay giải cứu đã xin tòa giảm án lại còn xin trả lại một phần gia sản đã kê biên thì tôi phải bật cười. Các giáo sư văn học dân gian, khi bình giảng về bài ca dao con cò, lấy hình tượng con cò làm tấm gương điển hình của giai cấp bần cố, chính các giáo sư đã dạy cho quan chức hôm nay học tập và làm theo gương kêu cứu lưu manh giả danh lương thiện đó!
Sự thực, vụ án không có án tử hình nào, tức không ai bị “xáo măng”, dù Luật hình sự quy định chỉ nhận hối lộ trên một tỷ đồng, gây thiệt hại trên 5 tỉ đồng thì đã ở mức án chung thân hoặc tử hình. Có nghĩa là cái cò chỉ vào lồng nghỉ mát rồi ra khỏi lồng, hưởng thụ hàng trăm tỉ phần gia sản mà anh ta “ăn đêm” vô số lần? Kết cục, bố chẳng cần hy sinh gì, ăn ba đời con cháu nhà cò vẫn chưa hết của.
Bản kê biên tạm giữ tài sản của Phó Giám đốc công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn, ngoài số tiền “khắc phục hậu quả” 1,8 triệu USD (tương đương 42,5 tỉ đồng), là 210.000 USD, 146 lượng vàng, đủ thấy “vàng trong quan (không phải dân) còn nhiều lắm!” Tôi dám chắc đó là của nổi, của đứng tên bố, còn phần chìm trong nhiều lần “ăn đêm” không bị lộ thì phải lớn hơn nhiều. Đến em Lan sau khi bỏ Điệp sống “khó khăn” một mình với hai con, đã nộp “khắc phục hậu quả” mà còn thừa nhà cửa và mấy chục tỉ đồng, thì mới biết các quan sở hữu tiền, vàng nhiều như nước lã!
Tôi khẳng định, các bố chỉ có thể “ăn đêm” nhiều lần thành thói quen tự động thì mới dám đớp và táp luôn trong lúc đất nước dịch bệnh, nhân dân khốn khổ. Nói “phạm tội lần đầu” chỉ có chó mới tin!
Tôi biết, tòa “bên ngoài là lý, bên trong là tình”, tình giai cấp, tình đồng chí, ngôn ngữ cửa miệng là “tính nhân văn”, khó kê biên và tịch thu hết tài sản của bị can. Nếu chỉ thuần lý, tức cứ “mặt sắt đen sì” như Bao Công mà xử thì không khó.
1) Bố nào nói “phạm tội lần đầu” thì hãy trả lời, số tiền, vàng mà các bố sở hữu lớn hơn so với số tiền vừa nhận hối lộ và đã “khắc phục hậu quả” có nguồn gốc từ đâu? Lớn hơn là cái chắc, bởi không thể vừa mới nhận hối lộ đã bị bắt mà số tiền ấy có thể biến thành vàng và nhà đất ngay.
2) Nếu các bố cho đó là số tiền thu nhập chính đáng từ lương, bổng thì thử đối chiếu với bản kê khai tài sản hàng năm để vấn tội, rằng đó chỉ có thể là tiền “ăn đêm” bất chính nhiều lần chứ không phải phạm tội lần đầu.
3) Nếu các bố cho đó là tiền buôn chổi đót, chạy xe ôm, nuôi heo thối móng tay thì trong toàn bộ thời gian đương chức, các bố chỉ có thể đã bỏ giờ hành chính để làm việc riêng. Bỏ giờ hành chính cũng đã là tham nhũng giờ giấc. Bất luận là làm nghề gì, với thu nhập cao như vậy, ắt còn bị truy thuế thu nhập và mắc thêm tội trốn thuế.
4) Nếu các bố cho đó là tiền, vàng thừa kế của cha mẹ ông bà, thì truy luôn tội khai man lý lịch. Bởi lý lịch của các bố không phải địa chủ hay tư sản mà phải là ba đời ở đợ hay bần cố nông mới được kết nạp Đảng, mới được vào ngành công an hay ngồi các ghế trọng yếu. Không thể nói, khi ở đợ hay bần cố, ông bà, cha mẹ các bố đã ăn cắp của địa chủ, tư sản nên mới nhiều tài sản như vậy!
Tôi chỉ là viên chức quèn mà hàng năm đều phải kê khai tài sản đến mệt mỏi. Lẽ nào bản kê khai mất thời gian và loạn não ấy không phát huy tác dụng? Kê khai tài sản chỉ để hành các viên chức trong sạch thôi sao, trong khi những vụ án này là cơ hội để biến bản kê khai tài sản hàng năm thành căn cứ buộc tội đám cò ăn đêm trong hệ thống công quyền.
Quan đỏ toa rập với băng nhóm tội phạm đớp của dân đen và khi ra hầu tòa thì bị đám công quyền toa rập với quan đỏ hơn trấn lột. Vị xử án đình đám vừa rồi chỉ là mà diễn kịch chạy án, tịch thu sung công thì chẳng đứa nào được miếng nào thôi thì hợp tác chậy án, đứa được thoát chết và đứa kia có miếng ăn, ăn trên xương máu đồng bào là ngón nghề của đám súc vật đàn em của anh Cả Chọng.
Tịch thu sung,..công?
công nào ông? Có phải ông định nói compte theo tiếng Pháp, tức có nghĩa “tài khoản” cá nhân nhà quan?
Nếu quả thật như tác giả DQC ( có bài trên trang nầy cách đây hơn tuần ), từ cán bộ tòa án đến các bị cáo đều là anh em, đồng chí, đồng đội với nhau thì xử…xử cái con mẹ gì nữa ?! Có thể nào “cạn tàu ráo máng ” với nhau để cả gia đình dòng họ nhà nó thù mình ? Nên “hạ thủ lưu tình ” là điều không tránh khỏi .
Còn cái thứ “nhân văn giả cầy” ấy , có gì đáng nói, chỉ là màu mè hoa lá để dối mình gạt người mà thôi !
Góp ý
TIẾNG DÂN rất nên có chuyên mục:
CÁC ÔNG NÓI VÔ LÝ, CHÓ NÓ CŨNG KHÔNG THÈM NGHE
Và mời các cây bút hài hước, am hiểu, lập luận dễ hiểu… viết bài.
Đó là những bài bình luận các câu nói mang tính dạy dỗ, chỉ đạo, của các nhân vật quyền lực hiện nay.
Không cần nói gay gắt, tức tối, chửi bới cay độc… mà cần tính hài hước, trí tuệ nêu được sự thật. Như vậy, mọi trang mạng (face book) có thể đăng lại một cách an toàn. Bài cần được lan tỏa
Mục tiêu là dân trí, nghĩa là nhằm vào số đông, nhất là những người không vượt được tường lửa để trực tiếp đọc TiengDan
“Và mời các cây bút hài hước, am hiểu, lập luận dễ hiểu… viết bài”
Ai là cây bút hài hước, am hiểu, lập luận dễ hiểu …? Ai hài hước thì không am hiểu . Tính hài hước đến độ ngô nghê đến từ cách lập luận lấp liếm đến buồn cười
“Bố nào cũng nói “phạm tội lần đầu”, chỉ có chó mới tin”
Rất chính xác . Nhưng có cả những kẻ nói mình chưa bao giờ phạm tội … Uh, đa số họ trở thành trí thức đáng kính trọng, còn được tôn là “quốc sư” nữa
‘Tôi biết, tòa “bên ngoài là lý, bên trong là tình”, tình giai cấp, tình đồng chí, ngôn ngữ cửa miệng là “tính nhân văn”, khó kê biên và tịch thu hết tài sản của bị can.’
* CML viết còn hơi thiếu,
nên thêm ‘…tình đồng chí, tình đồng bệnh tương lân…’
– Chỉ có đồng bệnh mới cảm thông nhau dễ dàng và sâu sắc đến thế; thằng nào cũng như thằng nào, bàn tay đều bẩn, ít nhiều như nhau, biết tỏng nó thế mình cũng nhiều lần từng thế, như nó thôi;
chẳng qua nó bị lộ mình thì chưa!
Do đó phải tạo tiền lệ bao dung, kêu án nhẹ để còn mai sau nhỡ chính mình đứng trong vành móng ngựa, sẽ còn có cửa…
Trong Luật hình sự năm 2015 đã bị chế độ sửa đổi 2017, tư pháp VC huỷ bỏ án tử hình cho tội danh hiếp dâm tàn bạo,
là gì nếu không phải ý đồ để đối phó mềm, đáp ứng thực trạng xã hội có quá nhiều ca xâm phạm tiết hạnh phụ nữ trẻ em gái, mà thủ phạm chính là bọn chức quyền gây ra!
Tại sao cấp trên chỉ đạo bỏ án tử hình tội hiếp dâm có gia trọng so với LHS năm 2015?
Là gì nếu không phải để phòng xa con nợn nòng của chính mình, phe mình?
Nhỡ bản thân mình hoặc công tử nhà mình, một ngày u ám nào đó phục rượu kéo một nạn nhân vào nhà trọ…
và lỡ bóp cổ chận tiếng la hét cầu cứu làm nó tắt thở…
thì chạy sao nổi án tử nếu chạm khung hình phạt tội hiếp giết nầy!
Đồng bệnh tương lân là động cơ chính của hiện tượng “công lý” giơ cao đánh khẽ, dùng uyển ngữ trên truyền thông để giảm nhẹ tội lỗi kẻ thủ ác , che đậy tội ác thủ phạm đồng đảng…hàng chục năm nay rồi, là chuẩn bị dư luận để giải thoát cho đồng bọn, hoặc để giảm án ở phiên toà.
Dung dưỡng cán bộ đảng viên vi phạm, tái phạm tội lỗi hình sự là đầy dẫy trong xã hội; dưới chế độ nầy nó đã thành chủ trương!
Là thứ công lý chó má!
Anh Chu Mộng Long, đọc anh mỉm cười he he! Từ đây, Việt Nam mở ra ” thiên lịch sử truyền hình” khuyến khích các quan cứ ăn, cứ táp. Ăn nhiều thật nhiều cũng không sao cả. Nếu lỡ bị phát hiện, nộp lại một ít của nổi…. nhưng con cháu sung sướng cả đời. Luật với pháp, pháp với luật he he… Mấy mươi năm trước tui học ở miền Bắc, khi nhờ ai đó việc gì thường nghe câu hỏi:” tớ được cái gì?”, tui đã mường tượng những ngày như thế này.